Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. (Theo Điều 94 Hiến pháp năm 2013)
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước. (Theo Điều 4 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015)
Bạn đang xem: Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ được ban hành những văn bản quy phạm pháp luật nào?
Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.”
Vậy Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ được ban hành những văn bản quy phạm pháp luật nào? Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
1. Văn bản do Chính phủ ban hành:
Theo Khoản 5 Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau:
“Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
5. Nghị định của Chính phủ”
Như vậy, Chính phủ được ban hành 1 loại văn bản quy phạm pháp luật, đó là nghị định.
Nghị định là một loại văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, chủ yếu được Chính phủ sử dụng với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Nghị định của Chính phủ có giá trị thấp hơn Hiến pháp, luật và pháp lệnh những cao hơn những văn bản quy phạm pháp luật khác do các Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành. Nghị quyết là hình thức văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định.
Điều 19 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định Chính phủ ban hành nghị định để quy định những vấn đề sau:
Xem thêm : ETA Là Gì? ETD Là Gì? Phân Biệt ETD Và ETA
– Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. Ví dụ, Chính phủ ban hành
Ví dụ, Đối với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chính phủ ban hành một số nghị định sau:
+ Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy đinh chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
+ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 quy đinh chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
– Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Ví dụ, Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019 và Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015, Chính hủ ban hành Nghị định số 21/2021/NĐ-CP
– Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành:
Theo Khoản 5 Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau:
“Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.”
Xem thêm : Giải mã chân 22cm đi giày size bao nhiêu chuẩn nhất?
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ được ban hành 1 loại văn bản quy phạm pháp luật, đó là quyết định.
Quyết định là văn bản của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm cả văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. Quyết định được dùng để ban hành các biện pháp, thể lệ cụ thể nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Điều 20 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định để quy định:
– Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, chính quyền địa phương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
Ví dụ: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 593/QĐ-TTg về việc phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ.
– Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Ví dụ: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)
Luật Hoàng Anh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp