Nếu như trước đây Testerpro đã có bài viết về cơ sở dữ liệu, thì hệ quản trị cơ sở dữ liệu lại là một khái niệm tương đối khác. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Và cùng phân tích tính năng, đặc điểm của hệ thống này.
- Nên dùng dầu xả mấy lần 1 tuần cho nam?
- Giá heo hơi hôm nay 27/10: Miền Bắc tiếp tục tăng mạnh
- Một số vấn đề về nhận diện bản chất của chủ nghĩa tư bản trong thời đại mới, góp phần củng cố vững chắc định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay – Media story – Tạp chí Cộng sản
- Sơ yếu lý lịch quá 1 năm có đi xin việc được không?
1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì?
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hay còn gọi là Database Management System. Hệ thống này cho phép tạo lập các cơ sở dữ liệu con, đồng thời bên cạnh đó cho phép truy cập đến từng cơ sở ở bên trong. Các hành động quản lý này bao gồm chỉnh sửa, xóa, lưu thông tin và tìm kiếm (truy xuất thông tin) trong một nhóm dữ liệu nhất định. Hay chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản hơn đó là hệ quản trị cơ sở dữ liệu là hệ thống tự động giúp người dùng có thể kiểm soát được các thông tin, tạo, cập nhật và duy trì các cơ sở dữ liệu
Bạn đang xem: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Phân loại, tính năng và đặc điểm.
2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu cung cấp các công cụ nhằm mục đích gì
Hiện nay chúng ta có thể khẳng định hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng trong việc xử lý, lưu trữ và kiểm soát tất cả những dữ liệu đơn lẻ, mang lại hiệu suất cao nhất cho người dùng. Chức năng và mục đích của hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì?
Hệ thống này tạo môi trường để tạo lập các thao tác với dữ liệu thông qua ngôn ngữ, định nghĩa về dữ liệu liên quan để nhằm mục đích khai báo dữ liệu, định dạng cấu trúc của dữ liệu.
Nhờ có hệ thống quản trị này mà người dùng có thể cập nhật, khai thác dữ liệu dễ dàng hơn. Ta có thể dùng ngôn ngữ dữ liệu để thực hiện nhập, xóa, sửa hay tìm kiếm, truy vấn dữ liệu.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu giúp ta có thể dễ dàng thực hiện kiểm soát và điều khiển các truy vấn vào cơ sở dữ liệu của bạn. Với một số quy chuẩn như là luôn đảm bảo tính bảo mật, và ngăn chặn kịp thời những trường hợp truy cập xấu. Đảm bảo tính nhất quán của các dữ liệu, xây dựng và tổ chức điều khiển các truy cập vào dữ liệu. Liên tục cập nhật, sửa lỗi và khôi phục các cơ sở dữ liệu một cách kịp thời.
3. Cấu trúc của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Kiến trúc của hệ quản trị cơ sở dữ liệu điển hình gồm có: dữ liệu, siêu dữ liệu, bộ quản lý lưu trữ, bộ quản trị giao dịch.
3.1. Các thao tác với hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Nằm ở phần đỉnh có kiến trúc dữ liệu, các thao tác chính hoạt động trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu bao gồm:
- Các truy vấn:
Là những hỏi đáp, yêu cầu dữ liệu có trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Các truy vấn được hình thành từ hai cách. Cách thứ nhất là thông qua giao diện truy vấn chung. Thứ hai đó là thông qua giao diện chương trình ứng dụng chung. Chẳng hạn như google là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu chung thì người dùng có thể truy vấn trực tiếp trên google hay các website trực thuộc google
- Các thay đổi trong sơ đồ dữ liệu:
Là những thay đổi của người quản trị cơ sở dữ liệu, bao gồm cả những thay đổi về sơ đồ, cấu trúc hệ thống hoặc tạo một cơ sở dữ liệu mới.
- Các cập nhật dữ liệu:
Xem thêm : Tìm hiểu chi tiết mục đích của việc bảo vệ môi trường
Các thao tác xóa, sửa dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.
3.2. Bộ xử lý câu hỏi
Nhiệm vụ chính của bộ xử lý câu hỏi là tiếp nhận các thao tác với hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Sau đó tìm ra cách phát lệnh đối với bộ quản lý lưu trữ để thực hiện thao tác đó.
3.3. Bộ quản lý lưu trữ
Có nhiệm vụ lấy các thông tin mà hệ thống yêu cầu rồi trực tiếp sửa đổi với cơ sở dữ liệu này.
3.4. Bộ quản trị giao dịch
Bao gồm cả bộ xử lý câu hỏi và bộ quản lý lưu trữ. Bộ quản trị giao dịch có nhiệm vụ các bảo các thao tác được thực hiện đúng mà không làm mất dữ liệu. Kể cả khi hệ thống xảy ra lỗi.
3.5. Dữ liệu, siêu dữ liệu
Nằm ở đấy cấu trúc của hệ quản trị cơ sở dữ liệu và là thành phần chính của một hệ quản trị CSDL. Nó bao gồm dữ liệu được lưu trong cơ sở dữ liệu và các siêu dữ liệu nằm trong thông tin cấu trúc của CSDL.
4. Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quen thuộc
4.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu sql
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu sql được sử dụng nhiều để tương tác giữa người dùng và dữ liệu. Dữ liệu sql này được ứng dụng rất nhiều trong thiết kế website.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu sql có độ tương thích rất cao với các sản phẩm của Microsoft, nó hoạt động dựa trên máy chủ cục bộ hoặc các cloud server. Thậm chí là cả hai loại máy chủ trong cùng một thời điểm. Ưu điểm của hệ quản trị cơ sở dữ liệu sql là tính ổn định và tốc độ nhanh chóng.Ngược lại hệ thống này khá tiêu tốn tài nguyên và có vài trường hợp đã gặp sự cố khi nhập dữ liệu.
4.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu mySQL
MySQL là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quen thuộc hay dùng cho các web app. Nó có nhiều công cụ lưu trữ sẵn có và được dùng miễn phí. Giao diện của MySQL dễ dùng và khi xử lý dữ liệu thì không bị hao hụt tài nguyên.
Nhược điểm của hệ quản trị mySQL là bạn sẽ phải thao tác nhiều hơn các hệ QTCSDL khác. Ngoài ra, một số tính năng sẽ mất phí nếu muốn dùng.
4.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu oracle
Oracle là một hệ quản trị dữ liệu do chính Oracle corporation – nhà cung cấp hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu được đánh giá cao nhất. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle giúp quản trị dữ liệu trên máy tính nhanh gọn, tiết kiệm và vô cùng linh hoạt.
Xem thêm : Trẻ em có nên uống nước dừa?
Oracle mang đến một hệ quản trị dữ liệu không quan hệ linh hoạt cao. Nó được ứng dụng nhiều nhất cho các kho dữ liệu có nhu cầu lưu trữ lớn. Tốc độ truy vấn nhanh và chính xác. Rào cản lớn nhất của hệ QTCSDL này là nó chưa tương thích với ứng dụng của Microsoft.
Tuy nhiên với việc sử dụng ngôn ngữ lập trình Java nên việc tiếp cận với hệ quản trị này là tương đối khó khăn, đồng thời chi phí bản quyền của hệ quản trị Oracle khá cao.
4.4. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu nosql
Nếu như cả 3 hệ quản trị cơ sở dữ liệu ở trên đều là hệ quản trị quan hệ thì nosql là hệ quản trị không quan hệ nhưng vẫn có tính linh hoạt cao. Nó được ứng dụng nhiều nhất cho các kho dữ liệu có nhu cầu lưu trữ lớn.
Khác với hệ quản trị cơ sở dữ liệu sql phân tán theo chiều dọc. Thì nosql cho phép phân tán dữ liệu theo chiều ngang trên nhiều server.
Vì là hệ quản trị không quan hệ nên tốc độ của nosql rất nhanh dễ dàng hơn với hệ thống dữ liệu lớn.
>>> Bạn đã biết: Phân biệt NoSQL và SQL? Khi nào nên sử dụng NoSQL và SQL
4.5. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MongoDB
MongoDB được ứng dụng nhiều nhất để kết nối cơ sở dữ liệu với các ứng dụng. Nó được thiết kế để xử lý các dữ liệu có biến đổi hoặc không biết đổi. Ngay cả khi công cụ CSDL gặp khó khăn thì MongoDB vẫn hoạt động dễ dàng. Nhược điểm của MongoDB là nó cần nhiều thời gian để thiết lập. Ngoài ra ngôn ngữ SQL cũng không khả dụng để truy vấn.
5. Bảng thống kê hệ quản trị cơ sở dữ liệu tốt nhất
Dưới đây là danh sách hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay:
6. Lời kết
Trên đây là tổng hợp kiến thức về hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Hy vọng bạn đã có hiểu biết rõ nhất về thuật ngữ này. Đồng thời phân biệt được cơ sở dữ liệu và hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp