Thời hạn hiệu lực hợp đồng tín dụng (Cập nhật 2024)

Do nhu cầu đi vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác đang ngày càng phát triển. Nhiều cá nhân, tổ chức huy động vốn bằng hình thức vay tín dụng. Vay tín dụng bản chất là hợp đồng vay tài sản và được thực hiện thông qua hình thức là hợp đồng tín dụng. Những vấn đề liên quan đến thời hạn hiệu lực hợp đồng tín dụng. Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Thời hạn hiệu lực hợp đồng tín dụng

1. Hợp đồng tín dụng là gì?

Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với khách hàng là tổ chức, cá nhân (bên vay) nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ nhất định giữa các bên theo quy định của pháp luật, theo đó bên cho vay chuyển giao một khoản tiền tệ cho bên vay sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định tr đích ong một thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

2. Thời hạn hiệu lực hợp đồng tín dụng là gì?

Thời hạn hiệu lực hợp đồng tín dụng chính là khoảng thời gian có hiệu lực của hợp đồng, tính từ thời điểm phát sinh hiệu lực đến thời điểm kết thúc hiệu lực. Hãy cùng ACC tìm hiểu qua những nội dung sau!

3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

– Chủ thể phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi; chủ thể là người đại diện phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi

– Mục đích của hợp đồng không được trái quy định của pháp luật và đạo đức xã hội; không vi phạm các điều cấm của xã hội

– Có sự đồng thuận giữa các bên cam kết trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và tự do ý chí. Các hành vi dẫn đến vô hiệu: nhầm lẫn, lừa dối, lừa gạt, ép buộc, cưỡng bức trong giao kết hợp đồng.

– Hình thức hợp đồng: Bằng văn bản.

4. Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng

Là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên.

+ Đối với Hợp đồng thực tế: chuyển giao số tiền của người cho vay sang người vay không phải là nghĩa vụ pháp lý trong hợp đồng mà bên cho vay phải thực hiện

+ Đối với hợp đồng ưng thuận: Hiệu lực phát sinh hợp đồng khi các bên thỏa thuận xong các điều khoản và đóng dấu, ký tên – trách nhiệm pháp lý phát sinh khi các bên không thực hiện: bên cho vay sẽ bị phạt vi phạm và trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi không chuyển giao tiền.

5. Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý

Hợp đồng vô hiệu tương đối:

– Chủ thể tham gia hợp đồng không có năng lực hành vi dân sự

– Hợp đồng được ký kết không có sự tự nguyện và đồng thuận giữa các bên. Vi phạm chỉ phương hại đến lợi ích riêng của các bên ký kết

– Các giải quyết: quyền tự định đoạt của các bên – yêu cầu của các bên có quyền lực bị phương hại – không có lỗi

Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối:

– Mục đích, nội dung, hình thức của hợp đồng có vi phạm các điều cấm của pháp luật hoặc đạo đức xã hội và phương hại đến lợi ích chung

– Căn cứ theo bộ luật dân sự 2015, ai cũng có quyền yêu cầu tuyên bố vô hiệu và thời hạn thực hiện quyền không bị hạn chế.

Hợp đồng tín dụng vô hiệu do lừa dối:

– Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

– Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

– Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

– Căn cứ theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cấp tín dụng, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định trong hợp đồng cấp tín dụng.

Hậu quả pháp lý:

– Việc ký kết hợp đồng không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên . Cá bên phải hoàn trả tất cả những gì đã nhận đúng như tình trạng lúc ban đầu khi hợp đồng chưa được ký kết. – Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ra đối với tài sản cầm giữ

– Không được yêu cầu bồi thường khi thiệt hại xảy ra do lỗi của mình.

Trên đây là nội dung xoay quanh vấn đề Thời hạn hiệu lực hợp đồng tín dụng (Cập nhật 2022). Hợp đồng tín dụng đang ngày càng phổ biến như một hình thức vay vốn đầu tư. Nếu cần hỗ trợ gì thêm hãy liên hệ với ACC quý vị nhé!