Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô (Cập nhật 2024)

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế phổ biến ở nước ta do Nhà nước quy định nhằm định hướng sản xuất, tiêu dùng. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là loại thuế áp dụng cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô là một trong những vấn đề đang được quan tâm bởi mỗi loại ô tô sẽ có mức thuế suất khác nhau, chính vì vậy thuế tiêu thụ đặc biệt cũng sẽ khác nhau. Vậy Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô (Cập nhật 2023)
Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô (Cập nhật 2023)

1. Loại ô tô nào phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt?

Theo quy định tại điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, đối tượng ô tô chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).

“Xe ô tô dưới 24 chỗ, bao gồm cả cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng có từ hai hàng ghế trở lên. Ngoài ra, ô tô phải có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng”

Như vậy, các dòng xe gia đình (4 -7 chỗ), xe khách dưới 24 chỗ sẽ thuộc nhóm chịu thuế TTĐB. Xe tải chở hàng, công-te-nơ không phải chịu thuế TTĐB.

2. Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô

Theo khoản 2 điều 2, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế số 106/2016/QH13, các loại ô tô chịu thuế TTĐB với mức thuế suất như sau:

Hàng hóa, dịch vụ Thuế suất (%) Xe ô tô dưới 24 chỗ

3 lý do ô tô thuộc mặt hàng chịu thuế đặc biệt theo quy định

Đối với hàng hóa ô tô, xe máy là những hàng hóa hiện đại, đánh dấu bước phát triển của nền kinh tế đất nước, tuy nhiên đây cũng là hàng hóa có mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khá cao. Dưới đây là những lí do ô tô thuộc mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Nhà nước:

Thứ nhất, ô tô là một trong những hàng hóa có nhiều thành tố cấu tạo nên sản phẩm độc hại và khó phân hủy sau khi sử dụng. Chính vì vậy, đối với các sản phẩm có chứa các chất độc hại sẽ phải chịu phí cao hơn so với các sản phẩm mang đến sự thân thiện với môi trường và đời sống – xã hội của người dân

Thứ hai, nhà nước cần thực hiện điều tiết thu nhập của người tiêu dùng vào Ngân sách chung một cách công bằng và hợp lý. Những người sử dụng nhiều các hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhiều hơn so với người ít sử dụng hoặc không sử dụng các hàng hóa đấy.

Thứ ba, thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện chức năng hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các hàng hóa mang tính chất xa xỉ, chưa thật sự cần thiết với nhu cầu xã hội khi thực trạng hệ thống giao thông chưa có sự phát triển tương xứng với nhu cầu này. Việc thực hiện thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô cũng nhằm thể hiện sự tăng cường quản lý, kiểm soát của Nhà nước một cách trung lập, chặt chẽ đối với các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

3. Hướng dẫn cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô

Thuế TTĐB được tính bằng công thức:

Thuế TTĐB = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB tương ứng

Với mức thuế suất, chúng ta có thể tra cứu dễ dàng ở mục 2. Tuy nhiên, giá tính thuế TTĐB lại phức tạp hơn khi có sự khác biệt ở các trường hợp. Vì vậy để xác định đúng số thuế TTĐB, cần xác định đúng giá tính thuế.

3.1.Tại khâu nhập khẩu ô tô

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu.

Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của pháp luật thuế xuất, nhập khẩu. Nếu hàng hóa được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.

Ví dụ 1:

Dòng xe A 9 chỗ nhập khẩu vào Việt Nam, giá nhập khẩu là 300 triệu/chiếc; thuế nhập khẩu 50% và thuế TTĐB là 35%. Khi đó:

Thuế nhập khẩu = 50% x 300 triệu = 150 triệu

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = 300 + 150 = 450 triệu

=> Thuế TTĐB phải nộp tại khâu nhập khẩu sẽ là: 450 triệu x 35% = 157,500tr

Thông thường, ô tô nhập khẩu sẽ vẫn chịu thuế GTGT, xem thêm cách tính thuế GTGT hàng nhập khẩu

3.2. Khi thực hiện tiêu thụ trong nước

Căn cứ Theo điều 2 nghị định 100/2016/NĐ-CP

Đối với hàng hóa nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB là giá do cơ sở nhập khẩu bán ra.

Trong đó, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ 2:

Ô tô B được cơ sở sản xuất bán ra thị trường với giá 550 triệu (bao gồm cả thuế GTGT 10%); thuế TTĐB là 40%, không chịu thuế bảo vệ môi trường. Khi đó:

Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng = 550/(1+10%) = 500 triệu

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = 500/(1+40%)= 357 triệu

Nếu giá bán ra của cơ sở nhập khẩu không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

Các trường hợp đặc biệt:

  • Nếu bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc => Giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở hạch toán phụ thuộc bán ra.
  • Nếu bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng => Giá bán chưa có thuế GTGT trong công thức sẽ là giá do cơ sở sản xuất, khẩu quy định chưa trừ hoa hồng.
  • Nếu bán hàng cho các cơ sở kinh doanh thương mại thì: Đối với cơ sở nhập khẩu ô tô dưới 24 chỗ, giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán của cơ sở nhập khẩu nhưng không được thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu.

Trong đó:

Giá vốn xe nhập khẩu = Giá tính thuế nhập khẩu (+) thuế nhập khẩu (+) thuế tiêu thụ đặc biệt tại khâu nhập khẩu.

Trường hợp giá bán của cơ sở nhập khẩu ô tô dưới 24 chỗ thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Ví dụ 3: Một xe ô tô nhập khẩu có giá CIF: 20.000 USD; thuế suất thuế nhập khẩu của mẫu xe này là 70%; thuế suất thuế TTĐB là 45%; giả sử tỷ giá để tính thuế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu là 22.500 VND/USD. Giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn của nhà nhập khẩu là 1.164.712.500 đồng. Như vậy, số thuế TTĐB của cơ sở nhập khẩu khi bán ô tô như sau:

Đơn vị tính: đồng

STT Nội dung Thuế suất Số tiền

Ví dụ 4: Với giả định như ví dụ 3 nhưng giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn của nhà nhập khẩu là 1.100.000.000 đồng. Trong trường hợp này giá bán làm căn cứ tính thuế TTĐB của cơ sở nhập khẩu chưa có thuế GTGT thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu. Do vậy, cơ quan thuế sẽ thực hiện ấn định giá bán của cơ sở nhập khẩu theo quy định của luật quản lý thuế.

Ví dụ 5: Với giả định như ví dụ 3 nhưng giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn của cơ sở nhập khẩu là 1.186.897.500 đồng (cao hơn 105% giá vốn của xe nhập khẩu). Như vậy, số thuế TTĐB của cơ sở nhập khẩu khi bán ô tô như sau:

Đơn vị tính: đồng

STT Nội dung Thuế suất Số tiền
  • Đối với cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 24 chỗ
  • Giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán của doanh nghiệp nhưng không được < 7% so với giá bán bình quân của các đơn vị kinh doanh ô tô bán ra. Nếu không đáp ứng yêu cầu này, giá tính thuế sẽ do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
  • Giá bán bình quân của các đơn vị kinh doanh ô tô chính là giá bán xe ô tô, không gồm yêu cầu về trang thiết bị, phụ tùng mà khách hàng yêu cầu lắp đặt thêm.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể chúng ta sẽ áp dụng cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô khác nhau. Chính vì thế, kế toán doanh nghiệp cần linh hoạt vào từng tình huống để đảm bảo tính chính xác về số thuế tiêu thụ đặc biệt cần phải nộp.

Trên đây là Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô (Cập nhật 2023) mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!