Chủ nghĩa tư bản ra đời gắn với sự phát triển ngày càng cao của sản xuất hàng hóa. Giá trị thặng dư là mục tiêu của các nhà tư bản, là điều kiện tồn tại và phát triển của tư bản.
Học thuyết giá trị thặng dư là một trong những phát minh quan trọng của C. Mác để làm sáng tỏ bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về giá trị thặng dư là gì?, chúng tôi xin cung cấp những thông tin vô cùng hữu ích qua bài viết sau đây:
Bạn đang xem: Giá trị thặng dư là gì? Ví dụ giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư là gì?
Giá trị thặng dư là mức độ dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không, giá trị thặng dư là nguồn gốc hình thành lên thu nhập của các nhà tư bản và các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản.
Nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác cũng có nghĩa là chúng ta nghiên cứu học thuyết giữ vị trí “hòn đá tảng” trong toàn bộ lý luận kinh tế của C. Mác, một trong những phát hiện vĩ đại của C. Mác làm sáng tỏ bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Khi sức lao động trở thành hàng hóa thì tiền tệ mang hình thái là tư bản và gắn liền với nó là một quan hệ sản xuất mới xuất hiện: quan hệ giữa nhà tư bản và lao động làm thuê. Thực chất của mối quan hệ này là nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư của công nhân làm thuê. Thực chất của mối quan hệ này là nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư của công nhân làm thuê.
Có thể nói, qua giá trị thặng dư, bản chất của tư bản chủ nghĩa là bóc lột sức người lao động để tạo ra nhiều thặng dư hơn cho mình. Việc họ bóc lột công nhân càng nhiều thì giá trị thặng dư được tạo ra càng cao.
Ví dụ về giá trị thặng dư
Để giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về Giá trị thặng dư là gì?, chúng tôi xin đưa ra ví dụ về giá trị thặng dư.
Giả định sản xuất 10 kg sợi cần 10 kg bông, giá 10 kg bông là 10 đô. Để biến số bông đó thành sợi, một công nhân phải lao động trong 6 giờ và hao mòn máy móc là 2 đô; giá trị sức lao động trong một ngày của người công nhân là 3 đô; trong một giờ lao động người công nhân đã tạo ra một giá trị là 0.5 đô; cuối cùng, ta giả định rằng trong quá trình sản xuất sợi đã hao phí theo thời gian lao động xã hội cần thiết.
Như vậy, nếu như quá trình lao động kéo dài đến cái điểm mà ở đó bù đắp được giá trị sức lao động (6 giờ), tức là bằng thời gian lao động cần thiết thì chưa có sản xuất giá trị thặng dư, do đó tiền chưa biến thành tư bản.
STTChi phí sản xuấtChi phí của sản phẩm mới1– Tiền mua bông là 20 đô la- Giá trị của bông được chuyển vào sợi là 20 đô la2– Hao mòn máy móc là 4 đô la – Giá trị của máy móc được chuyển vào sợi 4 đô la3– Tiền mua sức lao động trong một ngày là 3 đô la- Giá trị do lao động của công nhân tao ra 12h lao động là 6 đô laTổng cộng:27 đô la30 đô la
Như vậy, toàn bộ chi phí của nhà tư bản để mua tư liệu sản xuất và sức lao động là 27 đô la. Trong 12h lao động, công nhận tạo ra một sản phẩm mới có giá trị bằng 30 đô la, giá tị dôi ra là 3 đô la. Trong đó, phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động là giá trị thặng dư.
Nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư
Theo Mác, kết quả của lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Lao động cụ thể là lao động hao phí dưới một hình thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định, có mục đích riêng, đối tượng riêng, thao tác riêng, phương tiện riêng và kết quả riêng.
Trong nền sản xuất hàng hóa đơn giản, tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là sự biểu hiện của mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội của những người sản xuất hàng hóa.
Xem thêm : Tổng hợp động từ theo sau là dạng To Verb (Infinitives)
Qua nghiên cứu, Mác đi đến kết luận: “ Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông mà cũng không xuất hiển ở người lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”. Để giải quyết mâu thuẫn này, Mac đã phát hiện ra nguồn gốc sinh ra giá trị hàng hóa – sức lao động.
Quá trình sản xuất ra tư bản chủ nghĩa là quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.Phần giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động được tính bằng giá trị sức lao động công thêm giá trị thặng dư.
Như vậy, giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị các nhà tư bản chiếm đoạt.
Để tìm hiểu bản chất quá trình sản xuất giá trị thặng dư, C.Mác chia tư bản thành 2 bộ phận: Tư bản bất biến và tư bản khả biến.
Trong đó:
– Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, từ là giá trị không biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất, ký hiệu là c.
– Tư bản khả biến là bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thức giá trị sức lao động trong quá trình sản xuất đã tăng thêm về lượng, kí hiệu là v.
Giá trị của một hàng hóa của một hàng hóa bằng giá trị tư bản bất biến mà nó chứa đựng, cộng với giá trị của tư bản khả biến.
Qua sự phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến, ta thấy được bản chất bóc lột tư bản chủ nghĩa, chỉ có lao động của công nhân là thuê mới tạo ra giá tri thặng dư của nhà tư bản. Tư bản đã bóc lột một phần giá trị mới do công nhân tạo ra. Như vậy, giá trị mà tư bản bỏ ra một giá trị c + v. Nhưng giá trị mà tư bản thu vào là c + v + m. Phần m là phần dôi ra mà tư bản bóc lột.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư bao gồm:
– Năng suất lao động: là số lượng sản phẩm đươc người lao động sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
– Thời gian lao động: là khoảng thời giờ lao động cần phải tiêu tốn để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội, với một trình độ trang thiết bị bình thường, với một trình độ thành thạo bình thường và cường độ lao động bình thường trong xã hội ở thời điểm đó.
– Cường độ lao động: là sự hao phí sức trí óc (thần kinh), sức bắp thịt của người lao động trong sản xuất trong một đơn vị thời gian hoặc kéo dài thời gian sản xuất, hoặc cả hai cách đó.
Xem thêm : Chế định hình phạt trong Bộ luật hình sự 2015
– Công nghệ sản xuất
– Thiết bị, máy móc
– Vốn
– Trình độ quản lý
Giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối
Giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư bằng cách thực hiện kéo dài thời gian lao động thặng dư nếu đáp ứng năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không đổi.
Giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động, từ đó tăng thời gian lao động thăng dư lên khi điều kiện ngày lao động, cường độ lao động không thay đổi.
Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa
Mác chỉ ra hai phuơng pháp mà chủ nghĩa tư bản thường dùng đó là sản xuất giá trị thặng dư tương đối và sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
Thứ nhất: Về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Đây là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi đó năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
Thứ hai: Về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối. Đây là phương pháp sản suất giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động do đó tăng thời gian lao động thặng dư lên trong điều kiện ngày lao động và cường độ lao động không đổi.
Ví dụ về giá trị thặng dư trong lao động
Ví dụ 1: Có thể hiểu GTTD của Karl Marx là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và số tiền được có nhà tư bản bỏ ra.Trong quá trình kinh doanh, các nhà tư bản kinh doanh dưới hình thức tư liệu sản xuất sẽ gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tiền để thuê mướn NLĐ gọi là tư bản khả biến.
Ví dụ 2: một NLĐ làm việc trong một ngày được giá trị sản phẩm là 1 đồng. Nhưng đến ngày thứ hai trở đi, trên cơ sở sức lao động đã bỏ ra ở ngày thứ nhất, NLĐ đó sẽ làm ra được 3 đồng. Số tiền chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư sức lao động.
Trên đây là những nội dung giải đáp thắc mắc khái niệm giá trị thặng dư là gì?, Quý vị còn những băn khoăn khác liên quan đến bài viết vui lòng liên hệ chúng tôi theo số 1900 6557 để được hỗ trợ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp