Tại Thừa Thiên Huế ngay trong đêm lịch sử 19.12.1946, Thường vụ Tỉnh ủy đã họp phiên mở rộng, quán triệt chủ trương đường lối kháng chiến của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch, đồng thời thông qua kế hoạch tác chiến theo chủ trương của Xứ ủy Trung bộ và Ủy ban Kháng chiến Hành chính Trung bộ.
Đúng 2 giờ 30 phút, ngày 20/12/1946, chiến dịch Huế mở màn. Quân dân ta đã bao vây địch suốt 50 ngày đêm trong thành phố Huế. 50 ngày đêm quân và dân Thừa Thiên Huế chiến đấu anh dũng, ngoan cường, tiêu diệt 250 tên địch, thu và phá huỷ nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh của chúng. Hai lần quân địch phải thả dù quân tăng viện và tiếp tế lương thực, vũ khí cho quân của chúng ở Huế. Điều đó nói lên tình trạng nguy khốn của địch và kết quả tiêu hao, tiêu diệt địch của quân ta. Cùng với nhân dân cả nước, quân và dân Thừa Thiên Huế dưới sự lãnh đạo của Đảng đã viết nên những trang sử hào hùng về lòng dũng cảm, chí khí kiên cường, tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân, cán bộ, đảng viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Bạn đang xem: Năm đầu kháng chiến (từ tháng 12/1946 đến tháng 12/1947)
Đầu tháng 2/1947, cuộc kháng chiến của quân và dân ta gặp vô vàn khó khăn, thử thách. Sau khi chiếm được Huế, thực dân Pháp nhanh chóng triển khai lực lượng đánh chiếm những trọng điểm quan trọng, đánh rộng ra vùng ngoại ô, rồi tràn ra khắp vùng đồng bằng các huyện Hương Thủy, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc.
Ngày 12/3/1947, Thường vụ Tỉnh ủy họp phiên đầu tiên sau ngày thực dân Pháp xâm chiếm toàn Tỉnh. Tháng 3/1947, Thường vụ Tỉnh ủy mở Hội nghị cán bộ Đảng tại làng Nam Dương huyện Quảng Điền dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chí Thanh (Bí thư Tỉnh ủy). Hội nghị kiểm điểm tình hình kháng chiến, rút kinh nghiệm một số thất bại, ra nghị quyết nhấn mạnh sự cần thiết phải ổn định phong trào cách mạng quần chúng, phát động phong trào chiến tranh du kích, chỉ đạo cán bộ kiên cường bám đất bám dân. Hội nghị cũng đã quyết định xây dựng chiến khu tại Hòa Mỹ (Phong Điền).
Ngày 15/4/1947, Pháp lập nên chính quyền bù nhìn là Hội đồng Chấp chánh lâm thời Trung Kỳ đặt tại Huế do Trần Văn Lý làm Hội trưởng.
Xem thêm : Lập pháp – Hành pháp – Tư pháp là gì? Sự phối hợp giữa 3 cơ quan?
Từ sau Hội nghị Nam Dương (3/1947), phong trào kháng chiến của quân và dân Thừa Thiên Huế dần dần đi vào quy củ và ổn định. Các cơ sở Đảng ở địa phương và các huyện trong tỉnh dần dần được khôi phục, làm nòng cốt cho hoạt động chiến tranh du kích.
Thắng lợi của trận Võ Xá (tháng 3-1947)
Ngày 24/3/1947 trung đoàn chủ lực Trần Cao Vân của ta tổ chức đánh đồn Hộ Thành thắng lợi, sau đó tiếp tục đột kích đồn Đất đỏ (29/3/1947). Ở phía Nam tỉnh các đội cảm tử quân của hai huyện Hương Thủy và Phú Vang tấn công tập kích vào đồn Sư Lỗ giành thắng lợi ngay giữa đồng bằng. Ngày 5/7/1947, lực lượng vũ trang Hương Thủy phối hợp với tiểu đoàn 18 trung đoàn Trần Cao Vân phục kích quân địch đi càn ở Võ Xá, diệt 33 tên, bắt 16 tên, thu nhiều vũ khí. Ngày 15/7/1947 quân ta tiếp tục thắng trận Mỹ Chánh.
Tháng 9 năm 1947 tại chiến khu Hoà Mỹ, Hội nghị cán bộ Đảng bộ Thừa Thiên Huế họp bàn vấn đề xây dựng cơ sở Đảng. Nội dung chủ yếu là kiểm điểm tình hình công tác Đảng bộ từ sau Hội nghị tháng 3 năm 1947, thảo luận chỉ thị nghị quyết Trung ương và Khu uỷ, xác định chương trình hành động và bầu lại BCH Đảng bộ tỉnh.
Trên chiến trường cả nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng từ cuối năm 1947 đã dần dần đi vào thế ổn định, phòng trào kháng chiến bắt đầu phát triển, cơ sở Đảng được củng cố, chiến tranh du kích và lực lượng vũ trang có điều kiện chủ động đánh địch và chặn đứng thế tiến công của chúng.
Xem thêm : 3 Cách uống nước đậu đen giảm cân hiệu quả tại nhà
Theo Địa chí Thừa Thiên Huế – Phần Lịch sử
(Nhà Xuất bản Khoa học xã hội – năm 2005)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp