Công bố thông tin phi tài chính của các doanh nghiệp vận tải biển niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

TÓM TẮT:

Phát triển bền vững kinh tế biển là mục tiêu quan trọng của Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu trên, ngoài việc đưa ra các chính sách hỗ trợ để kinh tế biển Việt Nam có cơ hội bứt phá thì việc quy định công bố thông tin cũng ngày càng được chú trọng, đặc biệt là các thông tin phi tài chính. Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ quan tâm đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp, mà còn rất quan tâm đến vấn đề về môi trường sinh thái, đời sống xã hội,… Việc đưa ra các quy định về công bố thông tin (CBTT) trên cả 2 phương diện tài chính và phi tài chính là cần thiết để cung cấp thông tin thích hợp và đáng tin cậy, giúp cho các bên liên quan đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bài viết đánh giá mức độ công bố thông tin phi tài chính (CBTTPTC) của các doanh nghiệp vận tải biển (DNVTB) Việt Nam niêm yết trong giai đoạn 2016 – 2020. Qua nghiên cứu này sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn diện nhất về thực trạng CBTTPTC trong các DNVTB Việt Nam.

Từ khóa: thông tin phi tài chính, công bố thông tin phi tài chính, doanh nghiệp vận tải biển.

1. Đặt vấn đề

Xã hội ngày càng phát triển, dẫn đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp (DN) quá nóng tác động đến môi trường, bóc lột các lao động để thực hiện tối đa hóa lợi nhuận, bất chấp những hệ quả để lại có thể gây tổn hại đến sự phát triển kinh tế bền vững. Vì vậy, từ những thập niên 1990, các tổ chức đã đưa ra khái niệm phát triển bền vững. Cũng từ đó, nhận thức của DN và các bên liên quan ngày càng tiến bộ, không chỉ dừng ở thông tin tài chính, mà còn mở rộng sang góc độ thông tin phi tài chính, một khái niệm rộng, bao hàm các thông tin về: môi trường, quản trị công ty, xã hội, các vấn đề thông tin phi tài chính (TTPTC) từ hình thức khuyến khích tự nguyện công bố dần chuyển sang một số các TTPTC dưới hình thức bắt buộc công bố để đảm bảo tính minh bạch cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tại Việt Nam đã đưa ra những quy định về việc CBTTPTC nhưng vẫn chưa quá chặt chẽ, vì thế đó cũng là sự quan tâm của nhiều bên liên quan. Phát triển bền vững kinh tế biển là một trong những mục tiêu quan trọng trong nội dung Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Để thực hiện mục tiêu trên, ngoài các thông tin tài chính, việc CBTTPTC ngày càng được các DNVTB quan tâm. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ đánh giá thực trạng CBTTPTC của 20 DNVTB niêm yết giai đoạn 2016 – 2020. Nghiên cứu sẽ là nền móng để nghiên cứu các yếu tố có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới mức độ CBTTPTC của các DNVTB Việt Nam niêm yết.

2. Thực trạng công bố thông tin phi tài chính của các doanh nghiệp vận tải biển

2.1. Một số khái niệm cơ bản

Thông tin phi tài chính là một khái niệm có nhiều định nghĩa để có được cái nhìn đa chiều. Robb và cộng sự (2001) cho rằng: “Thông tin phi tài chính là những thông tin định chính công bố trong báo cáo thường niên, nhưng bên ngoài có 4 báo cáo tài chính và chú thích có liên quan”. Theo European Commission (2013): “Thông tin phi tài chính thường là thông tin về môi trường, xã hội và quản trị. Điều này bao gồm thông tin liên quan đến sự đa dạng sinh học”. E và Y (2016) cho rằng, thông tin phi tài chính liên quan đến các vấn đề liên quan đến: tính bền vững; trách nhiệm công ty; môi trường; xã hội và quản trị; đạo đức; nguồn lực con người và môi trường; sức khỏe và an toàn. Qua các khái niệm khác nhau chothấy TTPTC là một khái niệm rộng, song nhìn chung là dữ liệu định tính hoặc dữ liệu định lượng, không được đo lường bằng đơn vị tiền tệ. Tùy thuộc vào loại báo cáo nào mà TTPTC được đưa ra khác nhau thường là các TTPTC chung về doanh nghiệp, thông tin về môi trường, xã hội, quản trị công ty, đạo đức bên cạnh đó có các TTPTC khác nữa.

Công bố thông tin phi tài chính: CBTTPTC gồm công bố bắt buộc và tự nguyện. Nếu việc CBTT cần phải tuân thủ các quy định trong hệ thống văn bản pháp luật được gọi là công bố bắt buộc. Nếu việc CBTT không được hệ thống văn bản pháp luật quy định thì được gọi là công bố tự nguyện. Công bố bắt buộc liên quan đến những nội dung DN công bố theo quy định của hệ thống văn bản pháp luật của thị trường vốn, Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) hoặc các tổ chức nghề nghiệp kế toán. Mục đích của việc công bố bắt buộc nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng, đảm bảo thông tin theo quy định của pháp luật và tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp. Công bố bắt buộc được quy định gửi hệ thống các văn bản pháp quy như: Luật Kế toán, chế độ kế toán, hay quy định về CBTT của Sở GDCK,… và thường được trình bày trong các báo cáo thường niên. Bài nghiên cứu này sẽ đánh giá mức độ CBTTPTC của các DNVTB Việt Nam niêm yết ở cả nhiều khía cạnh.

2.2. Mẫu nghiên cứu

Tại thời điểm ngày 31/12/2020, tổng số DNVTB tại 3 Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE), Sở GDCK Hà Nội (HNX) và (Upcom) là 20 công ty. Cụ thể như Bảng 1.

Bảng 1. Các mẫu nghiên cứu

cac-mau-nghien-cuu Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.3. Thực trạng công bố thông tin phi tài chính của các doanh nghiệp vận tải biển

Để xác định các chỉ tiêu về CBTT cho các DN niêm yết tại Việt Nam, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nội dung, dựa trên thực trạng công bố đưa ra bảng tiêu chí đánh giá.

Bảng 2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ CBTTPTC

chi-tieu-anh-gia-muc-o-cbttptc

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Với mỗi loại thông tin được báo cáo, mức độ CBTTPTC của doanh nghiệp tương ứng được tính 1 điểm. Thống kê dữ liệu ở Bảng 3 cho thấy, số lượng DNVTB có điểm công bố TTPTC thấp nhất (1 mục) là 4 DN, chiếm tỷ lệ 4%. Số lượng DN có điểm công bố TTPTC cao nhất (10 mục) là 1 DN, chiếm tỷ lệ 1%.

Bảng 3. Thực trạng công bố thông tin phi tài chính

của các doanh nghiệp vận tải biển

thuc-trang-cong-bo-thong-tin-phi-tai-chinh-cua-cac-doanh-nghiep-van-tai-bien Nguồn: Tác giả thực hiện

Như vậy, bức tranh toàn cảnh về mức độ công bố TTPTC của các DNVTB trong giai đoạn 2017 – 2021 như thể hiện tại Biểu đồ 1.

1-muc-o-cong-bo-ttptc-cua-cac-dnvtb-trong-giai-oan-2017-2021

Nguồn: Tác giả thực hiện

2-muc-do-cong-bo

Nguồn: Tác giả thực hiện

Như vậy, ta có thể thấy thông tin được công bố nhiều nhất ở mức độ 8 loại TTPTC được công bố, chiếm tỷ lệ 40%; 7 loại thông tin ở mức 24% và 9 loại thông tin là 12% trong số các DNVTB được khảo sát. Các DNVTB công bố thông tin PTC khá đầy đủ, do các DN niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán cần tuân thủ các yêu cầu về CBTT theo quy định.

3. Kết luận và các hướng nghiên cứu tương lai

3.1. Kết luận

Thông tin phi tài chính là nền tảng cho để các nhà đầu tư đánh giá và ra quyết định đầu tư lâu dài vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ quy định CBTT, tạo nên uy tín và gắn kết doanh nghiệp. Bên cạnh đó, CBTTPTC còn góp phần xây dựng những văn hóa tốt đẹp trong nội bộ công ty, góp phần có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội.

Qua tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngoài nước về mức độ CBTT, các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng, những kết quả đạt được, cùng những bất cập để từ đó đưa ra đề xuất cách xác định mức CBTTPTC. Dựa trên các cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây trên thế giới và Việt Nam về CBTT, tác giả tổng hợp được mức độ công bố được đo lường thông qua 3 nhóm chính, đó là: đặc tính công ty, đặc điểm nhà quản trị và đặc điểm về cơ cấu sở hữu. Kết quả cho thấy, các DNVTB có mức độ công bố TTPTC tương đối cao, số lượt các loại thông tin liên quan đến TTPTC ở mức cao nhất là 7/10 loại thông tin, chiếm tỷ lệ 40%, tiếp theo là 6/10 loại thông tin chiếm tỷ lệ 24%. Như vậy,các DNVTB đã tuân thủ tốt các quy định của Nhà nước về CBTT theo hướng dẫn của Thông tư số 96/2020/TT-BTC (thay thế Thông tư số 155/2015/TT-BTC).

3.2. Các hướng nghiên cứu tương lai

Nghiên cứu này chỉ là nghiên cứu bước đầu, nhằm đánh giá mức độ công bố TTPTC của các DNVTB niêm yết. Các nghiên cứu sau này có thể căn cứ vào mức độ CBTTPTC để đánh giá với các yếu tố khác, như: các yếu tố tác động đến mức độ CBTTPTC, ảnh hưởng của CBTTPTC tới hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính của DN. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ sử dụng 10 chỉ tiêu để đánh giá mức độ công bố, tập trung ở 3 khía cạnh, đó là đặc tính công ty, cơ cấu sở hữu và đặc điểm quản trị. Các nghiên cứu sau này có thể mở rộng các tiêu chí ở các khía cạnh khác của trách nhiệm xã hội như trách nhiệm với khách hàng, sản phẩm, nhà cung cấp, cơ quan nhà nước. Để khắc phục hạn chế của phương pháp chỉ số CBTTPTC không trọng số, hướng nghiên cứu tiếp theo được thực hiện theo phương pháp phân tích nội dung có đánh giá tới chất lượng của công bố TTPTC, hoặc có thể xây dựng các hệ số đánh giá theo nhóm CBTT bắt buộc hay tự nguyện.

Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trong đề tài mã số: DT21-22.81

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Dương Hoàng Ngọc Khuê (2019). Đo lường mức độ công bố thông tin phi tài chính và các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin phi tài chính của các DN niêm yết tại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ ngành Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
  2. Bộ Tài chính (2015). Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015. Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
  3. Bộ Tài chính (2020). Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020. Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
  4. Ủy ban Chứng khoán nhà nước (2022). Các báo cáo của 20 doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam niêm yết giai đoạn 2016 – 2020.
  5. Robb, Sean W G, Louise E, Single, and Marilyn T, Zarzeski. (2001). Non-financialDisclosures across Anglo-American Countries. Journal of InternationalAccounting, Auditing and Taxation, 10(1), 71-83.
  6. European Commission. (2013). Commission Staff Working Document ExecutiveSummary of the Impact Assessment. Retrieved from: https://www.eumonitor.eu/9353000/1/j9vvik7m1c3gyxp/vj6t8atxmdwh.
  7. E and Y. (2016). The road to reliable nonfinancial reporting. Retrieved from: https://pdfslide.net/economy-finance/eys-report-the-road-to-reliable-non-financial-reporting-2016.html?page=5.

THE THE NON-FINANCIAL INFORMATION DISCLOSURE

OF LISTED VIETNAMESE SHIPPING COMPANIES

PhD. DAO VAN THI

Vietnam Maritime University

ABSTRACT:

Sustainably developing the marine economy is an important goal of the Resolution of the 13th National Congress of the Communist Party of Vietnam. To achieve this goal, besides support policies which aim to make breakthroughs in Vietnam’s marine economy development, regulations on information disclosure, especially on non-financial information disclosure, are increasingly focused. Foreign investors are not only paying attention to the operation of enterprises but also issues of ecological environment, social life, etc. It is necessary to have regulations on the disclosure of both financial and non-financial information in order to provide relevant and reliable information for stakeholders to evaluate the performance of a business. This study assesses the non-financial disclosure level of listed Vietnamese shipping companies in the period 2016 – 2020. This study is expected to present a comprehensive view of the non-financial information disclosure of Vietnamese shipping companies.

Keywords: non-financial information, non-financial information disclosure, shipping enterprises.

[Tạp chí Công Thương – Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 17, tháng 7 năm 2022]