Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Hệ sinh thái gồm 3 loại sinh vật: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân huỷ.
Các hệ sinh thái chủ hiếu trên trái đất gồm hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.
Bạn đang xem: Ví dụ về hệ sinh thái
Hệ sinh thái tự nhiên
Các hệ sinh thái trên cạn: hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hoang mạc, sa mạc, thảo nguyên, savan đồng cỏ, rừng thông phương Bắc, rừng ôn đới, đồng rêu hàn đới.
Các hệ sinh thái dưới nước:
– Hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả vùng nước lợ): ở ven biển, vùng biển khơi, những vùng ngập mặn.
– Hệ sinh thái nước ngọt: hệ sinh thái nước chảy (suối, sông) và hệ sinh thái nước đứng (hồ, ao).
Hệ sinh thái nhân tạo: hồ nước, đồng ruộng, thành phố, rừng thông… đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người → con người phải biết sử dụng và cải tạo một cách hợp lí.
Ví dụ về hệ sinh thái trên cạn: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, gồm các thành phần cấu trúc:
– Thành phần vô sinh: ánh sáng, độ ẩm, nước, đất, đá, thảm mục…
– Sinh vật sản xuất: các cây gỗ nhỏ, vừa, to, cây leo, cây bụi…
Xem thêm : Trạng ngữ chỉ phương tiện là gì
– Sinh vật tiêu thụ: hổ, báo, nai, huơu, chim, khỉ, trâu, bò…
– Sinh vật phân giải: vi khuẩn, địa y, nấm, sâu bọ, giun đất, vi khuẩn…
Ví dụ về hệ sinh thái dưới nước: Hệ sinh thái đầm nước nông, gồm các thành phần cấu trúc:
– Thành phần vô sinh: nước, thảm mục, đất, đá chất lắng đọng, ánh sáng, nhiệt độ…
– Sinh vật sản xuất: rong, tảo, cây cỏ, bèo sen, cây bụi mọc ven bờ…
– Sinh vật tiêu thụ: ốc, tôm, cua, cá, rắn, ếch nhái, chim, ba ba…
– Sinh vật phân huỷ: giun, các vi sinh vật.
Ví dụ về hệ sinh thái nước đứng ở một ao gồm các thành phần cấu trúc:
– Sinh vật sản xuất: bèo, rong, tảo hiển vi, bèo, cây thuỷ sinh…
– Sinh vật tiêu thụ cấp 1: cua, tép, bèo, tôm, động vật nổi cá nhỏ ăn rong, bèo…
– Sinh vật tiêu thụ cấp 2: cá to, vừa
– Sinh vật tiêu thụ cấp 3: cá lớn
Xem thêm : Tính từ là gì? Phân loại, vị trí và ví dụ cụ thể của tính từ
– Sinh vật phân giải: vi sinh vật
Ví dụ về hệ sinh thái trên cạn: Hệ sinh thái sa mạc, gồm các thành phần cấu trúc:
– Thành phần vô sinh: cát, đất, gió, nước, nhiệt độ, ánh sáng…
– Sinh vật sản xuất: cây bụi, cây xương rồng, cây cọ…
– Sinh vật tiêu thụ: chuột, lạc đà, rắn, cáo…
– Sinh vật phân giải: giun, vi khuẩn…
Ví dụ về hệ sinh thái dưới nước: Rừng ngập mặn ven biển, gồm các thành phần cấu trúc:
– Thành phần vô sinh: nước, đất, ánh sáng, bùn, nhiệt độ…
– Sinh vật sản xuất: rong, vẹt, sú, đước…
– Sinh vật tiêu thụ: các loài chim cò, sếu, cá, cua…
– Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, sinh vật phù du…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp