Thiết bị mạng là gì? Đây là một câu hỏi rất thường gặp và cũng là một khái niệm cơ bản của mạng máy tính bạn cần biết. Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc hiểu rõ về thiết bị mạng là điều cần thiết đối với nhiều người sử dụng Internet và các chuyên gia IT.
Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc về thiết bị mạng, giới thiệu đến bạn các loại thiết bị mạng cơ bản như Switch, Router, Hub, Firewall, Access Point, Gateway… và các chức năng của chúng. Hãy chú ý theo dõi nhé!
Bạn đang xem: Thiết Bị Mạng Là Gì? Chức Năng Chính Của Các Thiết Bị Mạng
Thiết bị mạng là gì?
Thiết bị mạng là tập hợp các thiết bị kết nối một hoặc nhiều mạng LAN (mạng nội bộ). Chúng có khả năng kết nối nhiều segment lại với nhau. Tuy nhiên, số lượng sẽ xác định bởi số lượng cổng trên thiết bị cũng như các thiết bị sử dụng trong mạng.
Các thiết bị kết nối đặc biệt còn được gọi là thiết bị mạng, được sử dụng để cho phép dữ liệu truyền qua lại giữa hai phần mạng. Các thiết bị như: Card Mạng, Switch, Hub, Repeater, Router, Bridge, Wifi, Gateway, Firewall,. là những ví dụ về các thiết bị mạng phổ biến nhất hiện nay.
Tùy thuộc vào sự tương đồng và khác biệt của hai phần mạng cần liên kết, điều này có thể được thực hiện bằng cách chọn loại thiết bị liên kết thích hợp trong số các loại kết nối như repeater, bridge, router và gateway. Theo mô hình ISO/OSI, các thiết bị liên kết này được chọn dựa trên nhiệm vụ của chúng.
>> Xem thêm: Mạng LAN là gì? 3 cách bố trí mạng LAN cơ bản nhất
Những thành phần chính trong hệ thống thiết bị mạng là gì?
- Hub: Thiết bị khuếch đại thông tin qua nhiều cổng.
- Repeater: Thiết bị khuếch đại tín hiệu.
- Switch: Thiết bị chuyển mạch.
- Gateway: Thiết bị kết nối các mạng giao thức khác nhau của hệ thống.
- Modem: Giao tiếp mạng ISP.
- Bridge: Kết nối các mạng trong hệ thống lại với nhau.
- Router: Kết nối mạng IP
Các loại thiết bị mạng thường gặp
Sau khi biết thiết bị mạng là gì, hãy xem các loại thiết bị mạng thường gặp bao gồm những gì:
Card mạng
Card mạng được gọi là card dùng để giao tiếp Internet (Network Card) hay LAN Adapter. Đây là một loại bảng mạch cho phép một máy tính giao tiếp với các máy tính khác qua mạng Internet. Một card mạng được cắm vào bo mạch chính của máy tính, cho phép máy tính giao tiếp và kết nối với môi trường mạng.
Có hai loại card mạng: Card Onboard và Card rời.
- Card Onboard (tích hợp thẳng vào mainboard). Loại card này khi hỏng thường khó thay thế nhưng nó nhỏ gọn và ít tốn kém hơn so với card rời.
- Card rời: Card rời thường được kết nối với máy tính thông qua cổng PCI hoặc USB. Nó kết nối qua cổng USB dễ dàng cắm vào, nhỏ gọn và sẵn sàng sử dụng, nhưng giá cao hơn nhiều và phù hợp hơn với máy tính xách tay, vì vậy Card PCI vẫn là lựa chọn tốt nhất cho người dùng PC.
Card mạng hỗ trợ máy tính chuẩn bị dữ liệu để truyền lên mạng hoặc nhận dữ liệu từ mạng vào máy tính. Dữ liệu phải được chuyển đổi từ byte và bit thành tín hiệu điện để truyền qua cáp và ngược lại nếu như máy tính muốn nhận dữ liệu từ mạng về máy. Nó cho phép các máy tính giao tiếp với nhau, giúp truyền dữ liệu qua lại giữa các máy tính và kiểm soát thống kê dữ liệu từ cấp tới máy tính.
>> Xem chi tiết: Card mạng là gì? Các thành phần cơ bản của card mạng
Repeater
Hiểu rõ thiết bị mạng là gì bạn nên chú ý Repeater là một thiết bị ở lớp 1 (Physical Layer) cung cấp năng lượng cho tín hiệu đầu ra và khuếch đại tín hiệu vật lý đầu vào để nó có thể truyền đi xa hơn trên mạng.
Công việc của Repeater là sao chép, khuếch đại và khôi phục tín hiệu mang thông tin trên đường truyền. Hai phần mạng có thể được liên kết với nhau bằng cách sử dụng một Repeater được gọi là các đoạn mạng (Segment). Chúng phải giống hệt nhau trong tất cả các lớp giao thức và thậm chí cả đường truyền vật lý.
Xem thêm : Đốt pháo hoa của Bộ Quốc phòng dịp Tết 2024: 07 điều cần biết
Khi so sánh với mô hình OSI, chức năng của bộ lặp có thể được coi là thuộc phần dưới của lớp vật lý. Cần lưu ý rằng Repeater chỉ có thể kết nối hai đường dẫn của cùng một hệ thống liên lạc sử dụng cùng một giao thức và môi trường truyền dẫn.
Repeater không giống như bộ khuếch đại tín hiệu, nó không chỉ chịu trách nhiệm khuếch đại tín hiệu bị suy giảm mà còn chịu trách nhiệm hiệu chỉnh và tái tạo tín hiệu trong trường hợp có nhiễu. Một Repeater không tham gia trực tiếp vào các hoạt động liên lạc, không có địa chỉ riêng nhưng nó vẫn được coi là một trạm hoặc một thành viên trong mạng.
>> Xem chi tiết: Repeater là gì?
Hub
Tìm hiểu thiết bị mạng là gì bạn nên biết Hub là một thiết bị kết nối mạng có công dụng giống như Repeater nhưng nó có nhiều cổng (Hub có từ 4 đến 24 cổng). Khi thông tin được nhập vào một cổng, nó sẽ được gửi đến tất cả các cổng khác với Hub.
Hub được phân thành hai loại: Active Hub và Smart Hub.
- Active Hub: Đây là loại Hub khá phổ biến, cần nguồn điện để hoạt động và dùng để khuếch đại tín hiệu vào trước khi đưa đến các cổng còn lại, đảm bảo mức tín hiệu cần thiết.
- Smart Hub (Intelligent Hub): Smart Hub thực hiện chức năng tương tự như Active Hub nhưng nó bao gồm thêm một chip có khả năng tự động phát hiện lỗi – rất hữu ích trong trường hợp kiểm tra và phát hiện lỗi mạng.
>> Xem chi tiết: Hub là gì?
Switch
Switch hay còn được gọi là là thiết bị chuyển mạch, nó dùng để kết nối các thiết bị hoặc các mạng nhỏ lại với nhau. Switch cũng tương tự như Bridge nhưng Switch có nhiều cổng hơn và tốc độ xử lý nhanh hơn nhiều so với Bridge.
Switch có thể kết nối nhiều phân đoạn tùy thuộc vào số lượng cổng trên Switch và có thể thực hiện nhiều chức năng hơn Bridge, chẳng hạn như tạo Vlan. Lớp 2 của mô hình OSI là nơi các Switch hoạt động.
Tìm hiểu thiết bị mạng là gì bạn đừng quên Switch được mô tả như một Bridge có nhiều cổng. Trong khi một Bridge chỉ có hai cổng để kết nối hai mạng thì một Switch có thể kết nối nhiều mạng tùy thuộc vào số lượng cổng (port) có trên Switch.
Switch giống như Bridge, lấy thông tin mạng từ các gói tin (packet) mà nó nhận được từ các máy trong mạng. Switch sử dụng thông tin này để xây dựng bảng Switch, bảng này chứa thông tin hỗ trợ các gói đến đúng địa chỉ.
Switch trong giao tiếp dữ liệu ngày nay thường thực hiện hai chức năng: truyền khung dữ liệu từ nguồn đến đích và xây dựng bảng Switch. Switch có thể cung cấp nhiều chức năng hơn, chẳng hạn như khả năng tạo mạng LAN ảo (VLAN) và hoạt động ở tốc độ nhanh hơn nhiều so với Repeater.
>> Xem chi tiết: Switch là gì? Tầm quan trọng của thiết bị Switch trong hệ thống mạng
Router
Router là một thiết bị mạng thuộc lớp 3 trong mô hình OSI (Network Layer). Router hỗ trợ kết nối hai hoặc nhiều mạng IP. Các máy tính trong mạng phải “nhận biết” về sự hiện diện của Router, nhưng một trong những quy tắc của IP là mọi máy tính kết nối mạng đều có thể giao tiếp được với Router.
Ưu điểm: Biết thiết bị mạng là gì ta thấy về mặt vật lý, các Router có thể kết nối với các loại mạng khác, từ Ethernet cục bộ tốc độ cao đến các đường dây điện thoại đường dài tốc độ chậm.
Nhược điểm: Router chậm hơn Bridge vì chúng yêu cầu tính toán nhiều hơn để xác định cách định tuyến các gói, đặc biệt là khi các mạng không được kết nối ở cùng tốc độ. Một mạng nhanh có thể truyền các gói nhanh hơn nhiều so với một mạng chậm và có thể gây ra tắc nghẽn mạng. Do đó, Router có thể hướng dẫn máy tính gửi các gói tin đến chậm hơn.
Xem thêm : Quản trị kinh doanh học trường nào? Top 10 trường uy tín
>> Xem chi tiết: Router là gì? 7 yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn router
Gateway
Gateway là một thiết bị dùng để kết nối các hệ thống mạng khác nhau (các hệ thống bus khác nhau). Nhiệm vụ chính của Gateway là tiến hành chuyển đổi giao thức ở cấp cao, thường được làm bởi các thành phần phần mềm.
Do đó, Gateway không nhất thiết phải là một thiết bị đặc biệt mà có thể là một PC có phần mềm cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay cũng tồn tại các sản phẩm phần cứng chuyên dụng thực hiện chức năng Gateway.
Firewall
Biết thiết bị mạng là gì hãy nhớ tường lửa hay còn gọi là FireWall là thuật ngữ trong chuyên ngành mạng máy tính dùng để chỉ một bức tường lửa, hệ thống an ninh mạng hay bảo mật an toàn thông tin mạng.
Tường lửa có hai loại: phần cứng và phần mềm được tích hợp vào hệ thống. Nó hoạt động như một rào cản giữa truy cập an toàn và truy cập không an toàn, chống truy cập trái phép và ngăn chặn truy cập trái phép, chặn virus… Đảm bảo thông tin nội bộ không bị đánh cắp do truy cập trái phép.
>> Xem chi tiết: Firewall là gì? Cách thức hoạt động của Firewall
Bridge
Bridge là một thiết bị mạng nằm lớp 2 thuộc mô hình OSI (Data Link Layer). Một Bridge kết nối hai mạng để tạo thành một mạng lớn duy nhất. Bridge thường được sử dụng làm cầu nối hai mạng, nó giám sát các gói tin (packet) trên tất cả các mạng. Khi Bridge phát hiện một gói được gửi từ mạng này sang mạng khác, nó sẽ sao chép và gửi gói đến mạng đích.
Lợi ích của Bridge là nó hoạt động minh bạch, cho phép các máy tính trên các mạng khác nhau dễ dàng trao đổi dữ liệu. Một Bridge có thể xử lý nhiều loại lưu lượng mạng, chẳng hạn như địa chỉ Banyan, Novell và IP cùng một lúc. Tuy nhiên, Bridge chỉ kết nối các mạng cùng loại nên khó sử dụng Bridge cho các mạng nhanh không ở gần nhau về mặt vật lý.
Access Point
Tìm hiểu thiết bị mạng là gì bạn nên biết Access Point (AP) là thiết bị tạo mạng cục bộ không dây hoặc mạng WLAN trong tòa nhà hoặc văn phòng. Một Access Point là một trạm truyền và nhận dữ liệu. Chúng được gọi với tên là thiết bị thu phát sóng Wifi.
Access Point kết nối người dùng này với những người dùng mạng khác. Chúng cũng đóng vai trò là một điểm tiếp xúc giữa mạng có dây cố định và mạng WLAN. Mỗi Access Point có thể phục vụ cho nhiều người dùng ở trong một vùng mạng xác định. Mọi người sẽ tự động được chuyển đến Access Point tiếp theo nếu họ di chuyển ra khỏi phạm vi của một Access Point.
Access Point đóng vai trò là nền tảng để các thiết bị khác nhau giao tiếp với nhau. Do có tường lửa và mật khẩu bảo vệ, kết nối luôn được bảo mật với thế giới bên ngoài. Access Point có thêm chức năng hỗ trợ kết nối mọi thiết bị hỗ trợ kết nối không dây với mạng cục bộ có dây. Tuy nhiên, không giống như modem, chúng chỉ kết nối với mạng có dây và không dây và không cấp phát địa chỉ IP.
>> Xem chi tiết: Access Point là gì?
Lời kết
Thông qua bài viết này, chúng tôi đã cho bạn biết thiết bị mạng là gì và các loại thiết bị mạng được sử dụng phổ biến nhất. Hy vọng rằng những thông tin được cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị mạng và tầm quan trọng của chúng trong mạng máy tính.
Ngoài ra, để xem thêm những bài viết khác, các bạn có thể truy cập vào Website hoặc Fanpage của Máy Chủ Sài Gòn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp