Tác phẩm không chỉ đưa độc giả trở về với tuổi thơ, đắm chìm trong thế giới của tuổi thần tiên cùng các nhân vật nhỏ tuổi mà còn đánh thức ở chúng ta tấm lòng bao dung, độ lượng, sẻ chia, đồng cảm đối với trẻ em và đối với cuộc sống hiện thực xung quanh.
- Kho BN A/B Mega SOC ở đâu? Hàng đến kho khi nào nhận được?
- Thiên Bình Là Cung Gì? Đặc Điểm, Tính Cách Và Tình Yêu Của Cung Hoàng Đạo Thiên Bình
- Ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền và có bị giữ bằng không?
- Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
- Chuyển phát nhanh có làm việc vào thứ 7 chủ nhật hay không ?
Tác phẩm gồm 12 chương là 12 câu chuyện khác nhau xoay xung quanh 4 đứa trẻ trong cùng một khu xóm là con Tủn, con Tí sún, thằng Hải cò và thằng cu Mùi. Trong đó, người kể chuyện là cu Mùi lúc bé bắt đầu từ lúc 8 tuổi và nhận xét, đánh giá của “ông Mùi” khi đã gần 50 tuổi. Cuốn sách thực sự là một người bạn đồng hành tinh thần đầy tin cậy, thấu hiểu của trẻ em. Đồng thời, cuốn sách giúp người lớn có một cách cảm nhận, cách nhìn gần gũi, rộng mở đối với trẻ em, từ đó tự soi chiếu mình trong việc giáo dục con cái và học sinh với tư duy tích cực, tiến bộ, lành mạnh.
Bạn đang xem: Đọc “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” và nhiều bài học đáng suy ngẫm
Người đọc tìm về những cảm xúc và ký ức thơ ấu, hiểu hơn về quá khứ của mình và cuộc sống hiện tại với con trẻ, với bao mối quan hệ xung quanh. Bên cạnh đó, cuốn sách còn đề cập đến cách nhìn của trẻ em đối với người lớn: “ba mẹ bọn tôi khuyết điểm đầy rẫy, có lẽ nhiều hơn của bọn tôi cả chục lần” để thấy sự liên hệ, so sánh cụ thể, rõ ràng về việc chấp hành những nguyên tắc, luật lệ do chính người lớn đặt ra cho trẻ con!
Xem thêm : Hoa tay là gì? Số hoa tay nói lên điều gì?
Không chỉ thế, tác phẩm còn giúp người đọc thực sự tìm thấy những triết lý về cuộc đời. Người đọc được thức tỉnh khi nghe nhân vật Hải cò phát biểu: “ Mỗi đứa trẻ đều có một phiên tòa trong lòng mình”. “Vì vậy để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn”. Phải chăng đó chính là bức thông điệp mà Nguyễn Nhật Ánh muốn gửi tới tất cả chúng ta ở chương cuối cùng với nhan đề: “Cuối cùng là chuyến tàu không có người soát vé”?
“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” thực sự là cuốn truyện hữu ích và có tính giáo dục cao. Chúng ta hãy đọc để một lần nữa được sống lại tuổi thơ, thêm trân trọng tuổi thơ của mình và biết sống với trẻ em một cách gần gũi, bao dung. Hãy đọc để nhận ra một điều vô cùng kỳ diệu: Tình yêu thương và sự đồng cảm sâu sắc là bầu khí quyển tuyệt vời để giáo dục các con yêu và học sinh quý mến của chúng ta một cách hiệu quả nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp