Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì là băn khoăn của không ít người khi mắc phải căn bệnh này. Tuy rằng việc chỉ định loại thuốc và liều dùng là do bác sĩ điều trị nhưng nắm rõ công dụng, chỉ định và tác dụng phụ của từng nhóm thuốc cũng rất cần thiết với người bệnh.
1. Khi nào cần dùng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí thông thường chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống. Điều này sẽ khiến cho người bệnh gặp phải các cơn đau nhức dữ dội đi kèm các triệu chứng khác.
Bạn đang xem: [Cập nhật ngay] 9 loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến
Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng của từng người và mục đích điều trị bác sĩ sẽ lựa chọn cách chữa thoát vị đĩa đệm phù hợp. Đó có thể là thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm, vật lý trị liệu, thậm chí là phẫu thuật.
Trong đó, thuốc chữa thoát vị đĩa đệm thường được sử dụng để giảm bớt triệu chứng khó chịu và dùng đồng thời với các phương pháp khác.
>>Đừng bỏ lỡ: Thông tin cơ bản về thoát vị đĩa đệm
2. Tổng hợp 9 nhóm thuốc chữa thoát vị đĩa đệm
Dưới đây là những thông tin cơ bản về thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay.
2.1. Thuốc giảm đau do thoát vị đĩa đệm
Thuốc giảm đau thông thường là một trong những thuốc trị thoát vị đĩa đệm phổ biến. Loại thuốc này phù hợp với trường hợp cơn đau ở mức độ nhẹ tới trung bình. Do không có khả năng chống viêm nên các trường hợp có dấu hiệu viêm thường không được chỉ định.
Các loại thuốc phổ biến: Paracetamol
Chống chỉ định: Người có cơ địa nhạy cảm với thành phần của thuốc; bệnh nhân tim mạch, phổi, suy gan nặng , thiếu máu.
Tác dụng phụ: Gây ảnh hưởng tới dạ dày, gan, thận…
2.2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Bác sĩ cũng có thể chỉ định NSAID để chữa thoát vị đĩa đệm. Loại thuốc này được chỉ định trong trường hợp cơn đau không cải thiện khi dùng thuốc giảm đau thông thường. Nó có tác dụng vừa giảm đau, vừa giảm viêm sưng ở vị trí đĩa đệm. Cũng như các loại thuốc khác, người bệnh không được dùng quá liều. Biến chứng quá liều có thể kể tới là viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, suy giảm thị lực.
Các loại thuốc phổ biến: Naproxen, Ibuprofen
Chống chỉ định: Người có tiền sử quá mẫn với thành phần của thuốc; bệnh nhân suy gan, suy thận nặng, loét dạ dày tá tràng, suy tim. Bà bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ cũng thuộc đối tượng chống chỉ định.
Tác dụng phụ: Loét dạ dày tá tràng, suy thận, suy gan, suy hô hấp…
2.3. Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids)
Bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc này trong trường hợp đau từ trung bình đến nặng. Nó có thể được dùng cùng với thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên vì đặc tính gây nghiện mà loại thuốc này thường chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, trong trường hợp các loại thuốc khác không cải thiện đáng kể cơn đau.
Các loại thuốc phổ biến: Morphin, Codein
Chống chỉ định: Bệnh nhân suy gan nặng, suy hô hấp nặng, động kinh. Người nhạy cảm với thành phần thuốc.
Tác dụng phụ: Buồn nôn, táo bón…
2.4. Thuốc giảm đau thần kinh chữa thoát vị đĩa đệm
Loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa. Thuốc giảm đau thần kinh dạng này sẽ giúp hạn chế các cơn đau ở dây thần kinh.
Các loại thuốc phổ biến: Pregabalin, Gabapentin
Chống chỉ định: Người có cơ địa nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Người không dung nạp, kém hấp thụ glucose, galactose. Người bị suy thận, tiểu đường. Phụ nữ có thai và cho con bú.
Tác dụng phụ: Chóng mặt, buồn ngủ…
2.5. Thuốc giãn cơ
Loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm này có khả năng giảm bớt tình trạng đau nhức khó chịu vì nó giúp giảm co cơ. Thuốc giãn cơ thường được chỉ định khi đĩa đệm bị thoát vị gây co thắt cơ. Các loại thuốc giãn cơ dùng trong trường hợp bị thoát vị đĩa đệm cần đáp ứng thêm các yêu cầu khác là không làm quá yếu lực cơ, ít ức chế hệ thần kinh trung ương.
Các loại thuốc phổ biến: Diazepam, Metaxalone
Chống chỉ định: Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc; bệnh nhân nhược cơ nặng.
Tác dụng phụ: Chóng mặt, buồn ngủ, ảnh hưởng tới chức năng gan thận…
2.6. Thuốc tăng tái tạo bao myelin
Loại thuốc này có thể được chỉ định như là một trong những chữa trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hoặc cách chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5. Bởi nó tác động lên dây thần kinh ngoại biên bị nhân nhầy đĩa đệm chèn ép. Thuốc giúp tái tạo bao myelin – bao quanh, bảo vệ sợi dây thần kinh.
Các loại thuốc phổ biến: Uridine, Cytidine
Chống chỉ định: Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Người bị động kinh, co thắt cơ. Phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng
2.7. Thuốc giảm đau do thoát vị đĩa đệm dùng tại chỗ
Xem thêm : Quy định mới nhất về hợp đồng lao động
Đây là dạng thuốc giảm đau tại chỗ, dùng để tác động trực tiếp lên vùng bị đau do thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng ở vùng nhỏ. Hãy vệ sinh vùng dùng thuốc sạch sẽ và đảm bảo rửa thật sạch tay sau khi dùng thuốc.
Các loại thuốc phổ biến: Kem capsaicin, gel, miếng dán lidocain
Chống chỉ định: Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Vùng da cần dùng thuốc có tổn thương, vết thương hở.
Tác dụng phụ: Vùng da dùng thuốc bị nóng đỏ, ngứa, rộp…
2.8. Vitamin nhóm B
Bên cạnh các loại thuốc kể trên, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung một số vitamin nhóm B. Đây là các vitamin bổ thần kinh, hỗ trợ giảm đau, tê bì do dây thần kinh bị nhân nhầy chèn ép. Nhóm thuốc này có thể được dùng lâu dài để cải thiện các triệu chứng bệnh.
Các loại thuốc phổ biến: B1, B6, B12
Chống chỉ định: Người có cơ địa nhạy cảm với vitamin nhóm B
Tác dụng phụ: Nước tiểu có màu vàng
2.9. Viên uống bổ sung Glucosamine
Glucosamine trong cơ thể đóng vai trò như chất dẫn để hình thành, phát triển các lớp sụn, mô xương khớp. Bổ sung Glucosamin cũng là một trong những cách hỗ trợ sự phục hồi của sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, giảm đau cho người bị thoát vị đĩa đệm. Lưu ý, không dùng Glucosamine quá liều và quá thời gian so với chỉ định của bác sĩ.
Các loại thuốc phổ biến: Glucosamin
Chống chỉ định: Người có cơ địa dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Phụ nữ có thai hoặc cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Người bị tiểu đường, hạ đường huyết cần thận trọng.
Tác dụng phụ: Buồn nôn, ợ nóng, tiêu chảy, táo bón đau đầu, đỏ da… Thông thường để giảm bớt các biểu hiện không mong muốn này, Glucosamine nên được uống sau khi ăn.
3. Lưu ý khi dùng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm
Để đảm bảo an toàn và thu được hiệu quả cao khi dùng thuốc trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lưu ý:
- Chỉ sử thuốc tây chữa thoát vị đĩa đệm dưới sự chỉ định của bác sĩ.
- Thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng, các loại thuốc đang sử dụng để tránh tương tác thuốc.
- Hỏi kỹ bác sĩ về tác dụng phụ có thể gặp phải của thuốc, đặc biệt là đối với những người phải vận hành máy móc, phương tiện giao thông.
- Trong quá trình dùng thuốc nếu có biểu hiện bất thường hãy thông báo ngay cho bác sĩ.
- Tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ đánh giá được hiệu quả của thuốc.
- Kết hợp với chế độ dinh dưỡng tốt cho xương khớp. Tập luyện thể dục thể thao đều đặn và phù hợp với thể trạng. Tuy nhiên, trong thời gian cơn đau dữ dội người bệnh nên nghỉ ngơi 1 – 2 ngày. Hạn chế bê vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột.
Hy vọng những thông tin về thuốc chữa thoát vị đĩa đệm trên đây đã phần nào giúp bạn có được những hiểu biết cơ bản về các nhóm thuốc, công dụng và lưu ý. Những thông tin trong bài không thay thế chỉ định của bác sĩ.
XEM THÊM
- Tìm lời giải cho thoát vị đĩa đệm có chữa được không
- Tìm hiểu 12 cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
- TPBVSK hỗ trợ giảm triệu chứng đau do thoát vị đĩa đệm
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp