Trong một số trường hợp bất cẩn, bạn hoặc người thân của bạn lỡ uống nhầm nước rửa chén. Điều này gây nên một số triệu chứng khó chịu, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Vậy uống nhầm nước rửa chén thì phải làm sao? uống nhầm nước rửa bát có sao không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả!
Uống nhầm nước rửa bát có sao không?
Nước rửa chén là dung dịch dùng để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ bám ở bát đĩa hay các dụng cụ bếp khác. Nước rửa chén được sản xuất từ các chất hoá học với thành phần như chất hoạt động bề mặt, chất tạo mùi, tạo màu, chất làm đặc,… Vì vậy, nước rửa chén không thể uống được.
Bạn đang xem: Uống nhầm nước rửa chén thì phải làm sao?
Nhưng trong một vài trường hợp, mọi người bị nhầm lẫn nước rửa chén với các nước uống khác và bất cẩn uống phải nước rửa chén. Theo đó, uống nhầm nước rửa chén có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe. Tùy thuộc vào lượng nước uống phải hay nồng độ hoá học có trong dung dịch rửa chén mà biểu hiện của bạn cũng khác nhau.
- Biểu hiện: Buồn nôn, đau họng, khó thở, tiết đờm dãi nhiều, sốt, khô môi, hơi thở hôi,…
- Kích ứng đường tiêu hoá: Chất làm sạch có trong nước rửa chén khiến người uống phải gặp tình trạng kích ứng đường tiêu hoá, gây buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy hay khó thở.
- Tác động độc tính: Một vài loại nước rửa chén sẽ có các chất có độc tính như clo, photphat hay ammonium. Khi uống phải những loại này, cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hô hấp, tuần hoàn. Các biểu hiện lúc này có thể là khó thở hay co giật, lúc này rất dễ ảnh hưởng đến tính mạng.
- Tổn thương vùng miệng, họng, thực quản: Bạn có thể bị bỏng, phù nề hay nhiễm trùng vùng miệng, họng, thực quản khi uống nước rửa chén. Bởi vì trong nước rửa bát có tính chất axit.
- Dị ứng: Uống nước rửa chén rất dễ bị dị ứng. Khi bạn bị dị ứng với một trong những thành phần nước rửa chén, bạn dễ bị nôn mửa, khó thở hay thậm chí là một số phản ứng dị ứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng.
Không phải loại nước rửa chén nào cũng sẽ khiến bạn gặp các trường hợp trên. Tuy nhiên, uống nước rửa chén dù ít hay nhiều vẫn ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vậy uống nhầm nước rửa chén thì phải làm sao? Hãy tham khảo phần mục tiếp theo của bài đọc!
Uống nhầm nước rửa chén thì phải làm sao?
Xem thêm : Dòng biển nóng là gì?
Như đã nói trên, uống nhầm nước rửa chén có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Nhưng uống nhầm nước rửa chén thì phải làm sao? Đầu tiên, bạn phải nhanh chóng nhổ nước rửa chén và nước bọt ra khỏi miệng hoặc súc miệng, rửa miệng bằng nước sạch. Ngoài ra, người uống phải nước rửa chén có thể súc miệng với nước muối pha loãng để giảm nồng độ acid và chất động lan rộng.
Lưu ý: Không nên cố gắng nôn hoặc kích thích gây nôn khi uống phải nước rửa chén. Vì cách này khiến chất động chảy xuống hệ tiêu hoá. Như vậy, dạ dày và thực phẩm sẽ bị ảnh hưởng và dễ bị nặng hơn như đau bụng, tiêu chảy,…
Khi uống phải nước rửa chén, đặc biệt là người già và trẻ em thì tốt nhất nên đưa đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Điều này giúp tránh cho biểu hiện của nạn nhân trở nặng hơn hay lâm vào tình trạng nguy cơ.
Trong một vài trường hợp, bạn nên đọc trên nhãn sản phẩm để biết thành phần và hướng dẫn cụ thể trong tình huống uống phải nước rửa chén. Ngoài ra, bạn hãy liên hệ đến các trung tâm hay trạm y tế để tìm hiểu cách sơ cứu tại nhà cho nạn nhân trong khi chờ các bác sĩ đến nhà. Đây là một trong những thao tác giúp giảm tình trạng nặng hơn khi uống nước rửa bát.
Xem thêm: Ăn mì tôm có nổi mụn không?
Các loại hoá chất không được uống khác ngoài nước rửa chén
Xem thêm : Đặc điểm, mục đích và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt
Sau khi tham khảo nội dung trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề uống nhầm nước rửa chén thì phải làm sao. Bên cạnh đó, chúng tôi cung cấp một số thông tin về các loại sản phẩm chứa hoá chất gây ngộ độc tương tự nước rửa chén. Cụ thể như sau:
- Nước lau nhà
- Nước lau kính
- Xà phòng tắm
- Dầu gội, dầu xả, ủ tóc,…
- Bột giặt
- Nước xả vải
- Nước javen
- Bột thông cống
- Sản phẩm xịt, diệt đuổi côn trùng
- Cồn
- Thuốc tím
- Oxy già
- Xăng dầu
- Dung môi pha sơn
- Sơn nhà,…
Như vậy, ngoài nước rửa chén, bạn cần tìm cách để bảo quản các sản phẩm chứa hoá chất nước xả vải, dầu gội, dầu xả,… để tránh tình trạng uống nhầm. Cách phòng tránh như thế nào sẽ có trong phần tiếp theo!
Cách phòng ngừa ngộ độc nước rửa chén và các loại hoá chất khác
Nước rửa chén dễ gây nhầm lẫn với một số sản phẩm khác khiến mọi người uống phải. Để phòng ngừa ngộ độc do nước rửa chén hay các loại hoá chất khác, dưới đây là một số cách dành cho bạn:
- Lưu trữ đúng cách: Không nên để nước rửa chén hay các hoá chất khác gần với khu vực bếp, khu vực chứa đồ ăn, thực phẩm. Điều này dễ gây nhầm lẫn, đặc biệt là với người già hay trẻ em.
- Để các loại hóa chất, nước rửa chén tránh xa tầm tay trẻ em. Những sản phẩm có độc tính cao thì nên có chỗ để riêng, phải đậy kỹ hoặc khoá cẩn thận.
- Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Nên có những cách để tập cho trẻ em học cách tránh xa những hoá chất và kỹ năng phòng chống ngộ độc. Khi trẻ đủ nhận biết, hãy dạy cho con càng sớm càng tốt.
- Không nên chiết các loại nước rửa chén, hóa chất vào những chai, lọ đựng thực phẩm quen thuộc. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người nhầm lẫn nhất.
- Nên ưu tiên sử dụng các loại nước rửa chén hay sản phẩm khác thân thiện với môi trường, chứa ít chất độc,…
Uống nhầm nước rửa chén gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng. Hy vọng các bạn đã cập nhập thêm nhiều thông tin hữu ích để trả lời cho vấn đề “Uống nhầm nước rửa chén thì phải làm sao?” qua bài viết trên. Bên cạnh đó, nên chú ý cách phòng tránh ngộ độc nước rửa chén cũng như các hoá chất khác nhé. Hãy theo dõi Seoul Academy để tham khảo những kiến thức bổ ích tiếp theo về đời sống và làm đẹp!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp