– Khái niệm
- Có bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay khi vay tiền ngân hàng?
- Thủ tục sang tên sổ đỏ mất bao lâu (Cập nhật 2024)
- Thời hạn chứng chỉ kế toán trưởng
- Đều đặn ăn chuối vào 2 "thời điểm vàng" này trong ngày sẽ giúp giảm cân, lại có tác dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt
- Vì sao ăn dứa (thơm) bị rát lưỡi? Điều này có gây hại không?
Khái niệm dân tộc thường được dung với hai nghĩa:
Bạn đang xem: Trình bày khái niệm “dân tộc” và hai xu hướng phát triển của dân tộc trong chủ nghĩa tư bản?
+ Theo nghĩa rộng, khái niệm dân tộc dùng để chỉ những cộng đồng người có bốn đặc trưng: cồng đồng về ngôn ngữ; cộng đồng về lãnh thổ; cộng đồng về kinh tế; cộng đồng về văn hóa, về tâm lý, tính cách.
Theo nghĩa này, những cộng đồng người được gọi là “dân tộc” là kết quả của sự phát triển hết sức lâu dài của các cộng đồng người trong lịch sử nhân loại: từ cộng đồng thị tộc, bộ lạc đến cộng đồng bộ tộc và phát triển lên hình thức tổ chức cộng đồng được gọi là dân tộc. Đồng thời, sự hình thành dân tộc theo nghĩa này thường gắn với hình thức tổ chức nhà nước vì thế cũng còn thường được gọi là “quốc gia – dân tộc”. Ví dụ nói: “các quốc gia dân tộc châu Âu”…). Trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, khái niệm dân tộc thường được sử dụng theo nghĩa này.
Xem thêm : Uống gì để giải độc thuốc trừ sâu? Cách giải độc thuốc sâu hiệu quả
Sự hình thành cộng đồng dân tộc có thể diễn ra sớm hay muộn khác nhau tùy theo các điều kiện lịch sử. Ví dụ, ở các nước Tây Âu, sự ra đời của các cộng đồng dân tộc khá muộn so với một số nước ở châu Á.
+ Theo nghĩa hẹp, khái niệm dân tộc dùng để chỉ các tộc người: tức là dùng để chỉ các cộng đồng người có chung một số đặc điểm nào đó về kinh tế, tập quán sinh hoạt văn hoá,… Ví dụ khi nói: dân tộc Kinh, Thái, Tày, Nùng,… với tư cách là các cộng đồng dân tộc anh em tự nguyện gắn kết nhau lại thành cộng đồng dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh dựng nước và cứu nước.
– Hai xu hướng phát triển của dân tộc trong chủ nghĩa tư bản
Khi nghiên cứu về dân tộc và phong trào dân tộc trong chủ nghĩa tư bản, V.I. Lênin đã phân tích và chỉ ra hai xu hướng phát triển có tính khách quan của nó:
Xem thêm : Bảo Bình và Bọ Cạp có nên yêu nhau không?
+ Xu hướng thứ nhất:
Do sự chín muồi của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Thực tế này đã diễn ra ở những quốc gia, khu vực nơi có nhiều cộng đồng dân cư với nguồn gốc tộc người khác nhau trong chủ nghĩa tư bản. Xu hướng này biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc để tiến tới thành lập các quốc gia dân tộc độc lập và có tác động nổi bật trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản. Trong xu hướng đó, nhiều cộng đồng dân cư đã ý thức được rằng chỉ trong cộng đồng dân tộc độc lập, họ mới có quyền quyết định con đường phát triển của dân tộc mình.
+ Xu hướng thứ hai:
Các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của giao lưu kinh tế, văn hóa trong chủ nghĩa tư bản đã tạo nên mối liên hệ quốc gia và quốc tế mở rộng giữa các dân tộc, xóa bỏ sự biệt lập, khép kín, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp