Thành phần kinh tế nào sau đây giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?

Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Vậy Thành phần kinh tế nào sau đây giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?

Câu hỏi: Thành phần kinh tế nào sau đây giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?

A. Thành phần kinh tế nhà nước

B. Thành phần kinh tế tập thể

C. Thành phần kinh tế tư nhân

D. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Đáp án đúng là đáp án A: Thành phần kinh tế nhà nước là thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta.

Lý giải việc chọn đáp án A là đáp án đúng:

Các thành phần kinh tế ở nước ta:

– Kinh tế nhà nước:

Hình thức sở hữu nhà nước;

Bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước, quỹ dự trữ quốc gia, quỹ bảo hiểm nhà nước, các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào sản xuất kinh doanh.

Giữ vai trò chủ đạo, nắm giữ các vị trí, lĩnh vực then chốt, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

– Kinh tế tập thể:

Hình thức sở hữu tập thể

Bao gồm: nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà hợp tác xã là nòng cốt.

Xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ và có sự giúp dỡ của nhà nước.

Kinh tế tập thể cùng kinh tế nhà nước hợp thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

– Kinh tế tư nhân:

Hình thức sở hữu tư nhân

Bao gồm: kinh tế cá thể, tiểu chủ (được nhà nước khuyến khích phát triển), kinh tế tư bản tư nhân (cần được khuyến khích phát triển trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm).

Kinh tế tư nhân đóng vai trò là động lực của nền kinh tế.

– Kinh tế tư bản nhà nước:

Hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân hoặc tư bản nước ngoài.

Các hình thức hợp tác: hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh…

Có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý, là giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay.

Giữ vai trò là cấu nối đưa sản xuất nhỏ, lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua tư bản chủ nghĩa.

– Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:

Hình thức sở hữu vốn của nước ngoài

Quy mô lớn, trình độ quản lý hiện đại, công nghệ cao, đa dạng về đối tác, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Phát triển theo hướng sản xuất, kinh doanh để xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng – xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm việc làm.

Cần tạo điều kiện thuận lợi, cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để phát triển rộng rãi các đối tác, thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế nước ta tăng trưởng và phát triển.