Xây dựng thực đơn cho bé 3 tuổi biếng ăn như thế nào mà vừa đủ dinh dưỡng, vừa giúp bé ăn ngon miệng hơn? là nỗi băn khoăn của rất nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ biếng ăn trong giai đoạn này. Để tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 3 tuổi biếng ăn
Khi trẻ bước vào giai đoạn 3 tuổi, trẻ đã có nhận thức rõ ràng hơn về mọi thứ xung quanh. Chúng đã có thể thể hiện rõ thái độ thích hay không thích những thực phẩm khi được mẹ cho ăn. Do vậy, đây cũng là giai đoạn trẻ rất dễ biếng ăn, bỏ ăn, ăn ít hơn bình thường,… Một trong những phương pháp hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng thành công đó là thay đổi thực đơn để giúp kích thích vị giác cho bé, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Bạn đang xem: Mách mẹ 9 thực đơn cho bé 3 tuổi biếng ăn cực dễ làm!
Trước khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé, mẹ cần nắm rõ 3 nguyên tắc sau:
Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bé 3 tuổi cần ăn khoảng 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ mỗi ngày, Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp giảm bớt “gánh nặng” cho hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa của trẻ có thể kiểm soát và hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.
Ba bữa chính nên được cố định vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối. Bữa phụ thứ nhất vào khoảng giữa buổi sáng, bữa phụ thứ hai vào xế chiều và bữa phụ cuối cùng vào buổi tối. Mỗi bữa ăn nên cách nhau tối thiểu là 2 giờ, các bữa chính cách nhau tối thiểu là 4 giờ để cho trẻ cảm thấy đủ “đói”, từ đó ăn được nhiều thức ăn hơn.
Tôn trọng sở thích ăn uống của trẻ
Trẻ 3 tuổi đã có nhận thức rõ rệt về mùi và vị, trẻ đã có những sở thích ăn uống riêng và muốn mọi người xung quanh chiều theo ý thích của trẻ. Do vậy, để giúp trẻ 3 tuổi ăn được nhiều hơn, ăn ngon miệng hơn, cha mẹ cần tôn trọng sở thích của trẻ trong quá trình xây dựng thực đơn. Mẹ nên ưu tiên những món ăn trẻ yêu thích cũng như cách chế biến món ăn sao cho phù hợp, tuy nhiên không nên quá nuông chiều trẻ, tránh để phản tác dụng dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn kéo dài.
Dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng
Khi được 3 tuổi, trẻ đã có sự phát triển vượt trội về thể chất cũng như kỹ năng vận động. Chúng có thể chạy nhảy, nô đùa suốt cả ngày. Chính vì thể, nhu cầu năng lượng của cơ thể cũng tăng cao. Trung bình, trẻ 3 tuổi cần khoảng 1200 – 1500kcal mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu vận động cũng như sự phát triển của cơ thể.
Do vậy, mẹ cần xây dựng thực đơn với đầy đủ và cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu, cụ thể là:
- Chất bột đường (carbohydrate): Khoảng 200 – 250g/ngày, một số loại thực phẩm giàu chất bột đường có thể kể đến như gạo, lúa mì, ngũ cốc, khoai, ngô,…
- Chất đạm (protein): Khoảng 150 – 200g/ngày, một số thực phẩm giàu protein là thịt gà, thịt lợn, thịt bò, cá, trứng, sữa,…
- Chất béo (lipid): Khoảng 40g/ngày từ dầu, mỡ, bơ,…
- Rau xanh và trái cây tươi: Khoảng 200 – 250g/ngày, đây là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ dồi dào cho cơ thể.
Thực đơn đa dạng phong phú
Bé 3 tuổi thường dễ bị thu hút bởi những món ăn có hình thù ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt. Do vậy, để kích thích vị giác của bé và tăng sự hứng thú của trẻ với bữa ăn, mẹ nên thay đổi cách chế biến, bày trí món ăn đẹp mắt. Ngoài ra, mẹ cũng nên thay đổi đa dạng thực đơn, đa dạng cách chế biến và trang trí thức ăn để bé không cảm thấy nhàm chán và ăn ngon miệng hơn.
Các món ăn phù hợp với từng buổi trong ngày cho bé 3 tuổi
Việc lựa chọn món ăn để xây dựng thực đơn cho bé 3 tuổi biếng ăn đôi khi không phải là điều đơn giản đối với nhiều bậc cha mẹ. Để giúp mẹ có sự lựa chọn dễ dàng hơn, hãy cùng tham khảo những gợi ý dưới đây:
Thực đơn buổi sáng cho bé 3 tuổi
Để khởi đầu một ngày mới nhiều năng lượng cho bé, mẹ nên lựa chọn những thực phẩm bổ dưỡng, mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa và phù hợp với khẩu vị của trẻ. Ví dụ như:
- Bữa sáng với trứng: Bánh mì kẹp trứng, trứng luộc với rau xanh, bánh xốp trứng,…
- Bữa sáng với yến mạch: Bánh yến mạch nướng, cháo yến mạch,…
- Bữa sáng với bún: Bún thịt heo băm, bún bò, bún cá, bún riêu,…
- Bữa sáng với phở: Phở gà, phở bò, phở thịt heo,…
- Bữa sáng với cháo: Cháo lươn, cháo cá lóc, cháo chim bồ câu, cháo cá hồi, cháo tôm,…
Thực đơn buổi trưa cho bé 3 tuổi
Bữa trưa cũng là một bữa quan trọng trong ngày của trẻ, giúp cung cấp năng lượng cho bé vui chơi, hoạt động cả buổi chiều. Do vậy, mẹ có thể bổ sung vào thực đơn của bé những món ăn như:
- Cơm với thịt bò xào rau cải, thịt heo sốt đậu cà chua, chuối.
- Cơm với thịt gà rang, canh rau ngót thịt heo, táo.
- Cơm với tôm rim, canh cải nấu thịt, nho.
- Cơm với trứng chiên, thịt bò hầm khoai tây, cam
- Cơm với sườn xào chua ngọt, canh bí xanh nước ngót gà, thanh long.
- Cơm với thịt heo quay, canh cải nấu thịt, lê.
- Cơm với cá hồi áp chảo, bông cải xanh luộc, đu đủ.
Thực đơn buổi tối cho bé 3 tuổi
Đối với bữa tối, mẹ cũng cần lưu ý phải có đầy đủ các dưỡng chất tương tự như bữa trưa để bé có một giấc ngủ ngon và không bị tỉnh giấc ban đêm. Mẹ có thể tham khảo một số món ăn như:
- Cơm với canh sườn nấu khoai tây, thịt heo vo viên rim nước mắm.
- Cơm với thịt gà xào nấm, canh bí đỏ nấu thịt heo.
- Cơm với canh tôm nấu bầu, đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua.
- Cơm với thịt gà chiên xù, bông cải xanh luộc.
- Cơm với canh cá nấu chua, thịt bò xào rau củ.
Thực đơn bữa phụ cho bé 3 tuổi
Mặc dù là bữa phụ nhưng đây là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng cho bé. Giúp lấp đầy khoảng trống dinh dưỡng mà bữa ăn chính chưa cung cấp đủ. Một số gợi ý dành cho bữa phụ của bé 3 tuổi mẹ có thể tham khảo:
- Sữa, sữa chua, váng sữa.
- Phô mai
- Kem bơ trứng sữa
- Sinh tố hoa quả
- Sữa chua dẻo và trái cây
- Chè đậu xanh, chè bưởi, chè bắp, chè cốm,…
Top 9 thực đơn cho bé biếng ăn đơn giản, dễ làm!
Dưới đây là gợi ý 9 thực đơn theo ngày phù hợp với các bé 3 tuổi biếng ăn mẹ có thể tham khảo áp dụng.
Thực đơn 1
Bữa ăn
Xem thêm : Lỡ nuốt kẹo cao su có nguy hiểm không?
Món ăn gợi ý
Bữa sáng (6h30 – 7h30) Phở bò với nước cam vắt Bữa phụ sáng (9h – 9h30) Sữa Bữa trưa (11h – 11h30) Cơm với canh cải bó xôi nấu thịt bằm, cá kho thơm, đu đủ chín Bữa phụ chiều (14h – 14h30) Sữa chua hoa quả Bữa chiều (17h – 17h30) Cơm với canh đậu hũ cà chua trứng, thịt bò xào nấm rơm Bữa tối (20h – 20h30) Sữa
Thực đơn 2
Bữa ăn
Xem thêm : Lỡ nuốt kẹo cao su có nguy hiểm không?
Món ăn gợi ý
Bữa sáng (6h30 – 7h30) Bánh mì sandwich kẹp trứng, nước ép táo Bữa phụ sáng (9h – 9h30) Thạch rau câu Bữa trưa (11h – 11h30) Cơm với canh chua cá hồi, thịt kho tàu, dưa hấu Bữa phụ chiều (14h – 14h30) Sữa Bữa chiều (17h – 17h30) Cam với canh cải ngọt nấu xương, đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua Bữa tối (20h – 20h30) Sữa
Thực đơn 3
Bữa ăn
Xem thêm : Lỡ nuốt kẹo cao su có nguy hiểm không?
Món ăn gợi ý
Bữa sáng (6h30 – 7h30) Nui nấu thịt bò bằm, nước ép dứa Bữa phụ sáng (9h – 9h30) Sữa Bữa trưa (11h – 11h30) Cơm với sườn xào chua ngọt, canh rau muống luộc, lê Bữa phụ chiều (14h – 14h30) Chè đậu xanh nước cốt dừa Bữa chiều (17h – 17h30) Cơm với canh mướp nấu đậu phộng, thịt heo vo viên sốt cà chua Bữa tối (20h – 20h30) Sữa
Thực đơn 4
Bữa ăn
Xem thêm : Lỡ nuốt kẹo cao su có nguy hiểm không?
Món ăn gợi ý
Bữa sáng (6h30 – 7h30) Miến nấu lươn, nước ép dưa hấu Bữa phụ sáng (9h – 9h30) Bánh flan Bữa trưa (11h – 11h30) Cơm với canh rau ngót nấu thịt bằm, thịt kho trứng cút, cam Bữa phụ chiều (14h – 14h30) Sữa chua Bữa chiều (17h – 17h30) Cơm với thịt bò nấu khoai tây, trứng chiên, bông cải xanh luộc Bữa tối (20h – 20h30) Sữa
Thực đơn 5
Bữa ăn
Xem thêm : Lỡ nuốt kẹo cao su có nguy hiểm không?
Món ăn gợi ý
Bữa sáng (6h30 – 7h30) Cháo bí đỏ cá hồi, thanh long Bữa phụ sáng (9h – 9h30) Bánh quy, sữa Bữa trưa (11h – 11h30) Cơm với canh chua nấu thịt heo, thịt bò xào rau cải, dưa chuột Bữa phụ chiều (14h – 14h30) Chè bưởi Bữa chiều (17h – 17h30) Cơm với tôm kho thịt, canh súp đậu, nước ép dâu tây Bữa tối (20h – 20h30) Sữa
Thực đơn 6
Bữa ăn
Xem thêm : Lỡ nuốt kẹo cao su có nguy hiểm không?
Món ăn gợi ý
Bữa sáng (6h30 – 7h30) Bún bò, nước ép ổi Bữa phụ sáng (9h – 9h30) Sữa Bữa trưa (11h – 11h30) Cơm với chả mực chiên, canh rau cải ngọt, xoài Bữa phụ chiều (14h – 14h30) Kem hoa quả Bữa chiều (17h – 17h30) Cơm với thịt gà chiên, canh cá nấu chua, rau củ quả luộc Bữa tối (20h – 20h30) Sữa
Thực đơn 7
Bữa ăn
Xem thêm : Lỡ nuốt kẹo cao su có nguy hiểm không?
Món ăn gợi ý
Bữa sáng (6h30 – 7h30) Bánh bông lan, sữa Bữa phụ sáng (9h – 9h30) Sinh tố bơ Bữa trưa (11h – 11h30) Cơm với canh bí ngô nấu sườn, bông cải xanh xào thịt bò, chuối Bữa phụ chiều (14h – 14h30) Sữa Bữa chiều (17h – 17h30) Cơm với trứng cút sốt cà chua, canh bí xanh nấu tôm Bữa tối (20h – 20h30) Sữa
Thực đơn 8
Bữa ăn
Xem thêm : Lỡ nuốt kẹo cao su có nguy hiểm không?
Món ăn gợi ý
Bữa sáng (6h30 – 7h30) Cháo yến mạch nấu thịt bằm, đào Bữa phụ sáng (9h – 9h30) Sữa chua Bữa trưa (11h – 11h30) Cơm với cua hấp, bí xào thịt bò, nho Bữa phụ chiều (14h – 14h30) Sinh tố mãng cầu Bữa chiều (17h – 17h30) Cơm với thịt gà xào nấm, canh cải nấu tôm Bữa tối (20h – 20h30) Sữa
Thực đơn 9
Bữa ăn
Xem thêm : Lỡ nuốt kẹo cao su có nguy hiểm không?
Món ăn gợi ý
Bữa sáng (6h30 – 7h30) Cháo nấu thịt tôm, quýt Bữa phụ sáng (9h – 9h30) Sữa chua Bữa trưa (11h – 11h30) Cơm với cá lóc nấu canh chua, thịt gà hầm rau củ, chuối Bữa phụ chiều (14h – 14h30) Sinh tố dưa hấu Bữa chiều (17h – 17h30) Cơm với cá sốt cà chua, rau muống xào thịt bò Bữa tối (20h – 20h30) Sữa
Nên làm gì để giúp bé 3 tuổi hết biếng ăn, phát triển tốt?
Bên cạnh việc xây dựng thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho bé 3 tuổi biếng ăn, cha mẹ cũng có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
– Tập cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ giấc, ăn đúng bữa, mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài trong khoảng 30 phút.
– Trong bữa ăn, không nên quát nạt hay la mắng trẻ, không thúc ép trẻ ăn, thay vào đó, hãy tạo cho trẻ không khí bữa ăn vui vẻ, thoải mái. Có thể cho trẻ ăn chung với gia đình, động viên trẻ tự xúc ăn,…
– Kiên nhẫn cho trẻ tập làm quen với các món ăn mới, hãy cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, đừng tiếc những lời khen ngợi dành cho trẻ khi chúng ăn ngoan, cho dù chỉ là một lượng nhỏ.
– Không cho trẻ ăn đồ ăn vặt ngay trước bữa ăn chính, trong bữa ăn nên để trẻ tập trung ăn uống, không để chúng vừa ăn vừa xem điện thoại, ti vi,…
– Khuyến khích trẻ tăng cường vận động, hoạt động thể chất, điều này vừa giúp đốt cháy năng lượng khiến trẻ nhanh cảm thấy đói, vừa hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, từ đó trẻ ăn ngon miệng hơn, ăn nhiều thức ăn hơn.
– Bổ sung cho trẻ các vi chất cần thiết, đặc biệt là kẽm, lysine, sắt, vitamin nhóm B, selen,… giúp kích thích vị giác, bé ăn ngon miệng hơn, tránh để tình trạng biếng ăn kéo dài do thiếu vi chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo bổ sung cho trẻ 3 tuổi biếng ăn Siro Norikid Plus – cung cấp dưỡng chất và các vi chất thiết yếu giúp bé ăn ngon miệng, tiêu hóa khỏe, hấp thu tối đa dinh dưỡng!
Norikid Plus là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam chứa Aquamin F (30% Canxi, 2,2% Magie) chiết xuất từ tảo biển đỏ vùng biển Algae – Nhật Bản, cung cấp những vi chất quý giá từ thiên nhiên, giúp nuôi dưỡng cơ thể và nâng cao hệ miễn dịch cho bé.
Norikid Plus cũng bổ sung bột yến sào giàu dinh dưỡng, chất xơ hòa tan inulin, cao men bia, lysin và các vi chất khác như Vitamin A, Kẽm, Vitamin D3, Vitamin K2,… kích thích vị giác và hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, từ đó bé ăn ngon miệng hơn, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng.
Sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép và đang được bày bán rộng rãi trên toàn quốc. Đã có hơn 300.000 mẹ cho bé dùng Norikid Plus và nhận được hiệu quả tích cực, còn mẹ thì sao?
Bạn BẤM VÀO ĐÂY để đặt mua Norikid Plus chính hãng từ công ty
Trên đây là những gợi ý về thực đơn cho bé 3 tuổi biếng ăn mà các mẹ có thể tham khảo áp dụng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi liên quan, đừng ngần ngại hãy để lại thông tin bên dưới để các chuyên gia liên hệ tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp