Nhiều người khi nghe đến năng suất lao động là gì vẫn hay thắc mắc khi chưa hiểu rõ về khái niệm này. Sâu xa hơn, nó có tác động đến tổ chức và cả một quốc gia như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này, cùng với đó PMS mang đến cho bạn cách tính năng suất lao động và tầm quan trọng của công việc này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Năng suất lao động là gì?
Năng suất lao động là một khái niệm thể hiện được mức độ hiệu quả của việc sử dụng nguồn nhân lực trong tổ chức hoặc một công việc cụ thể. Nó đánh giá khả năng, đo lường sản lượng có thể tạo ra của cá nhân hay nhóm làm việc trong một khoảng thời gian nhất định.
Bạn đang xem: Năng suất lao động là gì? Tầm quan trọng, cách tính và ví dụ thực tế
Theo góc nhìn vĩ mô, năng suất lao động không chỉ có nhiệm vụ đo lường tại các tổ chức riêng lẻ, mà còn có thể sử dụng như một công cụ đánh giá sự biến động kinh tế của cả một quốc gia. Nó có thể tác động đến mức thu nhập của cá nhân, tăng trưởng kinh tế, và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Thông thường, năng suất lao động của một quốc gia chính là tổng sản phẩm quốc nội – Gross Domestic Product hay còn gọi là GDP.
Cùng xem mô hình 5S giúp nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp thế nào?
2. Cách tính năng suất lao động mới nhất
2.1 Công thức tính năng suất lao động
Để tính năng suất lao động, bạn cần xác định được các yếu tố cần thiết trước tiên như: Tổng sản lượng đã sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định; Tổng số thời gian làm việc; Tổng số người tham gia lao động. Có 2 phương pháp để tính năng suất nguồn lao động của doanh nghiệp như sau:
- Năng suất lao động tính bằng đơn vị người lao động:
Năng suất lao động tính bằng đơn vị giờ lao động là chỉ số có thể đánh giá cách sử dụng thời gian hiệu quả lao động của quốc gia, ngành nghề, hay một doanh nghiệp. Chỉ số này được tính bằng Tổng sản lượng đã sản xuất chia cho Tổng số người tham gia lao động trong cùng một khoảng thời gian:
- Năng suất lao động tính bằng đơn vị giờ lao động:
Xem thêm : Có mấy cách tạo ra dòng điện xoay chiều?
Năng suất lao động tính bằng đơn vị giờ lao động là thể hiện được mức độ sử dụng hiệu quả thời gian lao động. GDP được tính bằng Tổng sản lượng được tạo ra trong một thời kỳ chia cho Tổng số giờ lao động trong thời gian đó. Cụ thể:
2.2 Ví dụ về cách tính GDP trong doanh nghiệp
- Tính GDP bằng đơn vị lao động
Một công ty sản xuất áo thun. Trong một tháng, họ đã sản xuất tổng cộng 10.000 chiếc áo. Công ty này có 100 công nhân làm việc trong thời gian một tháng đó. Tính năng suất lao động của công ty này theo cách tính bằng đơn vị người lao động như sau:
- Tính GDP bằng đơn vị thời gian
Một doanh nghiệp sản xuất khoai. Sau mùa vụ, họ đã thu được tổng cộng 10.000 kg khoai. Trong thời gian thu hoạch đó, nhóm nông dân đã làm việc tổng cộng 2.000 giờ. Tính năng suất lao động của doanh nghiệp theo cách tính bằng đơn vị giờ lao động:
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động
- Phát triển nguồn nhân lực: Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giúp tạo ra lực lượng lao động có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao. Được đào tạo bài bản giúp nhân viên có khả năng làm việc hiệu quả, qua đó giúp tăng năng suất lao động.
- Cơ cấu vốn: Ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh và khả năng tối ưu hóa năng suất. Cơ cấu vốn tác động đến cách phân phối và sử dụng nguồn lực.
- Tái cơ cấu nền kinh tế: Yếu tố này đồng nghĩa với việc các nguồn lực và tài nguyên sẽ được phân bổ lại một cách có hiệu quả hơn. Tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế toàn cầu, thúc đẩy khả năng đẩy mạnh năng suất lao động cho các doanh nghiệp.
- Nhu cầu tăng: Nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ tăng dẫn đến hệ quả là việc sản xuất và làm việc cũng cần nâng cao để đáp ứng nhu cầu này. Điều này thúc đẩy mạnh mẽ việc tăng năng suất và phát triển kinh tế.
- Đổi mới khoa học – công nghệ: Sự đầu tư và phát triển trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có ảnh hướng tích cực đến quy trình sản xuất. Sản phẩm được tạo ra có giá trị cao hơn và tiếp kiệm chi phí cũng như thời gian. Cho thấy tác động quan trọng trong quá trình nâng cao năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế.
4. Tầm quan trọng của việc đo lường năng suất lao động
Lý do tại sao các nghiệp nghiệp cần thúc đẩy năng suất lao động:
4.1 Tác động tích cực đến nền kinh tế thị trường
Đầu tiên, để nền kinh tế không bị suy thoái các doanh nghiệp cần cố gắng giúp cho năng suất lao động tăng, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp doanh nghiệp đó đang tạo ra được nhiều sản lượng, hàng hóa, dịch vụ đạt chất lượng.
Qua đó, các khoản thu vào ngân sách nhà nước cũng được đẩy mạnh khi năng suất tăng. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế của quốc gia phát triển một cách bền vững.
4.2 Lợi ích cho doanh nghiệp
Xem thêm : 10+ công dụng và các lưu ý khi dùng tinh dầu tràm bạn nên biết
Thứ hai, năng suất lao động tăng là yếu tố hàng đầu mang lại lợi nhuận trong sản xuất, qua đó doanh nghiệp có thêm khả năng và cơ hội tái đầu tư, mở rộng sản xuất để phát triển thị trường.
4.3 Lợi ích cho người lao động
Cũng tại đây, khi lợi nhuận tăng, doanh nghiệp có khả năng chi trả nhiều hơn cho lực lượng công, nhân viên. Để có thể phát triển một cách mạnh mẽ, việc thu hút và giữ chân và phát triển đội ngũ nhân lực là điều cần thiết. Đáp ứng được các tiêu chí này sẽ tạo động lực để người lao động có tinh thần làm việc đáp ứng chất lượng và đạt hiệu quả cao nhất.
5. Giải pháp giúp nâng cao năng suất lao động
Mỗi doanh nghiệp sẽ có từng đặc điểm khác nhau nên từng hoạt động, quy trình cũng sẽ có sự riêng biệt. Tùy vào từng doanh nghiệp cụ thể mà có các giải pháp khác nhau, dưới đây là một vài gợi ý giúp doanh nghiệp hình thành cơ sở nâng cao năng suất:
5.1 Chất lượng nguồn lao động
Trước tiên, doanh nghiệp cần sở hữu nguồn nhân lực dồi dào, được đào tạo bài bản và có trình độ phù hợp với vị trí công việc. Khi đó mọi cá nhân được phát huy tối đa hiệu quả, phẩm chất năng lực và khả năng sáng tạo của bản thân. Góp phần tăng năng suất lao động và chất lượng trong công việc cho một doanh nghiệp
5.2 Ứng dụng hệ thống quản lý chuyên nghiệp
Công tác quản lý có đóng góp to lớn trong việc mang lại năng suất lao động hiệu quả. Quản lý ở đây không chỉ các yếu tố về con người nhưng là kiểm soát và hướng dẫn toàn bộ quy trình sản xuất. Từ những yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu đến hoạt động đầu ra hay xuất khẩu đều được giám sát bởi các tiêu chuẩn hệ thống.
5.3 Chính sách khuyến khích
Nhà nước cần có sự quan tâm, đưa ra những chính sách nhằm khuyến khích tinh thần doanh nghiệp trong việc duy trì và nâng cao năng suất chất lượng lao động. Luôn tạo điều kiện và đảm bảo sự phát triển tự nhiên, thúc đẩy sự phát triển chung của các doanh nghiệp một cách công bằng và đồng đều
Đối với các doanh nghiệp, xây dựng chính sách khen thưởng và động viên nhân viên, hướng đến mục tiêu cuối cùng là giúp nhân viên phát huy tối đa năng lực và nâng cao năng suất lao động của nhân viên nói riêng và của toàn bộ tổ chức nói chung.
Bài viết đã mang lại kiến thức để bạn có thể hiểu được năng suất lao động là gì? PMS cũng đã hướng dẫn bạn các công thức mới nhất để tính GDP của một doanh nghiệp cùng với đó và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất. Hiểu rõ tầm quan trọng và các giải pháp để nâng cao năng suất lao động.
Hiện nay, có rất nhiều Doanh nghiệp đang muốn tăng năng suất lao động sản xuất, hiểu được những điều này, Học Viện PMS có cho triển khai Khóa học 5S Kaizen hiệu quả vào Doanh nghiệp. Đặc biệt chương trình được trực tiêp các Giảng viên chuyên gia giảng dạy với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất, để chọn chương trình phù hợp với Doanh nghiệp của bạn, chúng tôi gợi ý một số hình thức như sau:
- Đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, có thể chọn chương trình học Public tại TPHCM hoặc có thể chọn hình thức học Online để tối ưu chi phí, thời gian cho quý Doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp có quy mô vừa có thể lựa chọn đào tạo Inhouse tại Doanh nghiệp, để nhận thông tin cụ thể, liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0965 845 468
- Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn phức tạp có thể lựa chọn hình thức tư vấn Doanh nghiệp, để nhận thông tin cụ thể, liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0965 845 468
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp