Bà bầu ăn dọc mùng được không là câu hỏi khiến rất nhiều mẹ quan tâm. Vì trên thực tế, các món ăn chế biến từ dọc mùng là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người vì vừa giòn ngon vừa giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, một số người bị ngứa, thậm chí là ngộ độc sau khi ăn loại thực phẩm này. Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay tại bài viết sau!
I. Giá trị dinh dưỡng của dọc mùng
Dọc mùng có tên gọi khác như cây môn thơm, môn bạc hà. Loại cây này thường được sử dụng để nấu canh chua, làm nộm hay nấu với bún…
Bạn đang xem: Bầu ăn dọc mùng được không? Lưu ý – Thận trọng những gì?
Trong 100g dọc mùng có chứa các thành phần dinh dưỡng với giá trị như sau:
Với bảng thành phần dinh dưỡng dồi dào, ăn dọc mùng giúp mang lại các lợi ích sau cho sức khỏe:
– Ức chế hoạt động của gốc tự do.
– Giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, bệnh tim, gout, ung thư.
– Cân bằng nội tiết tố.
– Cải thiện chứng mất ngủ.
– Có lợi cho sức khỏe tim mạch.
– Phòng ngừa tổn thương tim, rối loạn nhịp tim.
– Phòng tránh bệnh suy nhược do cơ thể bị thiếu vitamin C.
– Cải thiện thị lực, hạn chế các bệnh về mắt: thoái hóa điểm vàng.
Dọc mùng giàu chất xơ, vitamin và chất khoáng tốt cho sức khỏe.Có thể thấy, với người bình thường, tiêu thụ dọc mùng với lượng phù hợp mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe.
Vậy với mẹ bầu thì sao, bà bầu có được ăn dọc mùng không? Câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo của bài viết!
II. Bầu ăn dọc mùng được không?
Về thắc mắc, bà bầu có ăn được rau dọc mùng không, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, phụ nữ mang thai có thể ăn dọc mùng bạc hà trong cả thai kỳ, kể cả giai đoạn 3 tháng đầu.
Bà bầu có nên ăn rau dọc mùng không?
Vì dọc mùng rất giàu chất xơ, các vitamin nhóm B, vitamin C cùng các chất khoáng như canxi, sắt, kali, phốt pho…
Khi mẹ bầu ăn đúng cách với lượng hợp lý sẽ rất tốt cho cả sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Đọc ngay: Bầu ăn rau diếp cá được không?
III. Công dụng của dọc mùng khi mang thai
Không chỉ cung cấp dinh dưỡng, mẹ bầu ăn dọc mùng còn đem lại rất nhiều công dụng:
1. Dọc mùng có lợi cho xương và răng
Cả canxi và phốt pho – 2 thành phần chính cấu tạo nên răng và xương đều có mặt trong dọc mùng.
Vì vậy, phụ nữ ăn dọc mùng khi mang thai giúp bổ sung 2 khoáng chất canxi và phốt pho giúp mẹ có xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương.
Đồng thời hệ xương của thai nhi có đủ điều kiện để phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Tuy nhiên, do nhu cầu canxi của mẹ bầu trong thai kỳ tăng cao so với bình thường (khoảng từ 800 – 1.500mg canxi/ngày tùy từng giai đoạn thai kỳ) nên chế độ ăn hàng ngày thường không đáp ứng đủ.
Lúc này, các mẹ nên bổ sung canxi bằng thuốc theo tư vấn của bác sĩ.
Tìm hiểu về dòng canxi hữu cơ từ Úc NextG Cal: Ở Đây
2. Tốt cho việc kiểm soát cân nặng
Dọc mùng chúa ít chất béo nên có thể hỗ trợ mẹ bầu kiểm soát cân nặng hiệu quả, hạn chế tăng cân quá mức trong thai kỳ.
Từ đó giúp mẹ bầu có được vóc dáng thon gọn trong suốt quá trình mang thai.
3. Phòng ngừa tình trạng thiếu máu
Các chất khoáng trong dọc mùng như magie, sắt, kali đều tham gia vào quá trình tạo ra hồng cầu của cơ thể.
Mẹ bầu ăn dọc mùng vừa giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu trong thai kỳ vừa giảm nguy cơ thai nhi bị do thiếu oxy, thiếu máu.
4. Tăng cường hệ miễn dịch
Các vitamin trong dọc mùng, đặc biệt là vitamin C khi đi vào cơ thể sẽ giúp củng cố hệ miễn dịch và tăng đề kháng.
Từ đó, hỗ trợ mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ bị cảm cúm cũng như những bệnh lý truyền nhiễm khác.
5. Giải nhiệt cơ thể
Xem thêm : 3 tháng Âm phú quý, đẹp nhất 2022: Trẻ sinh ra kích tài lộc cho bố mẹ
Dọc mùng tính mát lại nhiều nước nên giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể tốt.
Với các mẹ bầu có thân nhiệt cao thì dọc mùng sẽ là thực phẩm lý tưởng để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày giúp giải nhiệt cơ thể.
6. Thúc đẩy hệ tiêu hóa mẹ bầu
Mẹ bầu ăn dọc mùng giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể, hỗ trợ đường ruột và dạ dày hoạt động hiệu quả hơn.
Đồng thời các chất dinh dưỡng được hấp thu tốt nhất và chất thải được bài tiết ra ngoài dễ dàng, hạn chế nguy cơ bị táo bón thai kỳ.
7. Điều hòa huyết áp
Lượng nước và chất khoáng kali dồi dào có khả năng hỗ trợ đào thải muối natri dư thừa trong cơ thể.
Điều này giúp cân bằng thể tích dịch cơ thể, kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ.
8. Phòng ngừa chứng tiểu đường thai kỳ
Không chỉ có tác dụng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, chất xơ trong dọc mùng còn có thể chậm tốc độ chuyển hóa đường glucose vào trong máu.
Do đó, mẹ bầu ăn dọc mùng giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa hiệu quả tiểu đường thai kỳ.
IV. Một số món ăn từ dọc mùng cho mẹ bầu
Dọc mùng mềm, vị thanh, có tính ngọt mát nên mẹ có thể chế biến thành các món canh hoặc xào đều rất thơm ngon.
Với loại cây này, mẹ có thể sử dụng làm nhiều món như:
1. Dọc mùng xào tôm
Dọc mùng xào tôm với dọc mùng giòn, tôm ngọt thịt được nêm nếm gia vị vừa ăn sẽ giúp thay đổi khẩu vị và ăn cơm ngon miệng hơn.
– Chuẩn bị: 100g dọc mùng, 50g tôm sú, hành tím, gia vị.
– Sơ chế nguyên liệu:
+ Dọc mùng sau khi làm sạch mẹ thái thành từng lát rồi đem bóp với muối.
+ Tiếp tục ngâm rửa sạch dọc mừng cho đến khi hết nhựa.
+ Tôm làm sạch và rửa sạch rồi ướp với hạt nêm, hạt tiêu trong 15 phút cho ngấm gia vị.
– Cách nấu:
+ Hành tím băm nhỏ rồi đem phi thơm.
+ Tiếp đó cho dọc mùng vào đảo đều cho tới khi chín tới thì cho tôm vào đảo cùng.
+ Xào trong khoảng 5 phút thì tắt bếp.
2. Canh dọc mùng giò heo
Nếu mẹ đang tìm món canh vừa thanh mát vừa giàu dưỡng, thì canh dọc mùng giò heo chính là gợi ý lý tưởng. Cách nấu cụ thể như sau:
– Chuẩn bị: 1 cái chân giò heo, 100g dọc mùng, 3 quả cà chua, hành tím, hành lá, bột nghệ, gia vị.
– Sơ chế:
+ Dọc mùng làm sạch sau đó thái lát rồi ngâm trong nước muối loãng 30 phút.
+ Chân giờ làm sạch sau đó chặt nhỏ rồi cho vào hầm với nước cho đến khi chín mềm.
+ Cà chua rửa sạch thái múi cau.
– Cách nấu:
+ Hành tím bóc bỏ vỏ, băm nhỏ rồi phi thơm lên.
+ Tiếp tục cho cà chua vào xào rồi cho dọc mùng vào xào cùng với bột nghệ và gia vị.
+ Xào khoảng 5 phút cho dọc mùng ngấm gia vị thì đổ vào nồi xương giò heo đang hầm.
+ Đun sôi trở lại rồi, nêm nếm lại gia vị và cho hành lá vào là hoàn thành món ăn.
3. Canh sườn dọc mùng
Nếu không muốn ăn chân giò, các mẹ có thể thay thế bằng sườn lợn. Cách nấu cụ thể như sau:
Xem thêm : Hoàn cảnh ra đời Người lái đò sông Đà
– Chuẩn bị: 300g xương sườn lợn, 100g dọc mùng, 2 quả cà chua, hành lá, hành tím, bột nghệ và gia vị.
– Sơ chế:
+ Dọc mùng làm sạch sau đó thái lát rồi ngâm trong nước muối loãng 30 phút.
+ Sườn lợn sau khi chặt nhỏ thì cho vào hầm với nước.
+ Cà chua rửa sạch rồi thái múi; hành lá rửa sạch thái nhỏ; hành tím băm nhỏ.
– Cách nấu:
+ Hành tím phi thơm rồi cho cà chua vào xào.
+ Tiếp đó cho dọc mùng vào xào, thêm gia vị và nghệ.
+ Xào trong khoảng 5 đến 7 phút thì đổ dọc mùng vào nồi sườn đang hầm.
+ Đun sôi trở lại 1-2 phút rồi nêm nếm gia vị là hoàn thành món ăn.
4. Nộm dọc mùng
Nộm dọc mùng là sự kết hợp giữa vị bùi béo của đậu phộng đã rang chín và vị giòn của dọc mùng cùng vị thơm đặc trưng của rau húng lủi, tía tô.
– Chuẩn bị: 5 nhánh dọc mùng, 50g đậu phộng, rau thơm (tía tô, húng lủi), ớt, tỏi, nước cốt chanh và các gia vị thông thường.
– Sơ chế dọc mùng:
+ Dọc mùng bóc vỏ hết lớp vỏ màu xanh rồi đem rửa sạch.
+ Tiếp đó cắt thành từng lát xéo rồi tiếp tục cho ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút.
+ Vớt dọc mùng ra và vắt cho ráo nước rồi cho vào bát lớn.
+ Tiếp tục cho 1/2 thìa cà phê muối vào bát dọc mùng và ướp trong 15 phút.
– Sơ chế nguyên liệu khác:
+ Tía tô và húng lủi ngắt lấy lá và ngọn rồi rửa sạch, cắt nhỏ.
+ Đậu phộng cho lên rang đến khi chín thơm sau đó chà xát để loại bỏ lớp vỏ lụa rồi cho vào giã dập.
– Pha nước mắm trộn nộm:
+ Gồm 2 muỗng cà phê nước mắm, 2 muỗng cà phê đường, 1/5 muỗng cà phê nước cốt chanh, 1/2 muỗng cà phê ớt băm và 1/2 muỗng cà phê tỏi băm.
– Trộn nộm:
+ Dọc mùng sau khi vắt kiệt nước bạn cho vào bát to rồi đổ nước trộn lên.
+ Thêm húng lủi, tía tô vào rồi bày nộm dọc mùng ra đĩa.
+ Cuối cùng bày lạc lên trên là có thể ăn.
IV. Lưu ý khi mẹ bầu ăn dọc mùng
Như vậy câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn dọc mùng được không đã được giải đáp ở trên là có.
Tuy nhiên, trước khi ăn dọc mùng các mẹ nên tìm hiểu để biết cách ăn đúng, đảm bảo an toàn và tránh xảy các tác dụng phụ không mong muốn.
– Lượng dọc mùng nên ăn: Lượng dọc mùng mẹ bầu nên ăn trong 1 lần ăn chỉ nên từ khoảng 200-300g.
– Tần suất ăn: Nên ăn từ 1-2 bữa/tuần, không nên ăn hàng ngày.
– Thời điểm không nên ăn: Mẹ bầu không nên ăn dọc mùng khi đang bị tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa…
– Sơ chế dọc mùng: Cần đảm bảo gọt sạch hết vỏ, sau đó cho ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ hết nhựa. Điều này giúp hạn chế bị ngứa hoặc ngộ độc sau khi ăn dọc mùng.
– Đối tượng không nên ăn: Người bị viêm khớp, gút hoặc có nguy cơ bị gút không nên ăn dọc mùng.
– Thăm khám bác sĩ ngay: Khi có các triệu chứng như ngứa ngáy, phát ban đỏ, nổi mề đay sau khi ăn dọc mùng.
Như vậy, với thắc mắc bà bầu ăn dọc mùng được không thì đáp án là có.
Nhưng các mẹ cần chú ý sơ chế dọc mùng đúng cách để tránh bị ngứa, ngộ độc đồng thời tránh lạm dụng ăn nhiều, chỉ nên ăn 1-2 bữa/tuần và mỗi bữa không quá 300g.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp