Diễn biến hòa bình là gì? Các thủ đoạn của chiến lược diễn biến hòa bình hiện nay? Cần làm gì để chống lại chiến lược “nguy hiểm” này.
Diễn biến hòa bình là gì?
Theo giải thích của Wikipedia, diễn biến hòa bình là khái niệm để nói về một chiến lược chính trị – ý thức hệ và xã hội của chủ nghĩa tư bản và chính trị cánh hữu nhằm chống lại chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác Lênin và chủ nghĩa cộng sản. Đó là một quá trình diễn biến lâu dài, âm thầm, không đổ máu và yên lặng, nhưng sẽ dẫn đến sự loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và ý thức hệ của nó ở tại các nước xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, khái niệm này cũng được dùng để chỉ sự âm thầm can thiệp của một nước phương Tây vào tình hình chính trị nội bộ của một nước đối thủ…
Bạn đang xem: Diễn biến hòa bình là gì? Thủ đoạn của chiến lược diễn biến hòa bình
Thời kỳ Chiến tranh Lạnh bởi John Foster Dulles, ngoại trưởng Hoa Kỳ trong những năm 1950 được coi là thời kỳ bắt đầu xuất hiện cụm từ “diễn biến hòa bình”, đó là khi nói về chính sách đối phó với Liên Xô. Đặc biệt, sau sự kiện Thiên An Môn, báo chí Trung Quốc càng nhấn mạnh “thủ đoạn diễn biến hoà bình” của phương Tây nhằm đánh đổ các nước xã hội chủ nghĩa.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, các nước xã hội chủ nghĩa trở thành một hệ thống lớn mạnh, trong đó trụ cột là Liên Xô, thành trì vững chắc của phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới. Đây là thời điểm chủ nghĩa đế quốc nhận thấy không thể ngăn chặn được sự phát triển của phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới bằng biện pháp quân sự.
Thời điểm này, chủ nghĩa đế quốc phải thừa nhận đòn tiến công quân sự không thể tiêu diệt được các nước xã hội chủ nghĩa; trong khi đó, xu thế hòa hoãn phát triển là xu hướng chính của thế giới, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng; chủ nghĩa tư bản có bước điều chỉnh, thích nghi, giành nhiều thành tựu về kinh tế, khoa học-công nghệ, đạt được sự ổn định và có mặt phát triển. Trước tình hình này, chủ nghĩa đế quốc nhận thấy có thể thực hiện một cuộc tấn công “hòa bình” ngay trong lòng chủ nghĩa xã hội với mục đích làm sụp đổ các nước xã hội chủ nghĩa, phương thức mới này được gọi là “diễn biến hòa bình” hay “chuyển hóa hòa bình”.
Tuy nhiên, phải đến những năm 80 của thế kỷ 20, chủ nghĩa đế quốc mới nâng “diễn biến hòa bình” thành chiến lược toàn diện. Kể từ thời gian này, diễn biễn hòa bình được nâng lên và dùng chiến lược này làm mũi tiến công chủ yếu chống lại chủ nghĩa xã hội, nhằm thủ tiêu chủ nghĩa xã hội hiện thực, xóa bỏ các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
Các thủ đoạn của chiến lược diễn biến hòa bình
Quá trình hình thành và phát triển, chiến lược “Diễn biến hòa bình” đã thể hiện sự nguy hiểm, trước hết qua kết quả làm sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
Một số thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hòa bình” có thể kể tới như sau:
– Tiếp tục phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chính là nền tảng tư tưởng của Đảng, việc phủ nhận có thể làm chuyển hóa ý thức hệ, khiến nhân dân xa rời lập trường giai cấp.
Việc thay đổi ý thức hệ dẫn đến thay đổi chế độ là con đường ngắn nhất, nhanh nhất, ít tốn kém nhất. Vì vậy, các thế lực thù địch tập trung công kích chủ nghĩa Mác-Lênin, bôi xấu học thuyết chuyên chính vô sản, tuyên truyền “Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước chuyên chế” “Nhà nước cực quyền”.
Thông qua sự sụp đổ của Liên Xô, chúng cho rằng chủ nghĩa Mác Lê nin đã bộc lộ sai lầm; không thích hợp với Việt Nam, là sự ngộ nhận, là xa xỉ đối với một quốc gia 90% là nông nghiệp.
Các thế lực thù địch đã đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nghĩa là xóa bỏ cơ sở pháp lý về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội.
