1. Dưỡng chất nào là cần thiết cho trẻ 8 tháng tuổi?
Trẻ đủ 8 tháng tuổi sẽ cần được cung cấp một chế độ dinh dưỡng khác biệt, bởi giai đoạn này cơ thể con đã có nhiều sự thay đổi lớn như: mọc răng hoặc chập chững những bước đi đầu.
Một số thành phần dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn cho trẻ 8 tháng tuổi
Để bé có thể phát triển toàn diện, mẹ cần chuẩn bị thực đơn dinh dưỡng với đầy đủ các dưỡng chất sau:
- Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất tương tự như chất xúc tác giúp bảo vệ cơ thể trẻ trong quá trình phát triển. Các loại rau củ như: cà rốt, khoai tây, súp lơ, rau dền,… thường chứa rất nhiều nguồn dưỡng chất này. Bổ sung vitamin và khoáng chất này sẽ giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường khả năng hấp thu các loại vitamin khác.
- Kẽm
Kẽm là thành phần thường xuất hiện trong các loại thịt cá, trứng,… kích thích hệ tiêu hóa khiến trẻ có cảm giác thèm ăn và ăn ngon. Đây là dưỡng chất bắt buộc phải có trong thực đơn cho trẻ 8 tháng tuổi bởi kẽm còn tham gia vào quá trình trao đổi chất, cải thiện chiều cao ở trẻ.
- Protein
Protein cung cấp sự sống cho các tế bào trong cơ thể, tham gia vào quá trình sản xuất và tái tạo tế bào, giúp các cơ và xương vận động khỏe mạnh. Protein có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm như: trứng, sữa, ức gà,…
- Axit béo
Thực đơn cho trẻ 8 tháng tuổi được Viện dinh dưỡng cung cấp lưu ý nên bổ sung axit béo omega 3 cho bữa ăn của trẻ. Đây là thành phần quan trọng giúp não bộ bé phát triển toàn diện. Hầu hết, loại dưỡng chất này đều là thành phần có trong các loài cá biển: cá ngừ đại dương, cá hồi,…
- Sắt
Xem thêm : 1 muỗng sữa pha bao nhiêu nước?
Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ 8 tháng tuổi, góp phần ngăn chặn nhiều mầm mống gây bệnh như: virus, vi khuẩn từ bên ngoài. Mẹ có thể bổ sung sắt cho bé thông qua các thực phẩm giàu chất sắt như: cần tây, thịt heo, rau đay, thịt bò, rau dền,…
Nắm được các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho trẻ 8 tháng tuổi sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm và lên thực đơn cho trẻ sao cho phù hợp.
2. Thực đơn cho trẻ 8 tháng tuổi viện dinh dưỡng
Sau khi nắm được các thành phần dinh dưỡng cần thiết và các chế độ ăn trong ngày của trẻ, mẹ cần lên thực đơn ăn dặm cụ thể cho bé. Dưới đây là một số thực đơn cho trẻ 8 tháng tuổi theo viện dinh dưỡng:
2.1 Cháo cá lóc cà rốt
Nằm trong danh sách thực đơn cho trẻ 8 tuổi Viện dinh dưỡng cung cấp, cháo cá lóc cà rốt là món ăn dặm phổ biến cho trẻ thêm khỏe. Để nấu được món cháo này, mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu đó là: gạo, cà rốt, gừng, cá lóc và dầu ăn của trẻ. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Khử mùi tanh của cá bằng cách nấu chín cá lóc với gừng. Sau đó, vớt cá để nguội và lọc sạch xương rồi làm nhuyễn.
- Bước 2: Rửa sạch và xay nhuyễn cà rốt.
- Bước 3: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi cháo đang sôi, bổ sung thêm dầu ăn cho trẻ rồi khuấy đều để các nguyên liệu hòa quyện với nhau.
Cháo cá lóc cà rốt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ
2.2 Súp thịt bò bí đỏ
Thịt bò khi kết hợp với bí đỏ sẽ tạo ra món ăn cung cấp nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho trẻ 8 tháng tuổi. Những nguyên liệu cần thiết đó là: thịt bò, bí đỏ, hành tây, nước hầm xương, dầu ăn cho trẻ. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Làm sạch các nguyên liệu, sau đó xay nhỏ thịt bò và bí đao.
- Bước 2: Xào thịt bò và bí đao với hành tây đến khi dậy mùi thơm.
- Bước 3: Đổ nước hầm xương và các nguyên liệu, hầm đến khi bí nhừ ra.
2.3 Bột thịt rau củ
Bột thịt rau củ có nguyên liệu và cách chế biến đơn giản và dễ làm. Mẹ cần chuẩn bị: bột gạo, cà rốt, thịt heo, cải xanh, khoai tây và dầu ăn cho trẻ. Đầu tiên, mẹ hãy luộc chín lần lượt các loại rau củ kể trên đến khi đủ mềm rồi mang đi xay nhuyễn.
Bột thịt rau củ bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể trẻ
Thịt heo cũng cần được rửa sạch và say mềm. Nấu bột gạo với lượng nước vừa đủ, khi sôi mẹ hãy cho tất cả các nguyên liệu vào bột khuấy đều. Để món ăn hấp dẫn hơn, mẹ nên bổ sung thêm dầu ăn cho trẻ vào bột rau củ.
2.4 Sữa chua trái cây
Sữa chua trái cây là món ăn đơn giản với nguyên liệu là các loại trái cây và sữa chua. Mẹ chỉ cần gọt sạch vỏ và hạt các loại trái cây đã chuẩn bị rồi đem đi xay nhuyễn, cuối cùng trộn chúng với sữa chua. Sữa chua trái cây rất có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ. Đây là thực đơn của bữa ăn phụ mẹ có thể bổ sung cho bé.
3. Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho trẻ 8 tháng tuổi
Mẹ muốn món ăn trở nên ngon miệng và đảm bảo dinh dưỡng hơn thì khi xây dựng thực đơn cho trẻ 8 tháng tuổi mẹ cần chú ý những điều sau đây:
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa chính phụ khác nhau, cho bé sử dụng sữa mẹ đan xen vào các bữa ăn, bởi sữa mẹ vốn là nguồn dưỡng chất cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ.
- Cân bằng tỷ lệ nước và gạo khi nấu cháo cho trẻ, cứ 100g gạo mẹ nên kết hợp với 70ml nước để cháo có độ mềm vừa phải, thuận lợi cho việc ăn uống của trẻ.
- Không nên nêm nếm gia vị vào trong thức ăn của bé. Điều này sẽ làm cản trở quá trình cảm nhận vị giác tự nhiên ở trẻ và đảm bảo được chức năng hoạt động của thận.
- Bổ sung lượng vừa đủ một số thực phẩm trong 1 bữa ăn như: trứng, thịt, cá,… tránh tình trạng gan và thận của bé hoạt động quá tải.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh trong thực đơn hàng ngày của trẻ, mẹ nên rửa thật sạch các dụng cụ chế biến để tránh vi khuẩn tồn đọng, gây hại đến sức khỏe của bé.
Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho trẻ 8 tháng tuổi
Mẹ cần trang bị thêm kiến thức về thực đơn cho trẻ 8 tuổi Viện Dinh Dưỡng để sắp xếp cho con những bữa ăn với hàm lượng dinh dưỡng hợp lý để con có thể phát triển sức khỏe một cách toàn diện hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp