Chủ nghĩa xã hội khoa học là gì? Nội dung tổng quan

Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong những thuật ngữ khá trừu tượng và là nội dung kiến thức khó. Chính vì thế, thuật ngữ này không được phổ biến rộng rãi trên thực tế. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ phân tích một số nội dung cơ bản nhằm trả lời cho câu hỏi: Chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?

I. Chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?

Chủ nghĩa xã hội khoa học là một thuật ngữ nêu ra để mô tả các lý thuyết về kinh tế, chính trị, xã hội do Karl Marx và ông sáng tạo. Thuật ngữ này đối lập với chủ nghĩa xã hội không tưởng vì nó trình bày một cách có hệ thống và nêu lên được những điều kiện và tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội khoa học.

>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về Câu hỏi tự luận chủ nghĩa xã hội khoa học hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Câu hỏi tự luận chủ nghĩa xã hội khoa học

II. Điều kiện ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học

1. Chủ nghĩa xã hội khoa học do ai sáng lập?

Chủ nghĩa xã hội khoa học được sáng lập bởi Friedrich Engels và Karl Marx.

Đó cũng là con đường chỉ rõ hiện thực dựa vào khoa học để loại bỏ tình trạng người bóc lột người và đưa ra một tổ chức xã hội mới không biết đến những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản mà những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng đã mơ ước nhưng không thể thực hiện được.

– Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu sự vận động của xã hội tư bản, đặc biệt là trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ được thay thế bằng xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa.

+ Chủ nghĩa xã hội khoa học được hiểu theo nghĩa hẹp: chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác – Lênin. ( chủ nghĩa Mác – Lênin gồm có: triết học, kinh tế học chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học).

+ Chủ nghĩa xã hội khoa học được hiểu theo nghĩa theo nghĩa rộng: chủ nghĩa xã hội khoa học là chủ nghĩa Mác – Lênin. Bởi vì, suy cho cùng cả triết học Mác lẫn kinh tế chính trị Mác đều luận giải dẫn đến tính tất yếu của lịch sử là làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng thành công xã hội cộng sản chủ nghĩa. Lý luận xuyên suốt của chủ nghĩa xã hội khoa học: giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là xoá bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và xã hội cộng sản chủ nghĩa.

2. Điều kiện ra đời

+ Đầu thế kì XIX, nhân loại đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực khoa học, văn hóa và tư tưởng.

Đối với khoa học tự nhiên có thuyết tế bào của M.Sơlayden và T.Savanxo, thuyết tiến hóa, thuyết bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của M.Lomonoxop, kinh tế chính trị học Anh,…

Đối với thành tựu của khoa học, văn hóa, tư tưởng đã tạo ra những tiền đề tư tưởng – văn hóa cho sự ra đời chủ nghĩa Mác nói chung và chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng.

– Điều kiện về kinh tế và xã hội:

+ Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ Nhất đã thúc đẩy phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, chính sự phát triển đó làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bộc lộ nhiều mâu thuẫn giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.

+ Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ, đã bắt đầu có tổ chức và trên quy mô rộng lớn. Các phong trào đó có tính quần chúng và mang hình thức chính trị. Sự lớn mạnh của phong trào công nhân đặt ra yêu cầu bức thiết xây dựng một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng.

+ Với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân hiện đạo trưởng thành bước lên vũ đài đấu tranh chống giai cấp tư sản với tư cách là một lực lượng xã hội độc lập. Giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có khả năng giải quyết những mâu thuẫn mà chủ nghĩa tư bản đã tạo ra.

III. Chức năng và nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?

1. Phân tích và nghiên cứu xã hội:

Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu và phân tích các mặt khác nhau của xã hội, từ cơ cấu kinh tế đến các tầng lớp xã hội, văn hóa, và quan hệ quyền lực.

2. Hiểu biết xã hội:

Chú trọng vào việc hiểu biết sâu rộng về cách xã hội hoạt động, các vấn đề xã hội, và cách các yếu tố này tương tác với nhau.

3. Phân tích phân lớp và mâu thuẫn xã hội:

Chủ nghĩa xã hội khoa học tập trung vào việc xác định và giải quyết mâu thuẫn xã hội và sự phân biệt tầng lớp trong xã hội.

4. Phát triển giải pháp xã hội:

Dựa trên nghiên cứu và phân tích, chủ nghĩa xã hội khoa học đề xuất các giải pháp xã hội nhằm cải thiện cuộc sống của người dân và xây dựng một xã hội bình đẳng hơn.

5. Khoa học xã hội:

Cung cấp một cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu và thảo luận về các vấn đề xã hội, giúp tạo ra kiến thức xã hội chính xác và hiểu biết hơn về xã hội.

6. Sự thay đổi xã hội:

Chủ nghĩa xã hội khoa học thúc đẩy sự thay đổi xã hội thông qua việc tìm kiếm cách cải thiện xã hội dựa trên dữ liệu và kiến thức khoa học.

IV. Nội dung của chủ nghĩa xã hội khoa học

– Nội dung quan trọng của lý thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đây là phạm trù cơ bản nhất của chủ nghĩa xã hội khoa học, phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một thành tích của chủ nghĩa Mác-Lênin.

– Nội dung sử mệnh lịch sử của giai cấp công nhân theo Mác và Anghen là những người công nhân sẽ xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.

– Luận thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được Mác và Ăng-ghen trình bày trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Trong tác phẩm này các ông đã chỉ rõ các điều kiện khách quan quy định về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, cụ thể:

+ Địa vị kinh tế – xã hội khách quan tạo cho họ khả năng làm việc đó, có nghĩa là khả năng đoàn kết thống nhất giai cấp và khả năng đi đầu trong cuộc đấu tranh.

+ Giai cấp công nhân được rèn luyện trong nền sản xuất công nghiệp tiến độ, đoàn kết và tổ chức lại thành một lực lượng xã hội hùng mạnh. Bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nặng nề, họ là giai cấp trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản và xét về bản chất họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa.

+ Địa vị kinh tế – xã hội khách quan, giai cấp công nhân là giai cấp gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới chủ nghĩa tư bản và với tính cách như thế nó là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

V. Mọi người cũng hỏi

1. Chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?

– Chủ nghĩa xã hội khoa học là một lĩnh vực nghiên cứu xã hội dựa trên phương pháp khoa học để hiểu biết và phân tích xã hội, các mặt của nó, và tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề xã hội.

2. Chức năng chính của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?

– Chức năng chính của chủ nghĩa xã hội khoa học là nghiên cứu, phân tích, và hiểu biết về xã hội, từ cơ cấu và tầng lớp xã hội đến mâu thuẫn và quan hệ quyền lực, để đưa ra các giải pháp xã hội dựa trên kiến thức khoa học.

3. Tại sao chủ nghĩa xã hội khoa học quan trọng?

– Chủ nghĩa xã hội khoa học quan trọng vì nó giúp xây dựng kiến thức chính xác về xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện cuộc sống của người dân, và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã hội công bằng và phát triển.