– Lợi dụng những thiếu sót từ nội bộ Đảng, từ những cá nhân cá biệt để hạ bệ uy tín của Đảng, mất hiệu lực lãnh đạo, mất đoàn kết dẫn đến tan rã về tổ chức.
Việc phá hoại tổ chức Đảng và cán bộ lãnh đạo Đảng là mục tiêu then chốt để lật đổ chính quyền cơ sở, tiến tới lật đổ hoàn toàn chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì thế, ‘bên ngoài” đã tích cực móc nối với bọn phản động trong nước thu thập thông tin, tập trung vào những sơ hở của Đảng trong việc ban hành đường lối, chủ trương, chính sách, đồng thời, đưa ra những thông tin sai lệch nhằm kích động nhân dân đứng lên đấu tranh nhằm hạ uy tín của Đảng.
Xem thêm : Ăn mì tôm có gây béo không? Calo có trong 1 gói mì tôm?
Tại các địa phương, chúng tìm mọi cách lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội để cho tiền hay kích động nhân dân biểu tình, bạo loạn, đập phá cơ sở hạ tầng gây thiệt hại cho chính quyền; tung tin thất thiệt làm cho nhân dân mất lòng tin đối với Đảng.
– Các thế lực bên ngoài còn dàn dựng, đưa tin bịa đặt về Đảng làm gia tăng các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm cho nội bộ Đảng mất đoàn kết, chia rẽ, giảm sút hiệu lực lãnh đạo, phá vỡ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.
– Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, chia rẽ quân đội với công an: Đối với công an, chúng lợi dụng các vụ việc xử lý vi phạm của công dân trong đời sống hàng ngày, bịa đặt, dựng chuyện nhằm hạ thấp uy tín của công an; xuyên tạc, kích động, gây mâu thuẫn giữa công an với quân đội. Còn đối với quân đội, chúng tuyên truyền, xuyên tạc truyền thống, bản chất cách mạng của quân đội trên các mạng xã hội; lợi dụng không gian mạng biên tập video dạng lồng ghép, cắt xén, bịa đặt, đăng tải nói xấu, xúc phạm danh dự quân đội, làm cho nhân dân mất niềm tin đối với quân đội.
– Chuyển hóa ý thức hệ của học sinh, sinh viên thông qua giáo dục đào tạo. Đối với thủ đoạn này, các tổ chức bên ngoài thường xuyên tổ chức tọa đàm, hội thảo, triển lãm; tham quan các trường đại học danh tiếng, cung cấp học bổng… Trong quá trình đào tạo, sẽ tuyên truyền những “giá trị”, lối sống phương Tây làm cho học sinh, sinh viên nhạt phai lý tưởng, lệch lạc nhận thức chính trị, đối lập quan điểm tư tưởng của Đảng.
– Dựa vào quân bài “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” để đòi ta phải nới lỏng sự kiểm soát đối với các tổ chức xã hội dân sự, trả tự do cho các đối tượng cầm đầu đang bị Nhà nước quản chế.
– Chuyển hoá nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dần dần theo quỹ đạo kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
– Lợi dụng các chính sách dân tộc, tôn giáo của một bộ phận cán bộ để kích động tư tưởng đòi ly khai, tự quyết dân tộc. Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để truyền đạo trái phép để thực hiện âm mưu tôn giáo hoá dân tộc, từng bước gây mất ổn định xã hội và làm chệch hướng chế độ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
– Lợi dụng xu thế mở rộng, hợp tác quốc tế, thực hiện xâm nhập, tăng cường hoạt động tình báo thu thập bí mật quốc gia.
– Các thế lực thù địch tìm mọi cách hạn chế sự mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam đối với các nước lớn trên thế giới, tìm cách ngăn cản những dự án đầu tư quốc tế vào Việt Nam. Đặc biệt, chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam với Lào, Campuchia và các nước xã hội chủ nghĩa, hạ thấp uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Trên đây là một số thủ đoạn trong chiến lược diễn biến hòa bình. Tuy nhiên, các thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp, khó nhận biết. Vì vậy, mọi người đều cần nâng cao cảnh giác góp phần đấu tranh làm thất bại âm mưu của chúng.
Mục đích của chiến lược diễn biến hòa bình là gì?
Cũng theo khái niệm của diễn biến hòa bình, chúng ta cũng biết được âm mưu cơ bản, lâu dài của các thế lực thù địch, cơ hội, là muốn:
– Xoá bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
– Xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
– Xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, đưa nước ta theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Để thực hiện âm mưu đó, chúng tăng cường sử dụng “diễn biến hoà bình”, gây ra những “điểm nóng” – một chiến lược nằm trong hệ thống chiến lược phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc.
Trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, kẻ thù xem tấn công trên mặt trận tư tưởng, văn hoá là “mũi đột phá” nhằm làm tan rã niềm tin đồng thời gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra “những khoảng trống” để từng bước đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập cán bộ, đảng viên và nhân dân dần chuyển hoá, xoá bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
Xem thêm : Kiến thức hữu ích: Kiến bu quần lót là hiện tượng gì? khi nào nên đi khám? [Đà Nẵng, Quảng Nam]
Các thế lực thù địch cũng ra sức sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại, đặc biệt là internet, mạng xã hội nhằm chuyển tải thông tin, các quan điểm sai trái, thù địch và móc nối, tổ chức lực lượng chống đối chế độ xã hội chủ nghĩa.
Làm gì để phòng, chống chiến lược diễn biến hòa bình?
Để phòng, chống chiến lược diễn biến hòa bình, cần thực hiện một số công việc sau:
– Thực hiện các kế hoạch nhằm đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực để không ai có cơ sở xuyên tạc, chống phá. Bởi tệ quan liêu, tham nhũng được kẻ thù lợi dụng để khoét sâu mâu thuẫn nội bộ, kích động nhân dân lao động đứng lên biểu tình chống lại chính quyền địa phương, chống Đảng và Nhà nước ta, gây mất ổn định xã hội. Do đó, việc đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩatrên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế là giải pháp hữu hiệu để giữ vững và thúc đẩy yếu tố bên trong của đất nước luôn ổn định. Đồng thời, việc chống tham nhũng, quan liêu còn giúp đất nước chống lại nguy cơ tụt hậu về kinh tế.
– Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ. Để làm được điều này, cần tuyên truyền, phổ biến để mọi người dân Việt Nam, mọi tổ chức chính trị – xã hội đều nhận thức sâu sắc âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” của kẻ thù.
– Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân: Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, chủ nghĩa đế quốc các thế lực thù địch lợi dụng sự sụp đổ của xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã tấn công quyết liệt vào độc lập chủ quyền của các quốc gia, dân tộc, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, cần đẩy mạnh giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng đất nước, nêu cao tinh thần cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và các thành quả cách mạng.
– Xây dựng cơ sở chính trị – xã hội vững mạnh về mọi mặt: Đây là nhiệm vụ trọng tâm bởi xây dựng cơ sở chính trị – xã hội vững mạnh sẽ bảo đảm cho chế độ xã hội luôn ổn định, phát triển. Việc xây dựng được thể hiện ở việc đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng, mọi miền đất nước; đoàn kết trong Đảng và ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, người trong nước và người đang sinh sống ở nước ngoài…
– Xây dựng, luyện tập các phương án, các tình huống chống “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của địch để không bị động khi xảy ra trên thực tế.
– Phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa để tạo ra cơ sở vật chất, phát triển lực lượng sản xuất và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; đồng thời, là điều kiện để tăng năng suất lao động của xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân lao động, để tạo nên sức mạnh của thế trận “lòng dân”.
Trách nhiệm phòng chống diễn biến hòa bình thế nào?
Với sự “nguy hiểm” của diễn biến hòa bình đã nêu ở trên, phòng chống diễn biến hòa bình và bạo loạn lật đổ không là trách nhiệm riêng lẻ của ai. Với mỗi cá nhân, dù không thể “đao to, búa lớn” nhưng cũng có thể góp phần chốn diễn biến hòa bình bằng cách:
– Trung thành tuyệt đối Chủ nghĩa Mác-Lênin với đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà Nước. Trau dồi và nâng cao ý thức, lối sống và trách nhiệm với xã hội, gia đình và bản thân. Học tập và rèn luyện theo tư tưởng của Hồ Chí Minh về cách mạng Đảng cũng như về sự nghiệp của thanh niên Việt Nam.
– Trung thành tuyệt đối với Đảng và Nhà nước
– Cố gắng học tập thật tốt. Học tập tốt để tạo nên nền móng vững chắc cho những nghiên cứu cũng như sáng kiến cho phát triển đất nước. Trung thực và không lười biếng, nỗ lực cho sự phát triển của bản thân cho xây dựng đất nước mai sau.
Bên cạnh đó, đối với mỗi cán bộ, đảng viên phải có những hành động cụ thể để chống lại âm mưu, hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ cũng như bảo vệ thành quả cách mạng to lớn từ thế hệ đi trước.
Trên đây là giải đáp diễn biến hòa bình là gì? Thủ đoạn của chiến lược diễn biến hòa bình thế nào? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp