Khi doanh nghiệp nộp tiền thuế chậm so với quy định hoặc bị cơ quan thuế phát hiện ra những sai sót dẫn đến tăng số thuế phải nộp. Khi đó kế toán phải hạch toán tiền chậm nộp thuế.Vậy hạch toán tiền chậm nộp thuế như nào? Cùng Hóa đơn điện tử EasyInvoice tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Các trường hợp được xem là chậm nộp thuế theo quy định
Một số trường hợp phải hạch toán tiền chậm nộp thuế được quy định tại Điều 59 Luật quản lý Thuế 2019 như sau:
- Người nộp thuế chậm so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế.
- Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phát hiện thiếu số tiền thuế phải nộp.
- Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn.
>>>>> Tìm hiểu ngay Cách lập tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT theo Thông tư 80
2. Thời hạn nộp thuế
– Trường hợp người nộp thuế tính thuế thì thời hạn nộp thuế chậm nhất vào ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
– Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế chính là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sự sai sót.
Nếu quá các mốc thời gian này, doanh nghiệp sẽ bị coi là nộp chậm, phải tính và hạch toán số tiền này.
3. Mức phạt chậm nộp tiền thuế và cách tính
Trước khi hạch toán tiền chậm nộp thuế thì cần phải nắm được mức phạt và thời gian tính tiền chậm nộp thuế. Theo Khoản 2 Điều 59 của Luật quản lý Thuế 2019 quy định về mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp thuế như sau:
“Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:
a) Mức tính tiền chậm nộp sẽ bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp
b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.”
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 130/2016/TT-BTC thì số tiền phạt chậm nộp thuế được tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
Tức là,
Số tiền phạt tiền nộp chậm thuế = Số tiền thuế nộp chậm x 0,03% x Số ngày chậm nộp thuế
Ví dụ: Công ty X nợ 70.000.000 tiền thuế GTGT, có thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30/07/2020. Ngày 25/10/2020 kế toán Công ty X nộp số tiền thuế 70.000.000 vào ngân sách nhà nước. Số ngày chậm nộp được tính từ ngày 31/07/2020 đến ngày 25/09/2020, thì số tiền phạt chậm nộp thuế như sau:
- Tính số ngày chậm nộp:
Số ngày chậm nộp = (30/07 đến 31/07) + (01/08 đến 31/08) + (01/09 đến 25/09)
Số ngày chậm nộp = 1 + 31 + 25 = 57 (ngày)
- Tính số tiền phạt chậm nộp:
Số tiền phạt chậm nộp thuế = 70.000.000 x 0,03% x 57 = 1,197,000 (đồng)
>>>>> Xem thêm Những Sai Sót Thường Gặp khi Quyết Toán Thuế TNCN
4. Hạch toán tiền chậm nộp thuế như nào?
4.1 Hạch toán tiền chậm nộp thuế chi tiết
- Khi nhận được thông báo về việc xử phạt:
Xem thêm : TRẠM Y TẾ PHƯỜNG 14
Nợ TK 811: Khoản tiền phạt khi nộp thuế chậm
Có TK 3339: Khoản tiền phạt khi nộp thuế chậm
- Khi nộp tiền phạt:
Nợ TK 3339: Khoản tiền phạt chậm nộp thuế
Có TK 111, 112: Khoản tiền phạt chậm nộp thuế
- Cuối kỳ kế toán, thực hiện kết chuyển tiền chậm nộp thuế:
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 811: Chi phí khác
4.2 Hạch toán tiền thuế truy thu thêm do chậm nộp thuế
- Thuế TNDN phải nộp:
Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 3334: Thuế TNDN
- Nộp tiền vào Ngân sách nhà nước:
Nợ TK 3334: Tiền thuế TNDN phải nộp
Có TK 111, 112: Tiền thuế TNDN phải nộp
- Thuế GTGT phải nộp bổ sung:
Nợ TK 811: Chi phí khác
Có TK 3331: Khoản tiền thuế GTGT phải nộp
- Thực hiện kết chuyển vào cuối kỳ kế toán:
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 811: Chi phí khác.
- Nộp tiền vào Ngân sách nhà nước:
Nợ TK 3331: Khoản tiền thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112: Khoản tiền thuế GTGT phải nộp
4.3 Hạch toán tiền thuế truy thu sau quyết toán do chậm nộp thuế
- Hạch toán truy thu thuế GTGT:
Nợ TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước của doanh nghiệp
Có TK 3331: Khoản tiền thuế GTGT phải nộp
- Hạch toán truy thu thuế TNDN:
Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước của doanh nghiệp
Xem thêm : Lắc vòng bao nhiêu phút mỗi ngày để giảm mỡ bụng
Có TK 3334: Khoản tiền thuế TNDN phải nộp
- Hạch toán truy thu thuế TNCN:
(1) Khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ này:
Nợ TK 334: Khoản phải trả người lao động
Có TK 3335: Khoản thuế TNCN phải nộp
(2) Do công ty phải trả:
Nợ TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước của doanh nghiệp
Có TK 3335: Khoản thuế TNCN phải nộp
Trên đây Hóa đơn điện tử EasyInvoice đã cung cấp thông tin về việc hạch toán tiền chậm nộp thuế. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 56 56 53 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.
==========
Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế
SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.
EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:
- Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
- Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC.
- Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
- Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng.
- Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD.
- Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA
- Tự động thống kê báo cáo chi tiết về doanh thu, lợi nhuận, chi phí… mỗi ngày
- Tự động hóa nghiệp vụ nhập liệu và lưu trữ thông tin đơn hàng
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG EASYPOS NGAY
Video hướng dẫn sử dụng Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53
Website: https://easyinvoice.vn/
Email: contact@softdreams.vn
Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn
Tags: hóa đơn điện tửphần mềm hóa đơn điện tử
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp