Vật thể nhân tạo là

Trắc nghiệm: Vật thể nhân tạo là:

A. con trâu.

B. con sông.

C. xe đạp.

D. con người.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. xe đạp

Vật thể nhân tạo là xe đạp

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về vật thể nhân tạo dưới đây nhé!

Kiến thức tham khảo về vật thể nhân tạo

I. Vật thể

1. Khái niệm

Vật thể là một bộ phận được sinh ra, hợp thành từ vật chất để cụ thể hóa hơn những gì gọi là vật thể mà chúng ta quan sát được bằng mắt thường hoặc các phương tiện, dụng cụ hỗ trợ quan sát.

2. Phân loại vật thể

+ Vật thể tự nhiên: là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.

Ví dụ: Con người, cây, cỏ, động vật . . .

+ Vật thể nhân tạo: là những vật thể do con người tạo ra.

Ví dụ: quần áo, xe, bút, sách vở . . .

3. Sự giống và khác nhau giữa vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo:

Điểm giống nhau giữa vật thể tự nhiên và nhân tạo:

– Đều là các vật thể

Điểm khác nhau giữa vật thể tự nhiên và nhân tạo:

– Vật thể tự nhiên: là những vật thể có sẵn trong tự nhiên

– Vật thể nhân tạo: là những vật thể do con người tạo ra

II. Chất là gì ?

* Chất là một phạm trù rộng, bao quát để chỉ tính chất của vật thể mà chất đó cấu tạo nên vật thể tương ứng.

Tính chất ở đây chúng ta có thể hiểu vật thể gồm:

Tính chất Vật Lý: Tính tan hay không tan trong dung dịch or dung môi, Nhiệt độ nóng chảy, Nhiệt độ sôi, Độ dẫn điện, Khả năng dẫn nhiệt

Tính chất Hóa Học của chất hay vật thể là quá trình chúng ta nghiên cứu, học môn Hóa Học xem chúng có thể biến đổi từ chất này thành chất khác được hay không.

* Phân loại chất

Chất được phân loại thành 2 loại chất chủ yếu là Đơn chất và Hợp chất. Quá trình phân loại về chất như ở trên có được do chúng ta lấy nguồn gốc là những liên kết của các nguyên tố Hóa Học cấu thành nên chất đó do vậy:

Đơn chất là những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố Hóa Học duy nhất

Ví dụ: Đơn chất kim loại (Na, K, Ba . . . ) Đơn chất phi kim ( P,Cl2, I2 . . .)

Hợp chất là những chất được cấu tạo từ 2 nguyên tố Hóa Học trở lên

Ví dụ hợp chất như H2O, NaCl, KOH . . .

Trong nước(H2O) là một chất được cấu thành nên chất từ 2 nguyên tố Hóa Học là [O] và [H]. Nước gồm có 2 nguyên tử Hidro[H] liên kết với 1 nguyên tở Oxy[O] bằng liên kết cộng Hóa Trị

Trong phân tử NaCl cũng tương tự như trong phân tử nước.

III. Phân biệt chất và vật thể

Để phân biệt được chất và vật thể cần nắm được các lý thuyết sau:

– Tất cả những gì thấy được (kể cả cơ thể người) là vật thể. Bao gồm:

+ Vật thể tự nhiên: người, động vật, cây cỏ, sông suối, đất đá …

+ Vật thể nhân tạo: nhà ở, quần áo, sách vở, phương tiện giao thông …

– Chất là thành phần cấu tạo nên vật thể. Ở đâu có vật thể là ở đó có chất.

+ Các vật thể tự nhiên gồm có một số chất khác nhau.

Ví dụ: Thân cây mía gồm các chất xenlulozơ, nước, saccarozơ…

+ Các vật thể nhân tạo được làm từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất.

Ví dụ: Bình làm bằng thép là vật thể nhân tạo. Vật thể này được làm từ vật liệu là thép. Thép là hỗn hợp của một số chất trong đó chất sắt là chính.

IV. Vì sao nói được: ở đâu có vật thể, ở đó có chất?

Bời vì vật thể được cấu tạo từ một chất hay một sốt chất, mà chất có ở khắp nơi và chất là thành tạo nên vật thể. Nên ta có thể nói: Ở đâu có vật thể là ở đó có chất.

V. Bài tập

Bài tập 1: Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các câu sau đây?

a) Gần 70% khối lượng cơ thể người là nước.

b) Lõi bút chì được làm từ than chì.

c) Lõi dây điện được làm bằng đồng.

Trả lời:

Trong câu (a) cơ thể người là vật thể tự nhiên, chất là nước.

Trong câu (b) lõi bút chì là vật thể nhân tạo, chất là than chì.

Trong câu (c) lõi dây điện là vật thể nhân tạo, chất là đồng.

Bài tập 2: Hãy phân biệt từ nào ( những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, hay chất trong các câu sau đây:

– Trong quả chanh có nước, axit xitric (có vị chua) và một số chất khác.

– Cốc bằng thuỷ tinh dễ vỡ so với cốc bằng chất dẻo.

– Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh.

– Quặng apatit ở Lào Cai có chứa canxi photphat với hàm lượng cao.

– Bóng đèn điện được chế tạo từ thuỷ tinh, đồng và vonfam (một kim loại chịu nóng, làm dây tóc).

Trả lời:

– Vật thể tự nhiên : quả chanh, quặng apatit;

– Vật thể nhân tạo : cốc, que diêm, bóng đèn điện.

– Chất : nước, axit xitric, thuỷ tinh, chất dẻo, lưu huỳnh, canxi photphat, đồng, vonfam