Nền văn học Việt Nam sản sinh ra rất nhiều các thể thơ đặc sắc và mỗi thể thơ mang nét đặc trưng riêng biệt. Ở bài viết ngày hôm nay, Palada.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu thể thơ 8 chữ là gì? Có tác dụng gì? Cách làm thơ 8 chữ dựa trên luật thơ? Cùng theo dõi nhé.
- Có nên dùng kem tẩy lông cho vùng bikini hay không?
- Tổng hợp 8 cách hít thở giúp giảm mỡ bụng hiệu quả cao
- Nguyên nhân nóng bàn chân vào ban đêm mùa hè?
- Đăng ký kết hôn có cần chuyển hộ khẩu không? [2024]
- Warren Buffett nghĩ thời gian là thứ duy nhất không mua được, nhưng nếu có thể thì sao: Ba nhà khởi nghiệp trẻ này đã chứng minh thời gian do chính bản thân bạn nắm giữ
Thể thơ 8 chữ là gì?
Thơ 8 chữ hay còn gọi là thể thơ bát ngôn có đặc điểm sau:
Bạn đang xem: Thơ 8 chữ là thể thơ gì? Cách ngắt nhịp, gieo vần thể thơ 8 chữ
- Mỗi dòng thơ có 8 chữ.
- Tuy là thơ tự do, nhưng vẫn có niêm luật.
- Thể thơ 8 chữ chú trọng rất nhiều trong chất “nhạc” của từng câu thơ.
- Cách làm thơ 8 chữ dễ dàng hơn các thể thơ khác rất nhiều vì không bị luật thơ gò bó.
Luật thơ 8 chữ
Dù vẫn có niêm luật nhưng thể thơ 8 chữ lại không đòi hỏi người viết phải bám sát luật. Tác giả hoàn toàn có thể tự do làm thơ, không nhất thiết phải theo khuôn khổ nào hết.
Để nói về luật thơ 8 chữ cơ bản như sau:
- Chữ cuối của câu hai và ba phải theo cùng vần là trắc trắc, hoặc bằng bằng, cứ 2 cặp trắc lại đến 2 cặp bằng cho đến hết bài thơ.
- Câu cuối cùng cũng tương tự câu đầu, không cần vần với câu nào hết, nhưng nếu chữ cuối của câu cuối vần được với chữ cuối câu đầu thì sẽ hay hơn.
Vì thơ 8 chữ không có quá gò bó niêm luật nê việc bạn lựa chọn từ ngữ để sử dụng cho bài thơ cũng dễ dàng hơn, khiến bài thơ trở nên có nhịp điệu uyển chuyển và hấp dẫn hơn.
Cách làm thơ 8 chữ
Như đã nói, vì cách làm thơ 8 chữ không yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ niêm luật nên bạn hoàn toàn có thể sáng tác thơ tự do. Còn nếu muốn làm thơ 8 chữ đúng chuẩn niêm luật thì dưới đây sẽ là luật thơ 8 chữ chi tiết với ví dụ minh họa cụ thể:
Luật bằng trắc
Thường thì trong câu để có âm điệu du dương thì nếu chữ cuối có thanh trắc thì chữ thứ 3 trắc, chữ thứ 5 và 6 thanh bằng; chữ cuối có thanh bằng thì chữ thứ 3 thanh bằng, chữ thứ 5 và 6 thanh trắc.
* Chữ cuối có thanh trắc thì chữ thứ 3 là thanh trắc, thứ 5 hoặc 6 là thanh bằng:
Ngắt câu chữ thứ 5 : x x T B x x T
Ngắt câu chữ thứ 6 : x x T x B x T
* Chữ cuối có thanh bằng thì chữ thứ 3 là thanh bằng, chữ 5 năm hoặc 6 là thanh trắc:
Ngắt câu chữ thứ 5 : x x B T x x B
Ngắt câu chữ thứ 6 : x x B x T x B
Tuy nhiên, nhiều tác giả làm thơ cũng không theo luật bằng trắc này.
Trong một câu, nên có sự cân bằng giữa số lượng thanh bằng và thanh trắc. Ví dụ: Bằng /Trắc = 3/5 hoặc ngược lại. Thanh bằng trắc cũng nên xen kẽ đều đặn để câu thơ thêm uyển chuyển, nhịp nhàng.
Cách ngắt nhịp
Câu thơ 8 chữ có thể ngắt nhịp bất kỳ, thường sẽ ngắt nhịp 3/5, 3/3/2, 3/2/3, cũng có khi 4/4, 2/2/2/2, 5/3…
Chúng ta nên thay đổi liên tục cách ngắt nhịp để bài thơ 8 chữ có tiết tấu nhịp nhàng hơn.
Xem thêm : SỮA TẮM KHỬ MÙI HÔI CHO CHÓ
“Có những lúc/ tình ngọt ngào/ đằm thắm
Và êm đềm/ đậm sâu/ ở trong nhau
Có những lúc/ tình ta lại âu sầu
Đầy giông bão/ và đau đớn biết mấy.”
(Trích Tình yêu – Tác giả Hương Vang)
Cách gieo vần
Gieo vần thì có nhiều cách, có thể theo các cách tương tự như gieo theo vần thơ 4 chữ như sau :
Vần liên tiếp
Cứ hai vần bằng lại đến hai vần trắc, hoặc hai vần trắc lại đến hai vần bằng. Như vậy, câu 1 vần với câu 2, câu 3 vần với câu 4, hoặc là câu 2 vần với câu 3, câu 4 vần với câu 5. Ví dụ:
“Em cứ hẹn, nhưng mà đừng đến nhé!
Tôi sẽ trách – hiển nhiên, nhưng rất nhẹ
Nếu trót đi, em hãy nhớ quay về…
Tình mất vui khi ta trọn câu thề”
(Trích Ngập ngừng – Hồ Dzếnh)
Vần chéo (Vần giãn cách)
Một vần bằng rồi mới tới một vần trắc. Như vậy, câu 1 vần với câu 3, câu 2 vần với câu 4. Ví dụ:
“Trời xuân vắng, cỏ cây lay xào xạc
Bóng đêm chợt hoảng hốt mãi không thôi.
Xem thêm : Người bị đắng miệng nên ăn gì? Mẹo trị đắng miệng khi ốm sốt
Gió xuân lạnh, ngàn sâu, thì ca hát
Trăng xuân sầu, sao héo, đã thôi cười.”
(Đêm xuân sầu – Chế Lan Viên)
Vần ôm
Câu 1 vần với câu 4, câu 2 vần với câu 3. Ví dụ:
“Trời hôm nay mưa nhiều hay sẽ nắng?
Mưa thôi chẳng về bong bóng vỡ đầy tay
Trời nắng ngọt ngào… thôi ở lại đây
Như một buổi hiên nhà nàng bừng sáng”.
(Tuổi mười ba – Nguyên Sa)
Thể thơ 5 chữ là gì? Đặc điểm, tác dụng, cách làm thơ 5 chữ
Thể thơ 6 chữ là thể thơ gì? Thơ 6 chữ về quê hương, tình yêu
Tác dụng của thể thơ 8 chữ
Thể thơ 8 chữ linh hoạt trong sáng tác và không bị gò bó bởi niêm luật như nhiều thể thơ khác; thể hiện sự uyển chuyển trong từng câu thơ, chất nhạc trong thơ.
Cũng bởi chẳng bị trói buộc bởi luật thơ nên tác giả có thể dễ dàng hơn trong việc thể hiện cảm xúc thật trọn vẹn trong từng câu chữ.
Hơn thế nữa, vì thơ 8 chữ mang đặc trưng của chất nhạc nhờ vần nhịp uyển chuyển nên người đọc sẽ cảm nhận được những tâm tư, tình cảm mà tác giả gửi gắm qua bài thơ.
Trên đây là những thông tin cơ bản về thể thơ 8 chữ là gì, cách làm thơ 8 chữ. Nếu là một người yêu thơ ca, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn thể thơ 8 chữ để sáng tác. Sự đơn giản trong niêm luật và vẫn điệu sẽ giảm bớt những khó khăn trong quá trình sáng tác thơ, đặc biệt là với những người mới bắt đầu làm thơ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp