Thủ tục làm giấy khai sinh như thế nào là câu hỏi mà chúng tôi hay nhận được khi các ông bố, bà mẹ sinh con lần đầu muốn đi khai sinh cho con. Đa số với những trường hợp thực hiện đăng ký khai sinh lần đầu, các ông bố bà mẹ thường rất lúng túng trong việc chuẩn bị hồ sơ.
Hiểu được tâm lý cha, mẹ, người thân lần đầu tự tay mình đi thực hiện nên hôm nay Tổng đài 19006557 mang đến nội dung bài viết để giải đáp các thắc mắc liên quan đến giấy khai sinh.
Bạn đang xem: Giấy khai sinh là gì? Thủ tục làm giấy khai sinh năm 2024?
Chúng tôi hi vọng với các nội dung mà tổng đài cung cấp trong bài viết sẽ giúp các chủ thể thực hiện đăng ký khai sinh không còn cảm thấy khó khăn, bỡ ngỡ khi thực hiện thủ tục tại cơ quan hộ tịch.
Giấy khai sinh là gì?
Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi nộp đủ hồ sơ để đăng ký khai sinh.
Tính từ ngày trẻ chào đời thì trong thời hạn 60 ngày, cha hoặc mẹ có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con. Với trường hợp cha, mẹ vì những lý do riêng mà không thể thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đăng ký khai sinh.
Nội dung giấy khai sinh gồm những gì?
Nội dung giấy khai sinh là gồm các thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân. Các thông tin này được bên cơ quan phụ trách về hộ tịch quản lý bằng cách ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Trong nội dung đăng ký khai sinh được quy định tại điều 14 của Luật Hộ tịch, nội dung này sẽ bao gồm các thông tin cá nhân của người được đăng ký khai sinh và thông tin của cha, mẹ, cùng số định danh cá nhân của trẻ em được đăng ký.
Thủ tục làm giấy khai sinh như thế nào?
Để tiến hành thủ tục làm giấy khai sinh thì chủ thể thực hiện việc đăng ký có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh
Để hồ sơ chuẩn chỉnh, Quý vị cần chú ý thực hiện theo những nội dung sau:
+ Nộp bản chính thông tin của Giấy chứng sinh do Cơ sở y tế và bệnh viện nơi trẻ sinh ra cấp.
Lưu ý: Tại các trường hợp đăng ký khai sinh trong trường hợp đặc biệt thì được chia ra như sau:
Trường hợp trẻ sinh ra nếu không có giấy chứng sinh thì phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh con
Xem thêm : Nhảy dây 1000 cái giảm bao nhiêu calo? Cách nhảy đúng
Trường hợp không có người làm chứng thì phải có văn bản cam đoan về sự việc sinh con.
Trường hợp trẻ bị bỏ rơi thì cần có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Trường hợp trẻ sinh ra do việc mang thai hộ thì cần cung cấp giấy tờ chứng minh việc mang thai hộ.
+ Người thực hiện đi đăng ký khai sinh xuất trình các giấy tờ về chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân để chứng minh nhân thân của mình. Ngoài ra, Quý vị lưu ý chuẩn bị giấy đăng ký kết hôn.
+ Điền vào mẫu sẵn về tờ khai đăng ký khai sinh theo quy định.
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ đăng ký và đến trực tiếp tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ để nộp hồ sơ
Hiện nay Theo quy định tại Luật Hộ tịch cùng văn bản hướng dẫn có nêu rõ UBND xã phường thị trấn được quyền giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ sinh sống trên địa bàn mình quản lý. Song có một số lưu ý:
+ Nếu cha hoặc mẹ đăng ký thường trú ở một nơi nhưng đang sinh sống, làm việc ở nơi khác mà có thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú, thì UBND cấp xã có quyền đăng ký khai sinh.
+ Nếu cha, mẹ không có đăng ký thường trú thì UBND cấp xã nơi cha, mẹ tạm trú thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ.
+ Nếu không xác định được nơi thường trú và tạm trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.
+ Nếu trẻ em được sinh ra tại Việt Nam mà cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người còn lại là người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch Việt nam hoặc trường hợp cha và mẹ là công dân VN đang định cư ở nước ngoài… thì cơ quan giải quyết đăng ký khai sinh thuốc về UBND cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ.
Bước 3: Công chức tư pháp hộ tịch tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh
Sau khi nhận hồ sơ đăng ký nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ đúng quy định, công chức tư pháp – hộ tịch tiến hành ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, sau đó trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh.
Tiếp theo là Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em cùng ký tên vào Sổ hộ tịch để lưu trữ trong sổ hộ tịch gốc.
Thời hạn giải quyết cấp giấy khai sinh thông thường là trong 1 ngày làm việc, trừ trường hợp người thực hiện đi đăng ký khai sinh sau 3h chiều thì kết quả sẽ được trả vào buổi sáng ngày hôm sau. Còn Trường hợp cần xác minh lại thông tin với các trường hợp đặc biệt thì thời gian giải quyết là không quá 05 ngày làm việc.
Xem thêm : Các nguyên tố đại lượng gồm?
Lưu ý: Việc đăng ký khai sinh là hoàn toàn miễn phí, người đi thực hiện đăng ký khai sinh không phải đóng bất cứ khoản phí nào cho cơ quan có thẩm quyền để được thực hiện thủ tục này.
Mẫu giấy khai sinh mới nhất
Hiện nay mẫu giấy khai sinh được quy định trong Phụ lục I của Thông tư 04/2020/TT-BTP. Trong mẫu giấy khai sinh cần đảm bảo về:
– Được in trên giấy trắng định lượng 120gsm, khổ giấy A4 (210 x 297mm), in offset 4 màu, 02 mặt. Nội dung chính in trên mặt trước, có hoa văn chìm, ở chính giữa nền hoa văn là hình trống đồng Ngọc Lũ, trên mặt trống đồng là hình vẽ bản đồ Việt Nam và các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, các đảo nhỏ khác… Vị trí hình ngôi sao là Thủ đô Hà Nội. Phía ngoài trống đồng là nền hoa văn trang trí, được đóng khung bởi đường viền trang trí. Màu sắc chủ đạo của nền hoa văn trang trí là màu xanh, ở trung tâm là màu xanh dương nhẹ, được trải dần ra phía ngoài với màu xanh lá cây, các họa tiết trang trí được vẽ bằng nét mảnh.
Nội dung chính được soạn thảo bằng font chữ Times New Roman, bảng mã Unicode, cỡ chữ 13pt, khoảng cách dòng là 21.5pt, trường nội dung chữ cách mép giấy hai bên là 23mm, cách mép trên 12.8mm và mép dưới là 18mm. Phía trên cùng là quốc hiệu “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”. Tiếp phía dưới là hình ảnh quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có kích thước là 20x20mm. Chữ “Giấy khai sinh” màu đỏ, in hoa đậm, cỡ chữ 22pt.
– Mặt sau là bảng “Phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này”, được in trên nền hoa văn chìm, trung tâm là họa tiết hoa sen. Nền chủ đạo được tạo bởi các đường nét sóng trải đều, phía bên cạnh của họa tiết hoa sen có một đường trang trí chạy ngang mặt giấy được tạo bởi các nét sóng có biên độ và màu sắc khác nhau. Nội dung bảng sử dụng font chữ Times New Roman, bảng mã Unicode, cỡ chữ 12pt, kích thước bảng là 158 x 260mm.
Khai sinh muộn cho con có bị phạt không?
Trước đây, người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ mà không thực hiện đúng thời hạn thì bị xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP. Hiện nay, pháp luật đã có nhiều sự thay đổi, điều chỉnh. Nghị định 110/2013 được bãi bỏ, thay thế bởi Nghị định số 82/2020/NĐ-CP.
Mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh quy định tại Điều 37 Nghị định 82 năm 2020 như sau:
– Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
– Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng với một trong các hành vi sau:
+ Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;
+ Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;
+ Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh
Có thể thấy, hiện nay quy định xử phạt hành chính với hành vi đăng ký khai sinh muộn đã không còn, như vậy nếu đăng ký khai sinh muộn cho con sẽ không bị phạt.
Trên đây là các thông tin mà Tổng đài 19006557 muốn gửi đến Khách hàng trong việc tìm hiểu các quy định về giải đáp thủ tục làm giấy khai sinh. Trong thời gian nghiên cứu nội dung bài viết, có thắc mắc gì vui lòng liên hệ để nhân viên giải đáp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp