Em vừa được tuyển dụng vào làm việc tại một doanh nghiệp may mặc. Chỉ có điều, chị phụ trách nhân sự thông báo do thời gian này doanh nghiệp nhận được ít đơn hàng, công việc thời vụ khoảng 3 hay 4 tháng nên không cần ký hợp đồng lao động và cũng không có bảo hiểm xã hội. Sau đó, nếu tình hình sản xuất kinh doanh khả quan sẽ tính tiếp.
Em cũng đang rất cần việc làm nhưng không hiểu, doanh nghiệp thực hiện như vậy có đúng hay không?
Bạn đang xem: Giao kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Trả lời
Về giao kết hợp đồng lao động:
Theo khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019, “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động”.
Hợp đồng lao động phải được giao kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực; tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại được quy định tại khoản 1 Điều 20 của Bộ luật này như sau:
“a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
Xem thêm : Ngành truyền thông đa phương tiện (MultiMedia) học trường nào?
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật lao động hiện nay, người lao động và người sử dụng lao động không còn được xác lập quan hệ lao động thông qua hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng (thường gọi là hợp đồng thời vụ) nữa mà mọi quan hệ lao động với công việc có thời hạn dưới 36 tháng đều phải ký hợp đồng lao động xác định thời hạn, bao gồm cả những công việc chỉ thực hiện trong một vài tháng.
Về hình thức của hợp đồng lao động, Điều 14 của Bộ luật này quy định:
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này”.
Tóm lại, đối với hợp đồng lao động có thời hạn 3 tháng trở lên, hai bên có nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn theo thỏa thuận, bằng văn bản.
Với tư cách người sử dụng lao động, không thực hiện quy định nêu trên, doanh nghiệp tuyển dụng bạn làm việc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/03/2020 của Chính phủ.
Cụ thể phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
Xem thêm : Sữa đậu nành Fami có thể uống thay sữa cho bé?
“a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên”.
Đồng thời, họ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động.
Về bảo hiểm xã hội:
Theo điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, “Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động” thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Khoản 3 Điều này quy định: “Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động”.
Căn cứ các quy định nêu trên, trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Thêm nữa, hai bên còn phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp