Thẻ bảo hiểm y tế là căn cứ quan trọng để người dân thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT), thẻ BHYT hết hạn sẽ không còn hiệu lực thanh toán hưởng các quyền lợi BHYT. Vậy thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế hết hạn như thế nào?
- Xanh hy vọng là Màu của năm 2022
- Sườn non chay làm bằng gì? Món ngon hấp dẫn từ sườn non chay
- Trào lưu triết học ánh sáng là gì?
- Biển số xe 74 là của tỉnh nào?
- Theo quan điểm duy vật lịch sử, cái gì đóng vai trò là cơ sở nền tảng của đời sống xã hội? Tại sao? Quan niệm đó của chủ nghĩa duy vật lịch sử có ý nghĩa phương pháp luận gì?
1. Quy định về hạn sử dụng của thẻ BHYT
Trước khi nắm được thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế hết hạn người tham gia cần nắm được quy định về hạn sử dụng của thẻ BHYT. Sau khi xác định rõ thẻ hết hạn thì người tham gia sẽ làm các thủ tục đổi thẻ.
Bạn đang xem: Thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế hết hạn như thế nào?
1.1 Không ghi hạn sử dụng trên thẻ BHYT mới
Ở mẫu thẻ BHYT cũ có ghi cụ thể về thời hạn sử dụng của thẻ BHYT. Tuy nhiên, từ 01/8/2017 trên thẻ BHYT không ghi thời điểm hết hạn sử dụng mà chỉ ghi thời điểm bắt đầu có giá trị sử dụng (hướng dẫn tại Công văn 3340/BHXH-ST).
Mặt khác, tại Quyết định 1666/QĐ-BHXH về việc ban hành mẫu thẻ BHYT mới từ 01/4/2021, mẫu mới này cũng chỉ ghi nhận thời điểm thẻ BHYT bắt đầu có giá trị sử dụng. Theo đó, nhiều trường hợp thẻ BHYT sẽ được tự động gia hạn, và một số các trường hợp khác sẽ được cấp thẻ mới.
1.2 Quy định hạn sử dụng của thẻ BHYT
Vậy làm sao có thể xác định được thẻ BHYT hết hạn sử dụng? Tại Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH đã chỉ rõ cách xác định thời hạn sử dụng của thẻ BHYT của từng đối tượng tham gia BHYT như sau:
(1) Trẻ em dưới 6 tuổi:
- Trường hợp sinh trước ngày 30/9 thì hạn sử dụng của thẻ BHYT đến hết ngày 30/9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;
- Trường hợp sinh sau ngày 30/9 thì hạn sử dụng của thẻ BHYT đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.
(2) Học sinh, sinh viên
Xem thêm : Tư thế ngồi sau khi bị rạch tầng sinh môn, tránh gây ảnh hưởng
Đối với học sinh, sinh viên: Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông: Thẻ BHYT được cấp hằng năm trong đó:
- Học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01/10 năm đầu tiên của cấp tiểu học;
- Học sinh lớp 12: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm đó.
Học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học:
- Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng;
- Học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.
(3) Đối tượng được hỗ trợ
- Người hưởng trợ cấp thất nghiệp: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền đến khi không còn là đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến khi không còn thuộc nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp.
- Người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn/ đặc biệt khó khăn; người sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; người thuộc hộ gia đình cận nghèo mà được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày không còn trong danh sách theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại Quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày không còn trong danh sách theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Người hiến bộ phận cơ thể: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.
(4) Người lao động
- Đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng: Thẻ BHYT có giá trị kể từ ngày đóng BHYT đến hết tháng mà đơn vị sử dụng lao động báo giảm lao động.
(5) Đối với các đối tượng khác
- Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày đóng tiền BHYT.
- Nếu tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 03 tháng trở lên thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày nộp tiền đóng BHYT.
2. Thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế hết hạn
Trường hợp đổi thẻ BHYT chủ yếu thuộc về những đối tượng tham gia BHYT theo hình thức BHYT hộ gia đình. Thủ tục tham gia BHYT như sau:
2.1 Đổi thẻ bảo hiểm y tế hết hạn hình thức trực tiếp
Thủ tục đổi thẻ BHYT hết hạn trực tiếp như sau:
- Người tham gia cầm căn cước công dân tới Đại lý thu BHXH, BHYT hoặc cơ quan BHXH gần nhất làm thủ tục đổi thẻ
- Người tham gia cung cấp mã thẻ BHYT cũ cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ
- Nộp tiền đóng BHYT
- Chờ nhận thẻ BHYT mới
Thời gian cấp lại, đổi thẻ BHYT:
- Trường hợp thay đổi thông tin: Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp không thay đổi thông tin hoặc người tham gia đang điều trị tại các cơ sở Khám chữa bệnh: trả trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2.2 Thủ tục đổi thẻ BHYT hết hạn online
Trong trường hợp người tham gia BHYT hộ gia đình không có điều kiện trực tiếp tới Đại lý thu BHXH, BHYT hoặc cơ quan BHXH, có thể đóng tiền gia hạn thẻ BHYT trực tuyến thông qua cổng dịch vụ công hoặc thông qua ứng dụng VssID. Khi gia hạn thẻ BHYT thành công thẻ BHYT có thể tiếp tục sử dụng mà không cần đổi sang thẻ khác. Để kiểm tra kết quả gia hạn thẻ BHYT người tham gia có thể tra cứu theo các cách sau:
Cách 1: Truy cập vào cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam TẠI ĐÂY sau đó nhập thông tin tra cứu để tra cứu.
Cách 2: Gọi điện đến tổng đài chăm sóc khách hàng 1900.9068 của BHXH Việt Nam để được tổng đài hỗ trợ tra cứu.
Cách 3: Tra cứu ngay trên ứng dụng VssID
Như vậy, nếu thẻ BHYT hết hạn người tham gia cần lưu ý có thể đổi thẻ bảo hiểm y tế mới hoặc gia hạn thẻ BHYT (trường hợp thông tin thẻ BHYT không thay đổi). Hiện nay người tham gia BHYT có thể sử dụng căn cước công dân gắn chip đã đồng bộ thông tin hoặc hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID thay cho thẻ BHYT điều này tạo thuận lợi cho người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT
Baohiemxahoidientu.edu.vn Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên đây có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề đang gặp phải.
- Thủ tục chuyển tuyến bảo hiểm y tế như thế nào?
- Nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm y tế không?
- Người lao động sinh mổ có được hưởng BHYT không?
- Thủ tục thanh toán bảo hiểm y tế thai sản như thế nào?
- Thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế hết hạn như thế nào?
- Mất thẻ bảo hiểm y tế học sinh thì xử lý như thế nào?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp