Lăng Bác Hồ là địa điểm du lịch nổi tiếng mà bất cứ ai đến Hà Nội du lịch đều không thể bỏ qua. Lăng Bác là công trình nổi tiếng về giá trị văn hóa lịch sử mà còn là nơi để người dân từ khắp mọi miền Tổ Quốc đến để thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn đối với vị cha già của dân tộc. Bài viết này sẽ giới thiệu thông tin về Lăng Bác Hồ, giờ mở cửa và hướng dẫn viếng thăm cho các bạn tham khảo khi đến đây.
Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh
1: Lăng Bác mở cửa thứ mấy?
Ai khi có ý định đến đây đều có câu hỏi Lăng Bác mở cửa vào thứ mấy. Lăng Bác mở cửa hàng tuần vào thứ 3, thứ 4, thứ 6, thứ 7 và chủ nhật. Thứ 2 và thứ 6 Lăng Bác không mở cửa nhưng nếu các dịp nghỉ lễ trong năm rơi vào hai ngày này thì Lăng vẫn mở cửa bình thường để khách đến viếng thăm.
Giờ mở cửa Lăng Bác được chia theo mùa:
Mùa nóng tính từ tháng 4 đến hết tháng 10: thời gian mở cửa từ 7h30 phút – 10h30 phút. Tuy nhiên, thứ 7 và chủ nhật sẽ mở thêm 30 phút tức là 11h sẽ đóng cửa.
Mùa lạnh tính từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau: thời gian mở cửa từ 8h – 11h, riêng thứ 7 và chủ nhật mở đến 11h30 phút.
Du khách có thể xem thời gian mở cửa và ngày mở cửa để đến viếng thăm đúng nhất và chuẩn bị trang nghiêm nhất.
2: Hướng dẫn viếng thăm Lăng Bác
Hướng dẫn vào viếng thăm Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Lăng Bác Hồ ở Hà Nội là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng trong nước và trên thế giới. Lăng Bác nằm trong quần thể kiến trúc thuộc quảng trường Ba Đình lịch sử. Du khách có thể tham khảo những hướng dẫn viếng thăm Lăng Bác dưới đây để tham quan trọn vẹn và ý nghĩa nhất.
Đầu tiên, bước vào cổng vào Lăng Bác Hồ, bạn sẽ được Ban quản lý lăng hướng dẫn xếp hàng theo thứ tự để vào bên trong. Lưu ý hãy mặc trang phục kín đáo, lịch sự để vào bên trong nếu trang phục không đúng sẽ bị mời ra ngoài.
Vào bên trong lăng sẽ có biển chỉ dẫn tham quan cho du khách và đặc biệt lưu ý khi viếng Bác du khách không được chụp hình, không gây ồn ào và nhớ để điện thoại chế độ im lặng.
Sau khi đã vào trong lăng viếng Bác, điểm đến tiếp theo của du khách là Phủ Chủ Tịch và ao cá Bác Hồ để tham quan. Phủ Chủ Tịch được trồng rất nhiều cây xanh, có những cây cổ thụ rất lớn và có khuôn viên rộng. Đến ao cá các bạn sẽ được chiêm ngưỡng những chú cá đủ màu sắc bơi lội tung tăng trong hồ. Hai điểm đến này đều có không gian thoáng đãng, dễ chịu nên du khách nào cũng thích.
Tiếp theo, đến tham quan Nhà Sàn Bác Hồ – nơi đây bày những hiện vật thời bác còn sống, cả những đồ trong quá trình Bác làm Cách Mạng. Đến đây quý khách cũng nên xếp hàng theo thứ tự và không được sờ vào hiện vật.
Nhà sàn Bác Hồ
Quý khách tiếp tục di chuyển đến Bảo tàng Hồ Chí Minh ngay gần và vào đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng những hiện vật, tư liệu sống động như một cuốn lịch sử thu nhỏ kể về cuộc đời và con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Sau khi tham quan bảo tàng, du khách hãy đến chùa Một Cột – ngôi chùa thiêng nổi tiếng có từ thời Lý. Đây là ngôi chùa vô cùng đặc sắc có kỷ lục được ghi nhận là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất. Chùa Một Cột là biểu tương của Thủ Đô và được mệnh danh là đoá sen nghìn tuổi của thủ đô Hà Nội nên các bạn đã đến đây thì nhớ ghé qua ngôi chùa này để được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó nhé.
Chùa Một Cột
Khi đã có dịp đến lăng Bác Hồ quý khách cũng đừng bỏ lỡ quảng trường Ba Đình lịch sử – nơi Bác Hồ đọc Tuyên Ngôn Độc Lập.
>>Tham khảo thêm: Tìm hiểu Đệ Nhất Khu Lăng Mộ Ở Huế
3: Những lưu ý khi viếng thăm Lăng Bác
3.1: Đi Lăng Bác mặc đồ gì?
Trang phục khi viếng thăm lăng bác
Đến Lăng Bác Hồ các bạn lưu ý mặc trang phục nghiêm túc, lịch sự quần dài qua đầu gối và không mặc quần áo ngắn, quần áo nhìn phản cảm khi vào tham quan. Nếu bạn vi phạm điều này có thể bị bảo vệ không cho vào trong Lăng viếng Bác.
3.2: Hành vi và thái độ khi viếng Lăng Bác
Hành vi khi viếng thăm lăng bác
Đến Lăng Bác các bạn cần cư xử văn minh, lịch sự không gây mất trật tự, làm ồn ảnh hưởng đến người xung quanh. Nên đi nhẹ, nói khẽ và xếp hàng theo thứ tự để được vào Lăng. Trường hợp muốn không phải xếp hàng vào Lăng Bác Hồ bên trong thì bạn cần đến Bộ Tư lệnh lăng xin giấy phép đặc cách trước ngày đi 2 – 3 ngày.
3.3: Độ tuổi không được vào Lăng Bác
Lăng Bác không cho trẻ em dưới 3 tuổi vào bên trong lăng.
3.4: Những quy định trước khi thăm Lăng Bác
Quy định khi viếng thăm lăng bác
Quy định trước khi thăm lăng Bác là cần gửi hành lý theo đúng quy định và sự sắp xếp của quản lý lăng. Không được gửi đồ điện tử, đồ trang sức, đồ kim loại và đồ ăn sẽ không được phép gửi.
Lưu ý không chụp hình, ghi hình tại các khu vực có biển cấm chụp và đặc biệt không chụp bên trong lăng.
4: Những thông tin về Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Thông tin về lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
Trước khi đến tham quan mọi người đều thắc mắc không biết lăng Bác ở đâu.
Địa chỉ Lăng Bác Hồ: số 2 đường Hùng Vương, phường Điện Bàn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Xem thêm : Công ty tài chính
Các bạn trong và ngoài nước nếu muốn biết thêm thông tin cụ thể về lịch thăm Bác có thể liên hệ thông tin sau:
Ban Tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 17, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 024 38455128
Ban đón tiếp, Văn phòng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 1, phường Ông Ích Khiêm, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024 38455168 – 02437345484
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có tên gọi là Lăng Bác, Lăng Bác Hồ, Lăng Hồ Chủ Tịch. Đây là nơi đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nơi để nhân dân cả nước đến viếng thăm thể hiện sự biết ơn với Bác vị cha già dân tộc. Vào ngày 2 tháng 9 năm 1973 Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình. Đây cũng chính là nơi Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập năm 1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Đến năm 1975 Lăng Bác được xây dựng hoàn thành và khánh thành vào ngày 29/8/1975. Lăng Bác Hồ được xây dựng dựa theo 4 phương châm sống chính là dân tộc, hiện đại, trang nghiêm và giản dị.
Vật liệu xây dựng được lấy từ nhiều địa phương khắp cả nước. Lăng Bác có thiết kế kiểu tam cấp gồm nhiều bậc thềm bước lên và được xây dựng rất chắc chắn, kiên cố với 3 lớp tường bao xung quanh. Lớp chính giữa được biết đến là trung tâm của Lăng gồm phòng thi hài, hành lang và cầu thang lên xuống.
Xung quanh Lăng có nhiều cột vuông cao và chắc chắn được xếp thành dãy dài để bảo vệ Lăng cũng như tạo vẻ đẹp uy nghi tráng lệ cho Lăng Bác. Tại cửa chính của lăng luôn có đội cảnh vệ canh gác suốt ngày đêm để đảm bảo an ninh trật tự cho Lăng.
Do đó, lăng Bác là nơi nhân dân Việt Nam từ bao thế hệ đến viếng thăm tỏ lòng biết ơn chủ tịch Hồ Chí Minh – người đã có công cho đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ.
5: Giải đáp những thắc mắc trước khi thăm Lăng Bác
5.1: Thứ 2 Lăng Bác có mở cửa không?
Thứ 2 Lăng Bác không mở cửa.
5.2: 30/4 hàng năm Lăng Bác có mở cửa không?
Hàng năm vào ngày 30/4 Lăng Bác có mở cửa để đón tiếp nhân dân đến viếng Bác.
5.3: Ngày 1/5 Lăng Bác có mở cửa không?
Ngày Quốc tế Lao Động 1/5 hàng năm lăng Bác có mở cửa
5.4: Lăng Bác gần bến xe nào?
Bến xe gần Lăng Bác nhất chính là bến xe Gia Lâm.
5.5: Để đến Lăng Bác đi xe bus nào?
Đến Lăng Bác đi xe bus nào chính là thắc mắc của nhiều người khi có ý định đến lăng tham quan. Tuyến bus đi qua Lăng Bác khá nhiều ví dụ như một vài tuyến bus như 09, 18A, 22, 33, 45, 50 … Tùy vào mỗi tuyến bus mà điểm xuống sẽ khác nhau nhưng bạn yên tâm điểm xuống nào cũng đều xung quanh Lăng Bác và khi xuống bạn chỉ cần đi bộ một đoạn ngắn là đến Lăng Bác.
Trên đây bài viết vừa chia sẻ những thông tin về Lăng Bác Hồ, hy vọng sẽ giúp du khách có một chuyến tham quan thật nhiều ý nghĩa và kỷ niệm.
Theo dõi Đá Tâm Nguyện để cập nhật thêm nhiều thông tin kiến thức về các mẫu lăng mộ đơn giản đẹp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp