Câu hỏi: Thiết kế mạch điện tử đơn giản gồm mấy bước?
A. 6 bước.
Bạn đang xem: Thiết kế mạch điện tử đơn giản gồm mấy bước?
B. 2 bước.
C. 3 bước.
D. 4 bước.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B. 2 bước
Khi nhìn vào bên trong các thành phần cấu tạo của tivi, máy tính, điện thoại… chúng ta rất dễ nhận ra sự có mặt các mạch điện tử.
Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thông tin về mạch điện tử qua bài viết dưới đây
1. Định nghĩa về mạch điện tử
Mạch điện tử là mạch điện bao gồm các linh kiện điện tử riêng lẻ, như điện trở, bóng bán dẫn, tụ điện, cuộn cảm, điốt, vi mạch,… được nối bằng các dây dẫn hoặc vật dẫn để dẫn dòng điện.
Hoặc chúng ta có thể hiểu theo một cách đơn giản hơn, mạch điện tử là mạch mắc bộ phận nguồn phối hợp với các linh kiện điện tử, dây dẫn để đảm nhận một chức năng nào đó.
Khi tiến hành sửa chữa tivi, máy tính, các thiết bị điện tử nói chung,… chúng ta dễ dàng bắt gặp các bảng mạch điện tử được kết nối rất tỉ mỉ bởi nhiều linh phụ kiện khác nhau.
2. Các loại mạch điện tử
Có nhiều cách phân loại mạch điện tử cơ bản. Nếu dựa theo nhiệm vụ và chức năng khác biệt, chúng được chia ra gồm những loại như sau:
- Mạch khuyếch đại:
Xem thêm : Giá trứng gà là bao nhiêu? Mua ở đâu an toàn?
Mạch khuếch đại còn được gọi là khuếch đại, đây là một thiết bị hoặc linh kiện bất kỳ, sử dụng một lượng công suất nhỏ ở đầu vào để giúp điều khiển một luồng công suất lớn ở đầu ra.
Trong mạch khuếch đại, ta có thể chia thành ba loại khác nhau như sau:
+ Mạch điện tử khuếch đại công suất: Đây là loại mạch khi ta đưa một tín hiệu có công suất yếu vào thì tín hiệu đầu ra sẽ có công suất mạnh hơn nhiều lần. Nó là sự kết hợp của cả hai loại mạch trên.
+ Mạch khuếch đại về dòng điện: Loại mạch giúp ta thu được một tín hiệu có cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần so với tín hiệu có cường độ yếu được đưa vào ban đầu.
+ Khuếch đại về điện áp: Loại mạch mà khi ta đưa một tín hiệu có biên độ nhỏ vào thì kết quả của đầu ra sẽ thu được một tín hiệu có biên độ lớn hơn nhiều lần.
- Mạch nguồn (chỉnh lưu, lọc, ổn áp)
Đây là loại mạch dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Trong mạch chỉnh lưu lại gồm hai loại là mạch chỉnh lưu nửa chu kỳ và toàn chu kỳ.
- Mạch tạo xung
Còn loại mạch này là loại board mạch dùng để mắc phối hợp các linh kiện điện tử và nhằm biến đổi năng lượng dòng điện một chiều thành năng lượng điện có xung và tần số theo yêu cầu.
- Mạch tạo sóng hình sin
Giúp tạo ra tín hiệu sin chuẩn về biên độ và tần số. Thường dùng làm nguồn tín hiệu để kiểm tra đặc tính của các linh kiện, các mạch khuếch đại và các thiết bị điện tử khác.
Ta có thể phân loại các dạng tạo sóng hình sin dựa theo đặc tuyến về linh kiện và tần số dao động và ứng dụng để dùng làm sóng mang, sóng điều chế trong kỹ thuật thu phát vô tuyến điện.
3. Các bước thiết kế mạch điện tử
Thiết kế mạch điện tử cần tuân thủ nguyên tắc:
+ Bám sát, đáp ứng yêu cầu thiết kế.
+ Mạch thiết kế đơn giản, tin cậy.
+ Thuận tiện khi lắp đặt, vận hành và sửa chữa.
Xem thêm : Pháp luật nước ta mang bản chất của giai cấp nào?
+ Hoạt đông chính xác.
+ Linh kiện có sẵn trên thị trường
Khi thiết kế một mạch điện tử ta cần thực hiện theo 2 bước:
+ Thiết kế mạch nguyên lý:
+ Tìm hiểu yêu cầu của mạch thiết kế.
+ Đưa ra một số phương án để thực hiện.
+ Chọn phương án hợp lý nhất.
+ Tính toán chọn các linh kiện hợp lý.
+ Thiết kế mạch lắp ráp:
Mạch lắp ráp thiết kế phải tuân thủ nguyên tắc:
+ Bố trí các linh kiện trên bảng mạch một cách khoa học và hợp lí.
+ Vẽ các đường dây dẫn điện nối các linh kiện theo đúng sơ đồ nguyên lí.
+ Đảm bảo các dây dẫn không bị chồng chéo và là ngắn nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp