Danh dự, nhân phẩm của cá nhân là một trong những quyền nhân thân cơ bản của con người, được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm như xúc phạm, đả kích, làm nhục người khác đang diễn biến ngày càng nhiều với tính chất phức tạp
Cuối tháng 3, tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, một cô gái bị một nhóm người chặn đường lột sạch quần áo, cắt tóc ngay giữa đường phố đông đúc. Được biết, cô gái này có quan hệ tình cảm với chồng của một người trong nhóm. Ngay khi tiếp nhận thông tin, Công an thành phố Thủ Dầu Một đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm người này để điều tra về hành vi “Làm nhục người khác”.
Bạn đang xem: Xử lý hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
Tối 31/10, tổ công tác Công an phường Hòa Thọ Đông liên hệ với T.V.T (34 tuổi, ngụ tại phường Hòa Thọ Đông) để hướng dẫn kích hoạt tài khoản định danh điện tử. Tuy nhiên, anh T. không những không phối hợp mà còn dùng lời lẽ thô tục đe dọa, lăng mạ và khiếm nhã, xúc phạm một nữ cán bộ của Công an phường Hòa Thọ Đông. Công an phường Hòa Thọ Đông đã mời T.V.T lên làm việc và lập biên bản xử phạt hành vi đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ.
Xem thêm : Tại sao kim loại dẫn điện rất tốt?
Trước đó, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại sự việc một nữ sinh đã lấy trộm chiếc váy trị giá 160 ngàn đồng ở một shop quần áo ở thành phố Thanh Hóa và bị chủ cửa hàng phát hiện. Chủ cửa hàng đã yêu cầu nữ sinh này cởi bỏ khẩu trang và mũ để quay clip. Nữ sinh này không đồng ý đã bị chủ cửa hàng dùng tay tát vào mặt và dùng chân đạp vào đầu. Mặc cho cô gái sợ hãi, quỳ van xin, chủ cửa hàng vẫn tiếp tục kéo áo và dùng kéo cắt tóc, áo ngực. Bên cạnh đó còn yêu cầu trong 3 ngày, phải đền số tiền là 30 triệu đồng nếu không sẽ báo công an và đưa thông tin về nhà trường và địa phương nơi nữ sinh cư trú, học tập. Sau đó, Công an TP Thanh Hóa đã ra Quyết định khởi tố vụ án khởi tố bị can đối với chủ shop thời trang về tội “Cưỡng đoạt tài sản” và “Làm nhục người khác”.
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp cho biết, Hiến pháp và Pháp luật việt Nam ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của mọi công dân. Theo đó, Hiến pháp quy định, tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân là bất khả xâm phạm và hành vi xâm phạm trái pháp luật đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm uy tín của công dân thì tùy vào tính chất, mức độ mà người vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 34 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ các thông tin làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Xem thêm : Hủ tiếu bao nhiêu calo? Ăn hủ tiếu nhiều có béo (mập) không?
Luật An ninh mạng cũng quy định các hành vi bị cấm trên không gian mạng, trong đó có quy định cấm hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác được thể hiện dưới nhiều hành vi khác nhau như: Chửi bới, đưa các thông tin (bao gồm hình ảnh và âm thanh) sai sự thực lên mạng, viết các bài viết có nội dung bôi nhọ…Các hành vi này tùy theo mức độ sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mời nghe cuộc trao đổi giữa phóng viên VOV2 với Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp để hiểu rõ hơn vấn đề này.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp