400 thiên hà, gồm cả thiên hà chúng ta, đang bị hút về phía bí ẩn

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video thiên hà chúng ta đang sống tên gì

Điểm thu hút lớn nằm ngoài thiên hà của chúng ta – Ảnh NASA

Nhóm nghiên cứu – gồm các nhà khoa học thiên văn ở các Đại học Hawaii, Mỹ; Claude Bernrard Lyon 1, Pháp; Hebrew, Israel và Viện Nghiên cứu CEA – Saclay, Pháp – cho biết họ phát hiện các thiên hà đang hội tụ về phía cụm thiên hà Norma và Centaurus, gần đúng với vị trí của “Điểm thu hút lớn”.

Hiện giới khoa học chưa biết chính xác điều gì đang kéo thiên hà chúng ta đến đó, nhưng lực duy nhất có khả năng làm được điều đó là trọng lực. Và thứ kéo chúng ta chắc chắn là rất lớn.

Trước đó, vào năm 1929, các nhà khoa học khám phá rằng độ dịch chuyển đỏ của một thiên hà tỉ lệ thuận với khoảng cách của nó. Dịch chuyển đỏ là một hiện tượng vật lý, trong đó ánh sáng phát ra từ các vật thể đang chuyển động ra xa khỏi người quan sát sẽ đỏ hơn.

Phát hiện trên mang đến cho các nhà thiên văn một phương pháp để đo những thiên hà ở xa, dẫn đến khám phá: phần lớn các thiên hà đang di chuyển ra xa chúng ta, củng cố ý tưởng về một vũ trụ đang giãn nở.

Tuy nhiên, kiến thức này cuối cùng lại dẫn họ đến một khám phá mới đáng lo ngại.

Khi tiếp tục lập bản đồ vũ trụ quan sát được, họ nhận thấy 400 thiên hà hình elip đang di chuyển về phía mà chúng ta không thể nhìn thấy, tạm gọi là “Điểm thu hút lớn”.

Theo các nhà thiên văn, “Điểm thu hút lớn” nên xứng đáng có một cái tên. Trong tiếng Hawaii, “lani” có nghĩa là “thiên đường” và “akea” có nghĩa là “rộng rãi, vô tận”. Và họ đề xuất tên cho nơi thiên hà chúng ta đang hướng tới là “Siêu cụm thiên hà Laniakea”.

“Điểm thu hút lớn” này cách đây bao xa? Điều gì xảy ra nếu thiên hà của chúng ta bị kéo vào đó? Và liệu chúng ta có thể nhìn thấy nguồn sức mạnh của nó không? Hàng loạt câu hỏi đang chờ các nhà thiên văn học thế giới giải đáp.