1. Chiếm đoạt tài sản là gì?
Chiếm đoạt tài sản là hành vi phạm tội trong đó một người lấy trộm, cướp hoặc lừa đảo để lấy cắp tài sản của người khác mà không có sự cho phép hoặc đồng ý của họ. Hành vi này thường bao gồm việc lấy cắp tài sản cá nhân, tiền bạc hoặc tài sản khác mà người đó không phải là chủ sở hữu hợp pháp. Chiếm đoạt tài sản có thể bị xem là một tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật pháp của từng quốc gia. Hình phạt cho hành vi chiếm đoạt tài sản có thể bao gồm tiền phạt, tù chung thân hoặc tù án tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm và luật pháp của quốc gia đó.
2. Tội chiếm đoạt tài sản là gì?
Chiếm đoạt tài sản là một hành vi của các chủ thể nhằm mục đích cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lí của người khác vào phạm vi sở hữu của chính bản thân mình.
Bạn đang xem: Chiếm đoạt tài sản là gì? Quy định về tội chiếm đoạt tài sản?
Ta thấy rằng, chiếm đoạt được hiểu cơ bản là quá trình mà các chủ thể vừa làm cho chủ tài sản mất hẳn tài sản (chủ tài sản sẽ mất khả năng thực tế thực hiện quyền sở hữu của mình) vừa để tạo cho chủ thể là người chiếm đoạt có được tài sản đó (người chiếm đoạt có khả năng thực tế thực hiện việc chiếm hữu, việc sử dụng và việc định đoạt tài sản).
Đối tượng của hành vi chiếm đoạt tài sản này chỉ có thể là tài sản còn trong sự chiếm hữu, sự quản lí của các chủ thể là chủ tài sản. Chiếm đoạt tài sản là một dấu hiệu cho phép các chủ thể có thể phân biệt hành vi chiếm đoạt với hành vi chiếm giữ trái phép. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt tài sản là tài sản đã thoát khỏi sự chiếm hữu, sự quản lí của các chủ thể là chủ tài sản hoặc là tài sản chưa có người quản lí. Lỗi của người có hành vi chiếm đoạt là lỗi cố ý. Người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản biết tài sản chiếm đoạt là tài sản đang có người quản lí nhưng đối tượng này vẫn mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình. Trong trường hợp người đó có sự nhầm tưởng là tài sản của mình hoặc là tài sản không có người quản lí thì đều không phải là trường hợp chiếm đoạt.
Hành vi chiếm đoạt tài sản coi là bắt đầu khi chủ thể là người chiếm đoạt bắt đầu thực hiện việc làm mất khả năng chiếm hữu của chủ tài sản để nhằm mục đích có thể tạo khả năng đó cho mình. Hành vi chiếm đoạt tài sản này hoàn thành khi người chiếm đoạt đã làm chủ được tài sản chiếm đoạt (đã chiếm đoạt được tài sản đó).
3. Đặc điểm của chiếm đoạt tài sản:
Các đặc điểm của chiếm đoạt tài sản đó là:
– Về mặt khách quan, hành vi chiếm đoạt tài sản đó là hành vi làm cho chủ thể là chủ tài sản sẽ bị mất khả năng thực tế thực hiện quyền sử dụng, quyền định đoạt, quyền chiếm hữu đối với tài sản của mình, cụ thể đó là: chủ tài sản sẽ không thực hiện việc hoàn trả tài sản, chuyển dịch quyền sở hữu tài sản trái pháp luật, chủ sở hữu sẽ bị mất vĩnh viễn quyền hợp pháp của mình đối với tài sản đó, một bên khác đã thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của người khác như của chính mình.
– Đối tượng chiếm đoạt: đối tượng chiếm đoạt tài sản đó là tài sản và quyền tài sản. Ở trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, tài sản bị chiếm đoạt có thể là vốn dưới hình thức tiền tệ ( tiền Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ), trong một số trường hợp cụ thể thì sẽ có thể là quyền tài sản: các công cụ thanh toán (cụ thể như là: ngân phiếu thanh toán, séc hoặc các giấy tờ có giá bằng tiền). Các tài sản, quyền tài sản được nêu cụ thể này sẽ đều cần phải có thực, các loại tài sản này sẽ thuộc sở hữu của người bị chiếm đoạt và chủ sở hữu không từ chối quyền sở hữu đối với tài sản.
– Về mặt chủ quan, lỗi của người thực hiện hành vi chiếm đoạt là lỗi cố ý trực tiếp và mục đích chính đó là để nhằm tư lợi cho bản thân.
4. Quy định về các loại tội phạm chiếm đoạt tài sản:
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã đưa ra các quy định cụ thể về một số loại tội phạm mà một trong những dấu hiệu cấu thành nên tội phạm đó chính là hành vi chiếm đoạt tài sản. Căn cứ vào từng tội phạm cụ thể mà Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định căn cứ theo tính chất, dấu hiệu của hành vi mà chủ thể là người phạm tội thực hiện để từ đó làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với loại tội phạm đó.
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, ta thấy rằng, hành vi chiếm đoạt tài sản là một trong những dấu hiệu cấu thành nên các tội bao gồm các tội sau: tội cướp tài sản (Điều 168), tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169), tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170), tội cướp giật tài sản (Điều 171), tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172), tội trộm cắp tài sản (Điều 173), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) và tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản (Điều 175).
– Chiếm đoạt tài sản cấu thành tội cướp tài sản:
Một chủ thể khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác thì chủ thể đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cướp tài sản khi người đó “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được” (theo quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).
Đối với tội cướp tài sản, chủ thể là người thực hiện hành vi phạm tội khi đã có hành vi chứa đầy đủ các dấu hiệu để cấu thành tội phạm thì chủ thể này đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản mà không căn cứ vào việc chủ thể đó đã chiếm đoạt được tài sản đó hay chưa hay giá trị tài sản bị cướp là bao nhiêu.
– Chiếm đoạt tài sản cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản:
Khoản 1 Điều 169 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: “Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Theo quy định được nêu bên trên, ta thấy rằng, một người với lý do là để chiếm đoạt tài sản đã thực hiện hành vi bắt cóc người khác để người đó làm con tin thì có dấu hiệu để cấu thành nên tội bắt cóc nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thì hành vi bắt cóc người làm con tin là đặc trưng cơ bản để nhằm mục đích giúp các chủ thể có thể xác định được loại tội danh này.
– Chiếm đoạt tài sản cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản:
Xem thêm : (Cập nhật) Giá vàng hôm nay tại Nha Trang mới nhất 02/02/2024
Tội cưỡng đoạt được quy định tại Khoản 1 Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có nội dung như sau: “Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Ta nhận thấy, đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản đó chính là người phạm tội thực hiện hành vi đe dọa, uy hiếp tinh thần của người khác khiến cho họ sợ hãi và chủ thể này sẽ phải giao tài sản cho người phạm tội.
– Chiếm đoạt tài sản cấu thành tội cướp giật tài sản:
Khoản 1 Điều 171 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có nội dung như sau: “Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Đặc điểm nổi bật của tội cướp giật tài sản đó là người phạm tội lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản để nhằm mục đích để có thể giật lấy tài sản một cách nhanh chóng mà chủ thể là người quản lý khó có thể giữ được hoặc giằng lại được. Tính chất công khai của hành vi cướp giật tài sản thể hiện ở chỗ chủ thể là người phạm tội không có ý định giấu diếm đi hành vi phạm tội của mình.
– Chiếm đoạt tài sản cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:
Khoản 1 Điều 172 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có nội dung như sau:
“1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.”
Từ quy định được nêu cụ thể bên trên có thể thấy đặc điểm nổi bật của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản đó là người phạm tội ngang nhiên lấy tài sản của người khác một cách công khai, với thủ đoạn đó là lợi dụng sơ hở của người đó hoặc chủ thể đó cũng có thể lợi dụng vào các hoàn cảnh khách quan khác cụ thể như thiên tai, hỏa hoạn để lấy đi tài sản.
Người quản lý và chủ sở hữu tài sản khi bị chiếm đoạt tài sản thì sẽ không thể làm gì để có thể ngăn cản hành vi đó hoặc nếu có thì biện pháp ngăn cản đó cũng không thể nào đem lại hiệu quả, tài sản vẫn bị người phạm tội lấy đi một cách công khai.
– Chiếm đoạt tài sản cấu thành tội trộm cắp tài sản:
Tội trộm cắp theo quy định tại Khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có nội dung như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.”
Đặc điểm nổi bật của tội trộm cắp tài sản đó chính là chủ thể là người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản một cách lén lút mà chủ thể là chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết rằng bản thân mình bị mất tài sản tại thời điểm tài sản bị lấy đi. Tính chất lén lút (bí mật) của hành vi trộm cắp tài sản được thể hiện ở chỗ người phạm tội muốn che dấu đi hành vi phạm tội của mình.
– Chiếm đoạt tài sản cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Một người bằng thủ đoạn gian dối để thực hiện chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, dấu hiệu nhận biết đối với hành vi chiếm đoạt tài sản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản này đó chính là thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối được nêu cụ thể ở đây có thể được thể hiện bằng nhiều hành vi và cách thức khác nhau nhằm mục đích chính là để có thể đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đối với tài sản bị chiếm đoạt. Gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chính là đặc trưng cơ bản của tội này nhưng nó lại không phải là dấu hiệu duy nhất của tội phạm.
Tham khảo quy định về: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015
– Chiếm đoạt tài sản cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có nội dung như sau:
“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác […] thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”
Theo quy định được nêu cụ thể bên trên, hành vi chiếm đoạt tài sản bị truy cứu về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi có các đặc điểm cụ thể như sau: Việc chuyển giao tài sản từ chủ thể là người bị hại sang người phạm tội xuất phát từ một giao dịch (hợp đồng) hợp pháp như vay, mượn, thuê tài sản. Sau khi người phạm tội đã nhận được tài sản, người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối để có thể thực hiện việc chiếm đoạt tài sản đó.
Trong trường hợp chủ thể là người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối nhưng chủ thể đó lại bỏ trốn mà sau khi đã nhận tài sản một cách hợp pháp với mục đích không thanh toán, không trả lại tài sản cho chủ thể là chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản thì cũng là hành vi lạm dụng tín nhiệm để nhằm mục đích thực hiện chiếm đoạt tài sản.
Đối với trường hợp chủ thể là người phạm tội không có hành vi gian dối, không bỏ trốn để nhằm có thể chiếm đoạt tài sản nhưng lại dùng tài sản nhận từ chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản một cách hợp pháp vào mục đích bất hợp pháp và việc đó dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì chủ thể đó cũng bị coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp