Người tham gia nghĩa vụ quân sự được về sớm trước thời gian 24 tháng khi nào?
Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của luật này.
Căn cứ theo Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định: Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 6 tháng trong trường hợp sau đây: Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Mặt khác, thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
Như vậy, thông qua các quy định trên cho thấy, về nguyên tắc, thời gian công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình là 24 tháng, trừ trường hợp kéo dài thời hạn theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc đi nghĩa vụ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
Thời gian công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình là 24 tháng. Ảnh minh họa: dqtv.vn
Ngoài ra, về điều kiện xuất ngũ, khoản 2 Điều 43 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau: Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ (theo quy định tại Điều 21) của luật này thì được xuất ngũ. Theo đó, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn khi được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1; các điểm a, b và c khoản 2 Điều 41 của luật này.
Cụ thể, người tham gia nghĩa vụ quân sự được về sớm trước 24 tháng nếu thuộc các trường hợp dưới đây:
– Hội đồng khám sức khỏe kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ.
– Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
– Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
– Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một.
– Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
– Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Đối tượng nào không được đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự?
Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định người không được đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự bao gồm các trường hợp như sau:
Xem thêm : [GIẢI ĐÁP] Nối Tóc Bao Lâu Thì Nâng Mối Nối?
– Công dân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích.
– Công dân đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Công dân bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Tuy nhiên, hết thời hạn áp dụng các biện pháp trên, công dân được đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự.
Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự: Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
ANH PHƯƠNG
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc phòng an ninh xem các tin, bài liên quan.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp