Được đứng trong hàng ngũ của quân đội nhân dân Việt Nam là điều đáng tự hào của bao nhiêu người, đặc biệt cấp bậc càng cao thì sự tôn trọng càng nhiều. Hiện nay, cấp bậc không chỉ được phong cho người đứng trong hàng ngũ mà các chiến sĩ cũng được phong tặng những cấp bậc trong đó có sĩ quan dự bị. Vậy sĩ quan dự bị có được thăng quân hàm không? Và cách thăng quân hàm được quy định như thế nào? hãy cũng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Bạn đang xem: Sĩ quan dự bị có được thăng quân hàm không?
Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008
Sĩ quan dự bị là gì?
Sĩ quan dự bị là sĩ quan thuộc ngạch dự bị, cụ thể theo pháp luật hiện hành thì ngạch sĩ quan dự bị là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ
Sĩ quan dự bị sẽ được phân hạng theo tuổi, được phong, thăng quân hàm theo luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam . Sĩ quan dự bị là những sĩ quan được phân hạn theo tuổi bao gồm sĩ quan hạng 1 và hạng 2 được phong hoặc thăng quân hàm theo quy định của pháp luật theo luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan dự bị sẽ được đăng ký và được quản lý bởi cơ quan quân sự địa phương nơi sĩ quan đang công tác hoặc cư trú.
Đối tượng được đăng ký sĩ quan dự bị là ai?
Căn cứ theo Điều 39 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định:
Xem thêm : TMS – Gói tin hạch toán thành công là gì khi Hoàn thuế TNCN 2023
Những người sau đây phải đăng ký sĩ quan dự bị:
- Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị;
- Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được đào tạo sĩ quan dự bị;
- Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội, đã được đào tạo sĩ quan dự bị.
Hồ sơ tuyển chọn sĩ quan dự bị
- Bản sơ yếu lý lịch tự thuật, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi lao động, học tập, làm việc (đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, công dân tốt nghiệp đại học trở lên, sinh viên khi tốt nghiệp đại học và hạ sĩ quan dự bị); hồ sơ quân nhân (đối tượng là quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ);
- Bản thẩm tra xác minh lý lịch;
- Phiếu (giấy) khám sức khỏe;
- Bản sao chụp các văn bằng, chứng chỉ, bản công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền.
Trường hợp nào được bổ nhiệm sĩ quan dự bị?
Căn cứ theo Điều 41 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định việc bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đối với sĩ quan dự bị được quy định như sau:
- Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị được phong quân hàm Thiếu uý sĩ quan dự bị;
- Cán bộ, công chức tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị thì căn cứ vào chức vụ được bổ nhiệm trong các đơn vị dự bị động viên, kết quả học tập, rèn luyện và mức lương đang hưởng để xét phong cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị tương xứng;
- Căn cứ vào nhu cầu biên chế, tiêu chuẩn chức vụ của sĩ quan, kết quả học tập quân sự và thành tích phục vụ quốc phòng, sĩ quan dự bị được bổ nhiệm chức vụ trong các đơn vị dự bị động viên và được thăng cấp bậc quân hàm tương xứng với chức vụ đảm nhiệm;
- Thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị dài hơn 2 năm so với thời hạn của mỗi cấp bậc quân hàm sĩ quan tại ngũ quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
- Sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thì căn cứ vào tiêu chuẩn, quy định cấp bậc quân hàm của chức vụ được bổ nhiệm, cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị hiện tại và thời hạn xét thăng quân hàm để xét thăng cấp bậc quân hàm tương xứng.
Trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quan dự bị được quy định như thế nào?
Quyền lợi và trách nhiệm của sĩ quan dự bị được quy định cụ thể tại Điều 42 và Điểu 43 Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999 như sau:
Sĩ quan dự bị có trách nhiệm sau đây:
- Đăng ký, chịu sự quản lý của chính quyền và cơ quan quân sự địa phương nơi cư trú hoặc công tác và đơn vị dự bị động viên;
- Tham gia các lớp huấn luyện, tập trung kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong lực lượng dự bị động viên;
- Vào phục vụ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này.
Sĩ quan dự bị có quyền lợi sau đây:
- Được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân y và được hưởng các chế độ khác do Chính phủ quy định; được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích;
- Sĩ quan dự bị được gọi vào phục vụ tại ngũ trong thời bình, khi hết thời hạn được trở về cơ quan hoặc địa phương trước khi nhập ngũ và tiếp tục phục vụ trong ngạch dự bị; trường hợp quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ tiêu chuẩn thì được chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ.
Hiện nay sĩ quan dự bị có được thăng quân hàm không?
Căn cứ theo điều 41 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 (Luật sĩ quan quân đội nhân dân việt nam sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2014) và khoản 2 điều 49 Luật dân quân tự vệ năm 2019 quy định về việc thăng quân hàm sĩ quan dự bị thì sĩ quan dự bị hoàn toàn có thể được thăng quân hàm.
Xem thêm : Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân và hậu quả của hiệu ứng nhà kính
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 41 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, Khoản 4 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 thì:
Thời hạn thăng cấp quân hàm đối với sĩ quan dự bị được quy định như sau:
- Thiếu úy lên Trung úy: 4 năm;
- Trung úy lên Thượng úy: 5 năm;
- Thượng úy lên Đại úy: 5 năm;
- Đại úy lên Thiếu tá: 6 năm;
- Thiếu tá lên Trung tá: 6 năm;
- Trung tá lên Thượng tá: 6 năm;
- Thượng tá lên Đại tá: 6 năm;
- Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 6 năm;
- Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 6 năm;
- Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 6 năm;
- Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 6 năm.
Như vậy, sĩ quan dự bị hoàn toàn có thể được thăng quân hàm.
Mời bạn xem thêm
- Những đối tượng nào được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự năm 2022
- Sĩ quan ra quân được bao nhiêu tiền theo QĐ?
- Sĩ quan huấn luyện chiến đấu bị thương 10% thì là thương binh?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề “Hiện nay sĩ quan dự bị có được thăng quân hàm không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, công chứng tại nhà, hủy hóa đơn điện tử; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, in hóa đơn điện tử ; đăng ký mã số thuế cá nhân cho thuê nhà… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp