Vắc xin bại liệt tiêm mấy mũi là đủ? Nên tiêm khi nào cho trẻ?

Vắc xin phòng bệnh bại liệt là một trong những vắc xin bắt buộc theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Việc tiêm đầy đủ các liều vắc xin bại liệt giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh bại liệt và giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh bại liệt trong cộng đồng. Vậy bại liệt tiêm mấy mũi là đủ? Nên tiêm loại vắc xin nào? Bố mẹ cần lưu ý những điều gì trước, trong và sau khi tiêm?

bại liệt tiêm mấy mũi

Bại liệt là bệnh gì?

Bệnh bại liệt (Poliomyelitis), là một bệnh nhiễm virus cấp tính lan truyền qua đường tiêu hóa, do virus Polio gây ra. Virus này thường lây nhiễm từ phân-miệng và có khả năng lây lan qua môi trường. Bệnh gây ra tình trạng suy giảm trầm trọng chức năng của các cơ bắp, được nhận biết qua các triệu chứng của hội chứng liệt mềm cấp, bao gồm sốt, buồn nôn, táo bón, suy dinh dưỡng, mất nước, viêm phổi, teo cơ, tê liệt và giảm sức đề kháng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến liệt cơ hô hấp và gây tử vong.

trẻ mắc bại liệt
Hiện nay, không có phương pháp điều trị nào có thể hoàn toàn chữa khỏi bệnh bại liệt

Vắc xin bại liệt tiêm mấy mũi?

1. Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa

Vắc xin 6in1 Infanrix Hexa được sản xuất bởi hãng dược phẩm hàng đầu thế giới GlaxoSmithKline (GSK), là vắc xin phối hợp 6 thành phần khác nhau nhằm phòng ngừa 6 loại bệnh nguy hiểm và phổ biến ở trẻ em, bao gồm ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do H.Influenzae týp B (Hib). Vắc xin 6in1 Infanrix Hexa được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 2 tháng đến 2 tuổi với 4 mũi tiêm, trong đó 3 mũi đầu cách nhau 1 tháng, mũi 4 cách mũi 3 tối thiểu 6 tháng (thường là 12 tháng).

Xem thêm: https://vnvc.vn/infanrix-vac-xin-6-trong-1/

2. Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim

Vắc xin 6in1 Hexaxim là sản phẩm được chế tạo và phát triển bởi hãng dược phẩm Sanofi Pasteur (Pháp). Đây là một loại vắc xin phối hợp 6 trong 1, bao gồm 6 thành phần khác nhau để phòng ngừa các bệnh như ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do H.Influenzae týp B (Hib). Hexaxim được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi.

Xem thêm: https://vnvc.vn/hexaxim-vac-xin-6-trong-1/

3. Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim

Vắc xin 5in1 Pentaxim được sản xuất bởi hãng dược phẩm và sinh chế phẩm hàng đầu tại Pháp – Sanofi Pasteur. Pentaxim là vắc xin phối hợp 5 thành phần khác nhau, phòng ngừa 5 bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em: ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, các bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ do H.Influenzae týp B (Hib). Pentaxim được chỉ định cho trẻ em từ 2 tháng đến 2 tuổi với 4 mũi tiêm, trong đó 3 mũi đầu cách nhau 1-2 tháng, mũi 4 cách mũi 3 tối thiểu 6 tháng (thường là 12 tháng).

Xem thêm: https://vnvc.vn/pentaxim-vac-xin-5-trong-1/

4. Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim

Vắc xin 4in1 Tetraxim là một loại vắc xin phối hợp 4 trong 1, được chế tạo bởi hãng Sanofi Pasteur (Pháp), chứa các thành phần giúp phòng ngừa 4 bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em bao gồm: ho gà, bạch hầu, uốn ván và bại liệt. Tùy thuộc vào khuyến cáo chính thức của mỗi quốc gia, tetraxim sẽ có những chỉ định tiêm phòng nhất định. Tại Việt Nam, Tetraxim được chỉ định tiêm cho trẻ từ 2 tháng đến 13 tuổi với 5 mũi tiêm, trong đó 3 mũi đầu cách nhau 1 tháng, mũi 4 cách mũi thứ ba 1 năm và mũi 5 cách mũi thứ tư 3 năm (khi trẻ 4 – 6 tuổi).

Xem thêm: https://vnvc.vn/vac-xin-tetraxim/

5. Vắc xin bại liệt OPV

OPV là vắc xin sống giảm độc lực (chứa virus bại liệt sống đã được giảm độc tính) dạng uống. Vắc xin này kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch với virus bại liệt, ngăn chặn virus xâm nhập và kéo dài sự miễn dịch. Trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, OPV đã được sử dụng để phòng ngừa bệnh bại liệt ở trẻ em từ 2 đến 4 tháng tuổi với 3 liều khi trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi. OPV dùng đường uống, giúp trẻ được tạo ra kháng thể phòng vệ khỏi bệnh bại liệt, đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ.

6. Vắc xin phòng bệnh bại liệt IPV

IPV là vắc xin bại liệt bất hoạt dạng tiêm liên tục, chứa virus bại liệt đã được giết chết, giúp kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch với virus bại liệt và ngăn chặn sự lây lan của bệnh. IPV được sử dụng trong các chương trình tiêm chủng ở nhiều nước trên thế giới nhằm phòng ngừa và diệt trừ bệnh bại liệt, đặc biệt là ở những nơi có nguy cơ cao mắc bệnh. Tùy vào khuyến cáo của từng quốc gia, IPV có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp cùng các loại vắc xin khác.

tiêm vắc xin bại liệt cho trẻ
Tại Việt Nam, IPV được áp dụng tiêm phòng bại liệt cho trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 2018 với lịch tiêm 2 mũi vào lúc trẻ 2 và 9 tháng – dưới 1 tuổi

Vắc xin bại liệt tiêm khi nào cho trẻ em?

Thông thường, vắc xin bại liệt được chỉ định tiêm cho trẻ em vào lúc trẻ 2 tháng đến 2 tuổi và sử dụng nhắc lại khi trẻ 16 đến 18 tháng tuổi (đối với vắc xin 5in1 Pentaxim (Pháp), vắc xin 6in1 Infanrix Hexa (Bỉ) và 6in1 Hexaxim (Pháp)), nhắc lại vào năm thứ 2 (đối với vắc xin Tetraxim (Pháp)), người lớn có thể tiêm vắc xin bại liệt khi nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bại liệt như: người chăm sóc trẻ em; kỹ thuật viên làm việc trong phòng xét nghiệm; nhân viên y tế;…

Trẻ không tiêm phòng bại liệt có sao không?

CÓ, THẬM CHÍ RẤT NGUY HIỂM. Trẻ em không tiêm phòng bại liệt rất dễ bị lây nhiễm virus Polio, mắc bệnh bại liệt, gây ra những biến chứng nguy hiểm, để lại những di chứng bại liệt vĩnh viễn, thậm chí là tử vong. Theo WHO, bại liệt là một bệnh lây nhiễm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh gây ra tổn thương trên hệ thần kinh, nếu trẻ em không tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng bệnh bại liệt, có thể dẫn đến các hậu quả khôn lường như suy giảm khả năng vận động, chức năng thần kinh, bại liệt vĩnh viễn và tử vong.

Việc tiêm phòng bằng vắc xin bại liệt là phương pháp hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ em khỏi bệnh. Do đó, việc tiêm phòng bệnh bại liệt là rất quan trọng và cần thiết đối với trẻ em. Nếu không tiêm phòng, trẻ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm và gây nguy hiểm tới tính mạng. Các bậc cha mẹ nên đảm bảo cho trẻ tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh, bao gồm cả vắc xin bại liệt.

Hiệu quả phòng bệnh của vắc xin bại liệt cho bé

Vắc xin phòng bệnh bại liệt là phương pháp đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất để phòng ngừa bệnh bại liệt cho bé. Vắc xin bại liệt kích thích tạo ra kháng thể tự nhiên đối với virus Polio gây bệnh bại liệt. Sau khi được tiêm vắc xin bại liệt, bé sẽ hình thành kháng thể trong cơ thể và có khả năng chống lại virus gây bệnh bại liệt.

Việc tiêm chủng đầy đủ các liều vắc xin bại liệt theo lịch trình được khuyến nghị có thể giúp trẻ em giảm thiểu tối đa nguy cơ bị nhiễm bệnh hoặc tránh khỏi sự lây lan của virus bại liệt. Nhờ vắc xin bại liệt, bệnh này đã được kiểm soát và giảm thiểu đáng kể. Đặc biệt, nhờ vắc xin bại liệt mà Việt Nam đã thành công thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, đến nay đã gần 23 năm Việt Nam vẫn giữ vững thành tựu to lớn này.

Trong nhiều nghiên cứu được thực hiện trên hàng triệu trẻ em, các nhà khoa học đã chứng minh rằngviệc tiêm vắc xin phòng bệnh bại liệt cho trẻ em tạo ra miễn dịch trên 95% số người được tiêm. Điều này cho thấy rằng việc tiêm vắc xin bại liệt đúng lịch trình là một sự lựa chọn thông minh giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh qua cộng đồng, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho những người khác trong cộng đồng. Việc tiêm vắc xin bại liệt đúng lịch trình sẽ mang lại sự an tâm cho cha mẹ và giúp cho bé được bảo vệ toàn diện, an toàn và phát triển khỏe mạnh.

ngăn ngừa bại liệt
Việc xây dựng và duy trì một môi trường vệ sinh tốt và giữ vệ sinh cá nhân hiệu quả cũng rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh bại liệt lan truyền trong cộng đồng

Một số tác dụng phụ của vắc xin bại liệt

Sau khi tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh bại liệt, trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ thường gặp như sau:

  • Sốt: đây là hiện tượng phản ứng thông thường của cơ thể và khá thường gặp đối với trẻ em sau khi tiêm chủng. Trong quá trình đáp ứng miễn dịch, cơ thể có thể phát ra phản ứng sốt. Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng về tình trạng này vì nó có thể tự giảm dần và biến mất sau vài ngày kể từ lúc tiêm chủng.
  • Đau tay hoặc chân: Đây là một trong những phản ứng phổ biến của vắc xin bại liệt. Thông thường, phản ứng này không cần điều trị đặc biệt và kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Ngoài ra, sưng hoặc đỏ da cũng là một phản ứng phổ biến sau tiêm vắc xin bại liệt. Phản ứng này thường xảy ra tại vị trí tiêm vắc xin và có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
  • Các triệu chứng khác như quấy khóc, ăn kém và sưng tấy tại vị trí tiêm cũng có thể phát sinh sau khi tiêm/uống vắc xin bại liệt.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng phụ thường gặp này, các bậc cha mẹ cần cẩn trọng đối với những phản ứng phụ đặc biệt nguy hiểm sau đây:

  • Trẻ bị sốt cao liên tục (> 38.5 độ C) mà không hạ được.
  • Trẻ có biểu hiện quấy khóc nhiều, mệt mỏi,…
  • Trẻ bị phát ban, thở nhanh, khó thở, …
tác dụng phụ vắc xin bại liệt
Khi nhận thấy những triệu chứng bất thường sau tiêm, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và khám bệnh

Nên tiêm phòng vắc xin bại liệt ở đâu?

Tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, các loại vắc xin phối hợp phòng ngừa bệnh bại liệt và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác ở trẻ em đang có mặt đầy đủ với số lượng lớn, được bảo quản an toàn trong hệ thống kho bảo quản lạnh đạt chuẩn GSP, duy trì nhiệt độ bảo quản ổn định từ 2-8 độ C theo yêu cầu của nhà sản xuất.

Các loại vắc xin từ kho lạnh trước khi được chuyển đến phòng tiêm được vận chuyển trên dây chuyền bảo quản lạnh Cold Chain, đảm bảo vắc xin có mặt tại phòng tiêm là những liều vắc xin an toàn nhất, giữ nguyên vẹn chất lượng và tính hiệu quả của vắc xin trước khi được tiêm cho Khách hàng.

Để đánh giá tình trạng sức khỏe và nhu cầu tiêm chủng của khách hàng một cách chính xác, 100% Khách hàng tại VNVC được khám sàng lọc hoàn toàn miễn phí. Nhờ đó, bác sĩ có thể chỉ định mũi tiêm và phác đồ phù hợp. Trước khi thực hiện tiêm cho khách hàng, điều dưỡng của VNVC sẽ thực hiện các bước công bố, kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu vắc xin theo quy trình với sự chứng kiến của ít nhất 3 bên gồm đội ngũ điều dưỡng, khách hàng và người nhà (nếu có).

Quy trình này bao gồm việc giới thiệu các thông tin về vắc xin như tên, tác dụng phòng bệnh, nhà sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, tính toàn vẹn của vắc xin (gồm lọ, vỏ hộp và dung môi) cũng như liều dùng, đường dùng. Điều này giúp khách hàng được tiêm đúng loại vắc xin, tiêm an toàn và an tâm về chất lượng của vắc xin và tiêm chủng. Đây là bước quan trọng đối chiếu giám sát chất lượng vắc xin và thực hiện nguyên tắc 3 đúng là “ĐÚNG loại vắc xin – ĐÚNG đường tiêm – ĐÚNG liều lượng sử dụng” theo quy định của cơ quan chuyên môn.

Mỗi người có thể sẽ có những phản ứng khác nhau với vắc xin và thường chỉ có phản ứng nhẹ trong 30 phút sau khi tiêm. Vì vậy, VNVC luôn quan tâm và theo dõi các phản ứng sau tiêm trong 30 phút để có thể xử lý kịp thời nếu cần thiết. Đồng thời, khách hàng được tư vấn và hướng dẫn tiếp tục theo dõi các phản ứng tiêm chủng trong vòng 72 giờ ở nhà.

VNVC là hệ thống tiêm chủng duy nhất tại Việt Nam có tổng đài chăm sóc sau tiêm và 24/7 có bác sĩ trực để hỗ trợ kịp thời cho khách hàng ở mọi miền đất nước và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cấp cứu địa phương để hỗ trợ người dân. Ngay cả những khách hàng không tiêm chủng tại VNVC cũng được hỗ trợ kịp thời và chăm sóc tốt.

địa điểm tiêm vắc xin bại liệt
VNVC hiện đang có đầy đủ các loại vắc xin phối hợp phòng bệnh bại liệt cùng nhiều bệnh lý truyền nhiễm khác, đáp ứng nhu cầu tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho trẻ em và người lớn trên toàn quốc

Bại liệt tiêm mấy mũi còn tùy thuộc vào từng loại vắc xin khác nhau là Infanrix Hexa, Hexaxim (6trong1), Pentaxim (5trong1) hay Tetraxim (4trong1). Tuy nhiên, dù có tiêm bất kỳ loại vắc xin nào cũng cần lựa chọn tiêm chủng tại các đơn vị tiêm chủng uy tín, đảm bảo chất lượng vắc xin cao, quy trình tiêm chủng an toàn đạt chuẩn Bộ Y tế quy định để hiệu quả tiêm chủng và tính an toàn được tối ưu.