Hung khí nguy hiểm là gì? Quy định về hung khí nguy hiểm?

1. Hung khí nguy hiểm là gì?

Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2017, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người. Vậy hung khí nguy hiểm được hiểu như thế nào?

Vẫn giữ tinh thần của Bộ luật hình sự năm 1999, ngày 12 tháng 05 năm 2006, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn một s quy định của Bộ luật hình sự. Về tình tiết dùng hung khí nguy hiểm được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999, tại mục 3.1 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP đã hướng dẫn như sau: “Dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của Bộ luật hình sự là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Như vậy, hung khí nguy hiểm được hiểu là vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm, trong đó:

– Vũ khí theo quy định tại Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 gồm:

“1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

2. Vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:

a) Súng cầm tay bao gồm: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;

b) Vũ khí hạng nhẹ bao gồm: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;

c) Vũ khí hạng nặng bao gồm: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;

d) Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

3. Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này.

4. Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.

5. Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm:

a) Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này;

b) Vũ khí thô sơ quy định tại khoản 4 Điều này dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.”

2. Trách nhiệm hình sự đối với tình tiết dùng hung khí nguy hiểm:

Tóm tắt câu hỏi:

Hồ Thiết Trung và Trần Tấn Đạt là hàng xóm ở sát nhà nhau, vào khoảng 17 h có cự cãi nhau về việc mất trộm gà của Trung. Quá trình cự cãi Trung có ném tô cơm bằng inox, chai bia về phía Đạt nhưng không trúng. Đạt có cầm 1 con dao dài 30 cm ném lại về phía Trung nhưng không trúng Trung mà trúng Ly chị Trung đang đứng gần đó. Ly chỉ bị bầm tay và vùng hông. Sau đó Trung cầm 1 miếng ván dài 40 cm, rộng 15 cm, dày 2 cm ném về phía Đạt nhưng không trúng Đạt mà trúng vào mắt của Thắng là em ruột của Đạt, thắng đứng gần Đạt, tỉ lệ thương tích của Đạt là 15%. Vậy Trung có phạm tội cố ý gây thương tích theo Điều 104, Bộ luật hình sự không? Hay là phạm vào tội gì? Xin luật sư tư vấn giúp.

Luật sư tư vấn:

Về hành vi ném dao của Đạt về phía Trung và hành vi Trung cầm miếng ván về phía Đạt đều có thể xét thấy, Đạt và Trung đều có thể nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây nguy hại cho người kia theo quy định của Bộ luật hình sự

“Điều 10. Cố ý phạm tội

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”

1. Đạt có cầm 1 con dao dài 30cm ném lại về phía Trung nhưng trúng Ly, chị Trung đang đứng gần đó, Ly chỉ bị bầm tay và vùng hông

Về tình tiết “con dao dài 30cm”: theo quy định tại tiểu mục 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP hướng dẫn về tình tiết dùng hung khí nguy hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999:

2.2. “Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.

a. Về công cụ, dụng cụ

Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…

Như vậy, Đạt đã có dùng hung khí nguy hiểm nên theo quy định của Bộ luật hình sự 2017, Đạt đã phạm tội gây tổn hại cho sức khỏe người khác và có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

2. Trung cầm 1miếng ván dài 40cm, rộng 15cm, dày 2cm ném về phía Đạt nhưng không trúng Đạt mà trúng vào mắt của Thắng là em ruột của Đạt, thắng đứng gần Đạt, tỉ lệ thương tích của Đạt là 15%.

Tương tự như Đạt, Trung cầm miếng ván dài 40cm, rộng 15cm, dày 2cm ném về phía Đạt, đây là “vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công”, cũng là tình tiết dùng hung khí nguy hiểm. Như vậy, Trung sẽ phải chịu mức phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên; ….

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Dùng hung khí nguy hiểm gây thương tích cho người khác xử lý như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Kính gửi công ty luật dương gia cho tôi hỏi: nếu bị can dùng hung khí bằng cây ngay tại hiện trường mà vì lý do đánh không lại bị hại gây thương tích 13%, mà hiện tai chưa có tiền án tiền sự và đã khắc phục hậu quả la đồng ý bồi thường số tiền do bi hại đưa ra, như vậy có được xem xét được hưởng án treo được không?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích như sau:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Và vấn đề hung khí nguy hiểm được hướng dẫn bởi Điểm 3.1 Điều 3 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP như sau:

“Dung hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của Bộ luật hình sự là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Theo đó:

2.1. “Vũ khí” là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ).

2.2. “Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.

a. Về công cụ, dụng cụ

Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…

b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra

Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…

c. Về vật có sẵn trong tự nhiên

Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…”

Trường hợp của bạn, hành vi dùng cây (vật có sẵn trong tự nhiên) và gây thương tích cho người khác với tỉ lệ thương tích 13%. Như vậy, bạn sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 2, Điều 134, Bộ luật hình sự 2017 và có khung hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Các tình tiết về nhân thân của bạn chưa có tiền án tiền sự và bạn đã khắc phục hậu quả nhanh chóng là đồng y bồi thường số tiền do bi hại đưa ra là tình tiết giảm nhẹ. Quyết định mức án phụ thuộc vào xét xử tòa án nhưng sẽ xử lý trong khung hình phạt từ 2 năm đến 7 năm.