Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị. Yêu cầu chung của quy luật giá trị là việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí sức lao động xã hội cần thiết.
Quy luật giá trị có yêu cầu gì? Những điều cần biết
Bạn đang xem: Quy luật giá trị có yêu cầu gì? Những điều cần biết
1. Quy luật giá trị là gì?
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị. Yêu cầu chung của quy luật giá trị là việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí sức lao động xã hội cần thiết.
Về nội dung quy luật giá trị: Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức là hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong sản xuất, người tiến hành sản xuất phải có sự hao phí sức lao động cá biệt của mình nhỏ hơn hoặc bằng với mức hao phí sức lao động xã hội cần thiết, thì mới đạt được lợi thế trong cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh là những lợi thế giúp người sản xuất đó có thể có ưu thế hơn so với những người sản xuất khác.
2. Nội dung yêu cầu của quy luật giá trị
- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị.
- Yêu cầu của quy luật giá trị:
+ Thứ nhất, theo quy luật này, sản xuất hàng hóa được thực hiện theo hao phí lao động xã hội cần thiết, nghĩa là cần tiết kiệm lao động (cả lao động quá khứ và lao động sống) nhằm: đối với một hàng hóa thì giá trị của nó phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, tức là giá cả thị trường của hàng hóa
Xem thêm : Cách làm tan vết bầm khi tiêm filler
+ Thứ hai, trong trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải đảm bảo bù đắp được chi phí chí người sản xuất (tất nhiên chi phí đó phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết, chứ không phải bất kỳ chi phí cá biệt nào) và đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng.
3. Tác động của quy luật giá trị
– Thứ nhất: Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thị trường.
Điều tiết sản xuất tức là điều khiển, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành kinh tế, các lĩnh vực sản xuất khác nhau.
Nếu cung
Nếu cung > cầu, hàng hóa sản xuất ra nhiều so với nhu cầu của thị trường, giá cả thấp hơn giá trị, hàng hóa khó bán, sản xuất không có lãi. Vì vậy, người sản xuất ngừng hoặc giảm sản xuất; nếu giá cả giảm thì cầu hàng hóa sẽ tăng.
Cung = Cầu: giá cả trùng hợp với giá trị. Do đó, nền kinh tế người ta thường gọi là “bão hòa”.
Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị dựa vào sự thay đổi của giá cả hàng hóa trên thị trường. Như vậy, sự biến động của giả cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế, mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hoá.
– Thứ hai: Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, làm cho lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
Xem thêm : Không lạm dụng nước muối sinh lý hàng ngày cho trẻ
Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá là một chủ thể sản xuất có tính độc lập trong quá trình sản xuất và vì vậy nên sự hảo tổn lao động của các chủ thể cũng sẽ khác nhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hoá ở thế có lợi sẽ thu được lãi cao. Nhà sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ thua lỗ. Để giành lợi thế trong cạnh tranh, và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Muốn vậy, nhà sản xuất phải dùng các biện pháp để tối đa hoa hóa chi phí sản xuất, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, tạo ra cho mình những lợi thế cạnh tranh.
– Thứ ba: Làm cho sự phân hoá người sản xuất hàng hoá thành người giàu, người nghèo.
Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, từ đó mà thu được nhiều lợi nhuận, họ trở thành người giàu. Họ mở rộng thêm sản xuất, quy mô. Ngược lại những người không có được các lợi thế cạnh tranh sẽ dần thua lỗ, trở thành người nghèo.
4. Mặt tích cực của quy luật giá trị
Quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu xã hội. Đồng thời, nó còn thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm… Bởi vì trong sản xuất hàng hóa, để tồn tại và có lãi, mọi người sản xuất đều phải tìm làm cho mức hao phí lao động cá biệt của mình thấp hơn hoặc bằng mức lao động xã hội cần thiết.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của Công ty Luật ACC về Quy luật giá trị có yêu cầu gì? Những điều cần biết . Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp