Nhiều người cho rằng người có tư duy sâu sắc (deep-thinker) có nhiều điểm tương đồng với những người overthinking (suy nghĩ quá nhiều). Tuy nhiên, giữa họ thật ra không có quá nhiều điểm chung. Những người có tư duy sâu sắc sở hữu những góc nhìn khác biệt về cuộc sống cũng như những tính cách khiến họ đặc biệt so với số đông. Liệu bạn có phải là một trong số họ? Hãy cùng điểm qua những dấu hiệu sau đây của một người có tư duy sâu sắc nhé!
1. Bạn có trí tưởng tượng rất phong phú
Trí tưởng tượng phong phú là một trong những dấu hiệu của những người có tư duy sâu sắc. Nghĩ đến nhiều viễn cảnh khác nhau, tưởng tượng cuộc sống mình sẽ ra sao trong những năm tới, hình dung về những ước mơ, lí tưởng, hoài bão… Thậm chí, mơ mộng bản thân ở một vụ trụ khác, một thế giới song song. Cần phải có một suy nghĩ đa chiều, sâu sắc mới có thể nảy ra những ý tưởng phong phú như vậy. Những ý tưởng này từ đó có thể được cụ thể hóa thành một bài hát, một bức tranh, một bài thơ, một câu chuyện hay một kế hoạch… Đắm chìm trong những ý tưởng sáng tạo là cách để bạn được tự do khám phá bản thân, phá bỏ mọi giới hạn để phát triển và trở thành một phiên bản tốt hơn.
2. Nhìn nhận mọi việc dưới góc nhìn mới mẻ
Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi tạp chí Social Psychology Quarterly – tạp chí tâm lý xã hội phát hành hằng quý, những người càng thông minh, họ càng suy nghĩ cởi mở và phóng khoáng hơn trước mọi sự vật, sự việc. Tiếp cận với một vấn đề, thay vì luôn tư duy theo kiểu trắng – đen, đúng – sai, người có tư duy sâu sắc sẽ nhìn nhận nó dưới mọi góc độ để từ đó đưa ra một kết luận công tâm và khách quan nhất. Chẳng hạn, thay vì làm theo số đông và chỉ trích một người nào đó vì những lỗi lầm người đó gây ra trên mạng xã hội, người có tư duy sâu sắc sẽ phân tích, xem xét đâu là nguyên cớ sâu xa khiến họ mắc lỗi và bị số đông lên án. Liệu những lỗi lầm đó có đáng để họ bị công kích như vậy hay không? Họ có cơ hội để sửa sai và chuộc lại lỗi lầm?
Có thể thấy, những người có tư duy sâu sắc không ngại đi ngược lại xu hướng và đặt câu hỏi về những điều mà mọi người xung quanh họ cho là hiển nhiên. Và đây là lý do tại sao họ thường là những người đầu tiên đưa ra những ý tưởng và quan điểm mới.
3. Luôn đồng cảm với vạn vật xung quanh
Xem thêm : Nội chiến đẫm máu tại Nga và sự ra đời của Liên bang Xô viết
Với những người có tư duy sâu sắc, mọi vấn đề diễn ra trong cuộc sống đều khơi dậy trong họ một cảm giác nào đó. Họ nhạy cảm, tinh tế trước vạn vật. Sự tồn tại của mọi sự vật, sự việc trên thế gian này đều đáng trân trọng. Vì thế, họ dễ dàng cảm thông với tất cả những câu chuyện mà họ được nghe, được tiếp xúc trong cuộc sống thường nhật. Họ có thể cảm thương cho số phận của một nhân vật chịu nhiều bất hạnh trong một quyển tiểu thuyết hay một bộ phim. Họ cũng có thể cảm nhận sâu sắc nỗi thất vọng của một người vừa mất việc, nỗi đau của một người vừa mất người thân, hay niềm vui của một người bạn vừa đạt được những thành tựu lớn lao trong đời… Có thể, họ chưa từng trải qua những tình huống tương tự, nhưng với sự nhạy cảm cùng lối suy nghĩ sâu sắc, họ vẫn có thể cảm nhận những trải nghiệm ấy một cách tinh tế.
4. hơi đãng trí và khá bừa bộn
Những người có tư duy sâu sắc luôn chìm đắm trong những suy nghĩ của mình. Theo nghiên cứu Functional connectivity within and between intrinsic brain networks correlates with trait mind wandering (Tạm dịch: Kết nối chức năng bên trong và giữa các mạng não nội tại tương quan với đặc điểm tâm lang thang) vào năm 2017 của Viện Công Nghệ Georgia (Georgia Institute of Technology), những người hay mơ mộng và để tâm trí lang thang với những suy nghĩ thường là những người thông minh. Bạn luôn lấp đầy tâm trí của mình bằng những viễn cảnh, những ý tưởng độc đáo, mới lạ, thậm chí là cách để giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Vì vậy, bạn có xu hướng chỉ tập trung vào những ý nghĩ, chìm đắm vào trong thế giới riêng của mình mà không quan tâm đến những gì đang diễn ra xung quanh, hay nói cách khác, bạn thường xuyên lơ đễnh. Chẳng hạn như bạn có thể vừa nấu ăn, vừa suy nghĩ vu vơ về một điều gì đó mà quên mất rằng mình đang nấu ăn.
Ngoài ra, không gian sống của những người có tư duy sâu sắc cũng khá bừa bộn. Vì quá bận rộn tập trung vào những suy nghĩ, bạn không còn bận tâm với những gì đang diễn ra xung quanh và cảm thấy hoàn toàn ổn dù giường vẫn chưa được sắp xếp gọn gàng hay một số bát đĩa còn đang ngâm trong bồn rửa…
Xem thêm
Xem thêm : Hướng dẫn cách nhận biết và biện pháp phòng ngừa bệnh Dại –
• 9 bí quyết giúp bạn nâng cấp không gian sống
• Các chứng rối loạn tâm lý phổ biến liên quan đến tình yêu
• Atelophobia: Dấu hiệu cho thấy bạn mắc hội chứng “sợ những điều không hoàn hảo”
5. THƯỜNG TRẢI QUA những cảm giác tiêu cực
Vì thường xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ, luôn đặt hàng vạn câu hỏi “nếu như…”, “giả sử…” và thường xuyên trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, không phải lúc nào những người có tư duy sâu sắc cũng lấp đầy tâm trí của mình bằng những suy nghĩ tích cực. Sẽ có lúc, họ trở nên khá nhạy cảm với những lời nói và hành động của những người xung quanh, khiến họ âu lo và đôi khi, chìm vào những xúc cảm tiêu cực. Mặc dù khả năng đoán định cảm xúc suy nghĩ của người khác chỉ dựa vào biểu cảm và hành động của những người có tư duy sâu sắc khá nhạy bén, điều này lại khiến họ dễ trở nên âu lo và căng thẳng. Nếu bạn thường trải qua tình trạng này, hãy dành thật nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thực hiện các hoạt động chữa lành như thiền định, đi dạo, viết lách… để phục hồi sức khỏe tinh thần. Bạn thật sự không đơn độc vì hầu hết những người có tư duy sâu sắc đều trải qua tình trạng tương tự.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp