Thị trường liên ngân hàng một số quốc gia trên thế giới
Giai đoạn 2018-2022, nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, thách thực đại dịch COVID-19 đến những biến động chính trị, lạm phát, chạy đua lãi suất… Điều này tác động mạnh đến thị trường liên ngân hàng các nước. Cụ thể:
Trung Quốc
Trung Quốc xem lãi suất là một kênh truyền tải chính sách tiền tệ (CSTT) quan trọng trong nền kinh tế, từ đó họ hoàn thiện thị trường liên ngân hàng như một kênh truyền tải CSTT hiệu quả. Tuy nhiên, việc áp dụng trần lãi suất huy động và sàn lãi suất cho vay đã có những tác động đến thị trường khiến cho vai trò của thị trường không rõ nét trong việc truyền tải CSTT. Năm 2019, Trung Quốc loại bỏ lãi suất trần huy động. Lãi suất repo kỳ hạn 7 ngày (90% giao dịch trên thị trường repo được thực hiện với kỳ hạn bằng hoặc dưới 7 ngày), lãi suất SHIBOR (Shanghai Interbank Offer Rate), CHIBOR (China Interbank Offer Rate) được coi là 3 loại lãi suất đại diện cho lãi suất liên ngân hàng ngắn hạn.
Trung Quốc là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trong nhất của đại dịch COVID-19. Với mục tiêu hồi phục nền kinh tế sau đại dịch một cách nhanh chóng, Trung Quốc thực hiện nới lỏng CSTT, bao gồm cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và liên tục các đợt bơm tiền vào nền kinh tế.
Singapore
Xem thêm : Quan hệ với người đủ 18 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự?
Hiện tại thị trường liên ngân hàng Singapore đang sử dụng lãi suất tham chiếu là SIBOR do Hiệp hội Ngân hàng Singapore (ABS) công bố. Lãi suất này được tổng hợp từ đóng góp của các ngân hàng tại Singapore. Tuy nhiên trước những lo ngại về việc bị làm giá và thao túng, cùng với sự thiếu dữ liệu thu thập ở các kỳ hạn ít được ưa chuộng như 6 tháng. Hiện nay, ABS đang bắt đầu lộ trình của mình trong việc dừng tham chiếu SIBOR vào cuối năm 2024 ở cả 3 kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. Bắt đầu từ kỳ hạn 6 tháng sẽ chấm dứt vào giữa năm 2023. Lãi suất qua đêm bình quân Singapore (SORA) sẽ là lựa chọn thay thế. Cuối năm 2022, MAS (Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore) đã cảnh báo, việc chống lại lạm phát bằng chiến dịch tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ dẫn đến rủi ro về sự ổn định tài chính của các nền kinh tế.
Châu Âu
Năm 2021, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiếp tục điều hành linh hoạt CSTT để hỗ trợ nền kinh tế. Các chính sách của ECB đưa ra giúp nền kinh tế phục hồi và đưa lạm phát đến mục tiêu là 2%. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh lạm phát ngày một tăng cao và không thể đạt được mục tiêu theo những dự đoán của ECB khi bước sang 2022. Cùng với đó, xung đột vũ trang giữa Nga – Ukraine cũng ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế khu vực này. Nhiều dự báo đưa ra, trong tương lai gần, nền kinh tế chấu Âu sẽ tăng trưởng chậm. Giá năng lượng và nguyên liệu thô rất cao đang kìm hãm sản xuất và giảm sức mua của người dân. Các vấn đề về thiếu việc làm và thất nghiệp cũng tác động tiêu cực lên nên kinh tế. Người dân gặp nhiều khó khăn khi chi phí vay ngân hàng ngày một cao. Cũng như các nền kinh tế khác, ECB tiếp tục tăng lãi suất điều hành nhằm chống lại lạm phát.
Thị trường liên ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2018-2022
Về tính thanh khoản
Thanh khoản của các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2018 tương đối ổn định do huy động vốn phát triển trong khi hoạt động tín dụng có phần tăng kém hơn so với 2017 với tỷ lệ tín dụng huy động (LDR) bình quân hệ thống là 87,5%. Thanh khoản năm 2019 trở nên ổn định và dồi dào hơn từ sau giai đoạn Tết Nguyên Đán do có sự sụt giảm từ nhu cầu vốn và mức thặng dư cao của các ngân hàng lớn cung cấp ra thị trường. Càng về cuối năm 2019 lãi suất liên ngân hàng tiếp tục giảm, trong khi lãi suất tiền gửi thị trường 1 (giao dịch giữa các tổ chức và doanh nghiệp, người dân) không có quá nhiều biền đổi. Để giảm sự chênh lệch lớn giữa hai thị trường, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hạ trần lãi suất tiền gửi thị trường 1 ở các kỳ hạn dưới 6 tháng thông qua Quyết định số 2415/QĐ-NHNN ngày 18/11/2019. Nguồn cung vốn tiếp tục dồi dào khiến thanh khoản thị trường luôn ở mức cao và ổn định, thể hiện sự thành công trong việc điều hành CSTT của NHNN năm 2019.
Năm 2020, trước sự giảm trần lãi suất tiền gửi, huy động vốn trên thị trường 1 dần chậm lại. Tuy nhiên, vốn trên thị trường 2 (giao dịch liên ngân hàng) vẫn dồi dào nhờ sự bơm ròng liên tục từ NHNN, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) tận dụng cơ hội sử dụng nguồn vốn rẻ. Lãi suất thị trường 2 càng về cuối năm càng giảm mạnh, bên cạnh đó diễn biến của đại dịch COVID-19 ngày càng phức tạp hơn.
Xem thêm : Hướng dẫn khai báo tạm trú trên VNEID
Mức độ thanh khoản của thị trường bắt đầu giảm từ cuối năm 2021, cùng với nhu cầu về vốn cao theo thời vụ giai đoạn giáp Tết Nguyên Đán 2022 đã kéo lãi suất thị trường tăng trở lại. Việc hoàn thành các mũi vaccine trên cả nước đã giúp nền kinh tế dần mở cửa lại, dẫn đến việc tăng nhu cầu về vốn. Bên cạnh đó, diễn biến chính trị thế giới trở nên căng thẳng, ngày 24/2/2022 Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine.
Các NHTM, chủ yếu là các ngân hàng có thặng dư vốn lớn trở nên dè dặt hơn trong việc đầu tư trên thị trường liên ngân hàng, đặc biệt đối với các ngân hàng có liên kết thanh toán và liên doanh với Nga trong bối cảnh các lệnh trừng phạt liên tục được đưa ra. Nhằm hỗ trợ khôi phục kinh tế NHNN đã giảm lãi suất cho vay thị trường 1 dẫn đến nhu cầu tín dụng tăng cao.
Vào đầu quý IV/2022, xuất hiện nhiều thông tin xấu liên quan đến một ngân hàng lớn trong hệ thống dẫn đến khủng hoảng về thanh khoản không chỉ cá nhân của ngân hàng mà còn cho thanh khoản hệ thống. Các ngân hàng đồng loạt có động thái thu hẹp phạm vi đối tác giao dịch và đánh giá xếp hạng tín dụng bất thường đối với các đối tác vừa và nhỏ. Nhiều ngân hàng chỉ chấp nhận giao dịch với 4 NHTM lớn trong thời điểm này. Thị trường liên ngân hàng giảm thanh khoản mặc dù một số ngân hàng vẫn có thặng dư vốn lớn. Cùng với đó, khủng hoảng truyền thông kéo theo sự mất lòng tin của người dân với hệ thống ngân hàng, tiền gửi thị trường 1 bị rút ồ ạt. Trước tình hình đó, NHNN đã trấn an người gửi tiền đồng thời thông báo luôn sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống. Các NHTM cũng đồng loạt tăng lãi suất huy động thị trường 1 để thu hút lại nguồn tiền gửi của khách hàng.
Doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng giai đoạn 2018-2022 được NHNN ghi nhận ngày càng tăng, mức tăng tháng 12 các năm so với cùng kỳ năm trước lần lượt là 90,36%, 36,26%, 57,45% và 47,59% cho thấy vai trò của thị trường liên ngân hàng ngày càng rõ nét hơn trong việc giúp hệ thống ngân hàng trao đổi, điều tiết vốn từ nơi thừa sang thiếu, tăng hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng và đảm bảo tính thanh khoản của hệ thống.
Tuy nhiên, thị trường liên ngân hàng còn có một số hạn chế về tính thanh khoản. Cụ thể, thị trường rất nhạy cảm với thông tin dẫn tới việc tích trữ thanh khoản khi mà thị trường đang thiếu vốn. Tâm lý này có thể làm ảnh hưởng lớn đến cả hệ thống mà xuất phát từ việc tín nhiệm của các ngân hàng với nhau. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có một hệ thống xếp hạng được công bố chính thức do một tổ chức uy tín chịu trách nhiệm. Hiện tại, các NHTM đang thực hiện đánh giá xếp hạng tín nhiệm lẫn nhau bằng những quy chuẩn nội bộ do cá nhân mỗi ngân hàng tự xây dựng bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.
Về lãi suất liên ngân hàng
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp