Sau sinh, người lao động được hưởng quyền lợi nghỉ dưỡng sức sau sinh. Dưới đây là tổng hợp các quy định mới nhất về mức tiền trợ cấp nghỉ dưỡng sức sau sinh 2022 người lao động cần nắm.
Bạn đang xem: Nghỉ dưỡng sức sau sinh 2022: Điều kiện, mức hưởng, thủ tục hưởng
1. Điều kiện và thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh 2022 là gì?
Trả lời:
* Về điều kiện nghỉ dưỡng sức sau sinh 2022: Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 đến 10 ngày.
* Về số ngày được nghỉ dưỡng sức sau sinh, khoản 2 Điều 41 Luật này quy định như sau:
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Như vậy, trong vòng 30 ngày đầu làm việc ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, nếu sức khỏe người lao động chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Số ngày nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động quyết định.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Nghỉ dưỡng sức sau sinh 2022: Tổng hợp các quy định mới nhất (Ảnh minh họa)
2. Cách tính tiền dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh 2022 thế nào?
Trả lời:
Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở, trong đó lương cơ sở 2022 là 1.490.000 đồng/tháng.
Như vậy mức tiền dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh giao động từ 2.235.000 đồng đến 4.470.000 đồng.
Xem thêm : Chuyện thú vị về hai thầy giáo nổi danh thời Trần
Ví dụ: Lao động nữ được nghỉ dưỡng sức 05 ngày, thì tiền dưỡng sức sau sinh được tính như sau:
5 x 30% x 1.490.000 đồng = 2.235.000 đồng.
Trường hợp lao động nữ được nghỉ dưỡng sức 10 ngày, thì tiền dưỡng sức sau sinh là 10 x 30% x 1.490.000 = 4.470.000 đồng.
3. Hồ sơ nghỉ dưỡng sức sau sinh 2022 gồm những gì?
Trả lời:
Căn cứ điểm 2.4 khoản 2 Điều 4 Quyết định số 166/QĐ-BHXH, hồ sơ để cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) giải quyết chế độ dưỡng sức sau sinh cho người lao động là danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe do đơn vị sử dụng lao động lập.
Như vậy, người lao động muốn nghỉ dưỡng sức sau sinh thì phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động sẽ tiến hành lập hồ sơ hưởng chế độ cho người lao động gửi cơ quan bảo hiểm xã hội.
4. Thời gian giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh mất bao lâu?
Trả lời:
Theo Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh, đơn vị sử dụng lao động phải lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ đơn vị sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và chi trả tiền chế độ cho người lao động.
5. Nghỉ hưởng dưỡng sức sau sinh, người lao động có cần xin giấy tờ gì không?
Trả lời:
Lao động nữ ngay sau khi nghỉ thai sản theo quy định, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 – 10 ngày. Số ngày nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động và Công đoàn cơ sở quyết định.
Như vậy, người lao động muốn nghỉ dưỡng sức sau sinh phục hồi sức khỏe thì phải được sự đồng ý của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, người lao động không phải xin Giấy nghỉ dưỡng sức sau sinh mà sau khi người sử dụng lao động đồng ý thì sẽ tiến hành lập hồ sơ hưởng chế độ gửi cơ quan bảo hiểm xã hội.
6. Chưa đi làm lại sau sinh có được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh không?
Trả lời:
Theo khoản 1 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Xem thêm : Trà đông trùng hạ thảo và những lợi ích tuyệt vời
Cụ thể, thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Theo đó, về điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản là lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ sinh con và trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì được nghỉ bổ sung thêm chế độ dưỡng sức sau sinh. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe là tối đa 10 ngày nếu sinh hai con trở lên; tối đa 7 ngày nếu sinh con phải phẫu thuật; tối đa 5 ngày đối với các trường hợp khác.
Như vậy, để được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh phục hồi sức khỏe sau thai sản, bạn phải quay trở lại công ty làm việc. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày bắt đầu quay lại làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì bạn có thể yêu cầu công ty nghỉ chế độ dưỡng sức sau thai sản.
7. Sinh mổ được nghỉ dưỡng sức sau sinh mấy ngày?
Trả lời:
Căn cứ khoản 2 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Như vậy, sinh mổ có thể được nghỉ tối đa 7 ngày để dưỡng sức sau sinh, Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người sử dụng lao động sẽ quyết định số ngày được nghỉ dưỡng sức này của người lao động.
Trên đây là quy định về mức tiền trợ cấp nghỉ dưỡng sức sau sinh 2022. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn đọc vui lòng đặt câu hỏi tại đây.
Xem thêm:
Mức tiền dưỡng sức sau sinh 2022 bao nhiêu? Làm sao để nhận?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp