Theo Luật sư tư vấn Luật Doanh nghiệp, thành viên công ty hợp danh không có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân trừ trường hợp các thành viên hợp danh khác chấp thuận
Tôi là một thành viên công ty Hợp danh kinh doanh trong lĩnh vực môi giới chứng khoán. Do muốn thực hiện thêm đam mê kinh doanh, tôi muốn mở thêm một công ty môi giới bất động sản, nhưng không muốn góp vốn với ai và tự mình kinh doanh nên loại hình công ty tôi muốn thành lập là doanh nghiệp tư nhân.
Vậy theo luật sư, tôi có được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật hiện hành hay không?
Bạn đang xem: Thành viên công ty hợp danh có được quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân không
Cảm ơn bạn đã tin tưởng công ty luật Thái An, luật sư chuyên tư vấn trong lĩnh vực luật doanh nghiệp xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Xem thêm : Sự phát triển của thai nhi tuần 22
Căn cứ Điều 175, Luật doanh nghiệp 2014 về những hạn chế đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh, trong đó thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp có sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Theo đó thành viên hợp danh sẽ không được làm chủ một doanh nghiệp tư nhân khác nếu không được thành viên hợp danh khác đồng ý. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành chủ của một doanh nghiệp tư nhân thì phải thuyết phục các thành viên hợp danh khác trong công ty đồng ý.
Hạn chế này bắt nguồn từ quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh. Bản chất công ty hợp danh là một công ty đối nhân, thường quan hệ giữa các thành viên hợp danh trong công ty rất khăng khít, hơn thế nữa, quyền và nghĩa vụ của thành viên này sẽ ảnh hướng lớn đến quyền và nghĩa vụ của thành viên khác. Tất cả các thành viên hợp danh đều phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ty chứ không phải trong phạm vi số vốn góp.
Trong khi đó, căn cứ Điều 183, Luật doanh nghiệp 2014, chủ doanh nghiệp tư nhân cũng phải chịu trách nhiệm vô hạn với các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình.
Xem thêm : Thuốc ginkgo natto có tốt không?
Cùng một người thì không thể mang tài sản của mình chịu trách nhiệm vô hạn trong hai công ty. Nếu như trong trường hợp công ty hợp danh phá sản, các thành viên hợp danh sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với nghĩa vụ của công ty. Nếu như, thành viên hợp danh đã mang toàn bộ tài sản để thực hiện nghĩa vụ cho công ty hợp danh rồi thì tài sản đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ cho doanh nghiệp tư nhân sẽ không còn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp tư nhân phá sản, thành viên hợp danh của công ty hợp danh mang toàn bộ tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ tài sản cho doanh nghiệp tư nhân mà họ làm chủ, thì sẽ ảnh hưởng đến nghĩa vụ của các thành viên khác trong công ty hợp danh.
Tuy nhiên, pháp luật luôn quy định tôn trọng quyền quyết định của các thành viên. Nếu các thành viên hợp danh khác cảm thấy quyền và nghĩa vụ của mình không bị đe dọa bởi một thành viên hợp danh của công ty thành lập doanh nghiệp tư nhân thì có thể đồng ý và phải chịu trách nhiệm với sự đồng ý của mình nếu trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
Trên đây là tư vấn của luật sư về vấn đề bạn quan tâm.
-> Hãy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được hỗ trợ kịp thời!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp