Hiện tượng hóa học là gì?

Video thế nào là hiện tượng hóa học

Câu hỏi:

Hiện tượng hóa học là gì?

A. Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

B. Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.

C. Hòa tan muối vào nước.

D. Hòa tan đường vào nước.

Đáp án đúng B.

Hiện tượng hóa học là Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, ví dụ như đốt cháy lưu huỳnh trong không khí được chất có mùi hắc là lưu huỳnh đioxit, cồn cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước, khung sắt cửa sổ, cánh cửa bị hoen gỉ.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B

– Hiện tượng hóa học là Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, cơ thể của con người được tạo thành từ các hợp chất hóa học. Nó chính là một tác phẩm phức tạp của sự kết hợp giữa các nguyên tố hóa học với nhau, tuy nhiên bạn có thể chỉ biết rằng cơ thể mình chủ yếu là nước, hay nói cách khác là hydro và oxy.

– Ví dụ về hiện tượng hóa học:

+ Cho vôi sống (CaO) vào nước được vôi tôi Ca(OH)2.

+ Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí được chất có mùi hắc là lưu huỳnh đioxit.

+ Cồn cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước.

+ Khung sắt cửa sổ, cánh cửa bị hoen gỉ.

+ Thở hơi thở vào dung dịch nước vôi trong thấy có xuất hiện vẩn đục.

Bài tập về hiện tượng hóa học:

– Vì sao thuỷ tinh lại có thể tự thay đổi màu?

+ Việc chế tạo thuỷ tinh đổi màu cũng tương tự như chế tạo thuỷ tinh thường, chỉ khác là người ta thêm vào nguyên liệu chế tạo thuỷ tinh một ít chất cảm quang như bạc clorua hay bạc bromua… và một ít chất tăng độ nhạy như đồng clorua. Chất nhạy cảm làm cho thuỷ tinh biến đổi nhaỵ hơn.

Sự đổi màu có thể giải thích như sau: Khi bị chiếu sáng, bạc clorua tách thành bạc và clo. Bạc sẽ làm cho thuỷ tinh sẵn màu.

Khi không chiếu sáng nữa, bạc và clo gặp nhau, tạo thành bạc clorua không màu, làm cho thuỷ tinh sẩm màu. Khi không chiếu sáng nữa, bạc và clo gặp nhau, tạo thành bạc clorua không màu, làm cho thuỷ tinh lại trong suốt.

– Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen?

Do bạc tác dụng với khí CO2 và khí H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua có màu đen.

4Ag + O2 + 2H2S → 2Ag2S + 2H2O

Vì sao dùng đồ dùng bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi?

Khi bạc gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion. Ion bạc có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chỉ cần 1/5 tỷ gam bạc trong 1 lít nước cũng đủ diệt các vi khuẩn. Không có vi khuẩn phát triển nên thức ăn không bị ôi thiu.

Mọi người cùng hỏi:

Câu hỏi 1: Hiện tượng hoá học là gì?

Trả lời 1: Hiện tượng hoá học là quá trình xảy ra khi các chất tham gia phản ứng tạo ra các chất mới với cấu trúc, tính chất và thành phần khác nhau so với các chất ban đầu. Trong quá trình này, các liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong các phân tử được hình thành, phá vỡ hoặc tái sắp xếp.

Câu hỏi 2: Ví dụ về hiện tượng hoá học là gì?

Trả lời 2: Một ví dụ về hiện tượng hoá học là phản ứng cháy của hydro (H₂) và oxi (O₂) tạo thành nước (H₂O). Trong quá trình này, các nguyên tử hydro và oxi tạo liên kết mới để tạo thành phân tử nước.

Câu hỏi 3: Hiện tượng hoá học khác với hiện tượng vật lý như thế nào?

Trả lời 3: Hiện tượng hoá học khác với hiện tượng vật lý bởi vì trong hiện tượng hoá học, có sự thay đổi về cấu trúc và tính chất của các chất tham gia để tạo ra các chất mới. Trong khi đó, hiện tượng vật lý thường liên quan đến các thay đổi về các tính chất vật lý của chất mà không làm thay đổi cấu trúc phân tử.

Câu hỏi 4: Tại sao việc hiểu hiện tượng hoá học quan trọng?

Trả lời 4: Việc hiểu hiện tượng hoá học là quan trọng vì nó giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về cách các chất tương tác, phản ứng và tạo ra các sản phẩm mới. Kiến thức về hiện tượng hoá học là cơ sở cho việc phát triển các quá trình sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của công nghệ và các ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như y học, nông nghiệp, môi trường và công nghiệp.