Pháp luật hiện nay quy định chế độ tử tuất của cựu chiến binh như thế nào? Làm thế nào để được hưởng những khoản trợ cấp này? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Luật Quang Huy, chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể những vấn đề liên quan đến chế độ tử tuất của cựu chiến binh.
- Đeo nhẫn ngón út có ý nghĩa gì? Có nên đeo nhẫn ngón út không? Lựa chọn nhẫn hợp mệnh
- Chu vi hình chữ nhật lớp 4: Tổng hợp kiến thức và bài tập tính chu vi hay nhất
- Những lưu ý về thời điểm bổ sung magie
- Khái niệm, tính chất và công thức tính tỉ số lượng giác của góc nhọn
- Cổng thông tin điện tử trường THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai
1. Điều kiện hưởng chế độ tử tuất của cựu chiến binh?
Điều kiện hưởng chế độ tử tuất của cựu chiến binh được quy định như sau:
Bạn đang xem: Quy định về mức tiền mai táng phí cựu chiến binh 2023
Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, bao gồm:
- Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng tháng Tám năm 1945;
- Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế;
- Cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, du kích, đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;
- Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;
- Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lưu ý: Trường hợp cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, khi từ trần nếu không thuộc diện hưởng chế độ mai táng phí theo Pháp lệnh Người có công và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người tổ chức mai táng được hưởng tiền mai táng phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Chế độ tử tuất của cựu chiến binh gồm những gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chế độ tử tuất đối với cựu chiến binh gồm những chế độ cụ thể như sau:
2.1. Trợ cấp mai táng
2.1.1. Đối tượng hưởng trợ cấp mai táng
Theo quy định, người lo mai táng cho quân nhân thuộc một trong những trường hợp nêu trên là người được nhận trợ cấp mai táng.
2.1.2. Mức hưởng trợ cấp
Theo quy định của pháp luật, mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng. Theo đó, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chết thì người lo mai táng cho người này được nhận trợ cấp mai táng một lần theo mức hưởng như sau:
Trợ cấp mai táng = 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động chết = 14.900.000 đồng
2.1.3. Thời điểm hưởng trợ cấp
Thời gian giải quyết chế độ mai táng phí là 25 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu quá thời hạn trên bố bạn chưa được giải quyết chế độ thì bạn có thể làm đơn kiến nghị gửi cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
2.2. Trợ cấp tuất hàng tháng
2.2.1. Đối tượng hưởng tiền tuất hàng tháng
Nếu người lao động chết thuộc một trong các điều kiện trên và thân nhân của Người lao động là quân nhân thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì thân nhân của người chết sẽ nhận được trợ cấp tuất hàng tháng, cụ thể:
- Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
Xem thêm : Làm căn cước công dân cần những giấy tờ gì? [Chi tiết 2024]
Lưu ý: Thân nhân để được hưởng tiền trợ cấp hàng tháng phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở (trừ trường hợp con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai).
2.2.2. Mức trợ cấp tuất hàng tháng
Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng. Mức trợ cấp tuất hàng tháng của thân nhân người lao lao động được xác định như sau:
- Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân thì mức tiền tuất hàng tháng được xác định theo công thức sau:
Mức trợ cấp tuất/ thân nhân = 50% x Mức lương cơ sở = 745.000 đồng/tháng
- Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức tiền tuất hàng tháng được xác định theo công thức sau:
Mức trợ cấp tuất/ thân nhân = 70% x Mức lương cơ sở = 1.043.000 đồng/tháng
Lưu ý:
- Trường hợp người lao động chết thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá bốn người; trường hợp có từ hai người lao động chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng hai lần mức trợ cấp trên;
- Người vừa hưởng lương hưu vừa hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất như người đang hưởng lương hưu chết.
- Thân nhân dưới 18 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 được tiếp tục hưởng trợ cấp tuất hàng tháng cho đến khi đủ 18 tuổi, trừ trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà người lao động chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của con tính từ tháng con được sinh.
2.2.3. Thời điểm hưởng trợ cấp
Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân là tháng liền kề tháng người lao động là quân nhân từ trần. Trường hợp người mẹ mang thai hộ khi người cha mất thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của con là tháng con sinh ra.
2.3. Trợ cấp tuất một lần
2.3.1. Đối tượng hưởng tiền tuất 1 lần
Nhân thân của người lao động là quân nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hưởng trợ cấp tuất một lần:
- Thân nhân không thuộc đối tưởng hưởng tuất hàng tháng;
- Thân nhân hưởng tuất hàng tháng có yêu cầu hưởng tuất 1 lần (trừ trường hợp con dưới 6 tuổi, vợ/chồng/con bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên);
- Người lao động chết không có thân nhân (thực hiện theo luật thừa kế).
2.3.2. Mức hưởng tiền tuất 1 lần
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chết, thân nhân của người lao động đó được hưởng trợ cấp tuất một lần theo mức hưởng như sau:
- Đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà chết, mức hưởng trợ cấp tuất một lần cho thân nhân được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi qua đời:
Mức trợ cấp tuất 1 lần = 1,5 x Mbqtl x Số năm đóng bảo hiểm xã hội trước 2014 + 2 x Mbqtl x Số năm đóng bảo hiểm xã hội sau 2014
Trong đó:
- Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 – 11 tháng được tính là 01 năm. Trường hợp tính đến trước 01/01/2014, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn từ 01/01/2014.
- Đối với người đang hưởng lương hưu mà chết, mức trợ cấp tuất một lần cho thân nhân được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu:
- Nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng;
- Nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng ba tháng lương hưu đang hưởng nếu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Cụ thể công thức để xác định tiền tuất 1 lần như sau:
Xem thêm : Học phí Viện Đại học Mở Hà Nội năm 2023 – 2024
Mức trợ cấp tuất 1 lần = 48 x Lương hưu – 2 x Mbqtl x Số năm đóng bảo hiểm xã hội sau 2014
Trong đó:
- Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Mức trợ cấp tuất 1 lần thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
Lưu ý:
- Người lao động chết mà không có thân nhân (con đẻ, con nuôi, vợ/chồng, cha/mẹ đẻ, cha/mẹ nuôi, cha vợ/chồng, mẹ vợ/chồng hoặc thành viên khác trong gia đình mà người lao động đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình) thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật thừa kế.
- Thân nhân là thành viên khác trong gia đình quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 mà chưa đủ 18 tuổi được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng cho đến khi đủ 18 tuổi, không cần điều kiện bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Trường hợp người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang hưởng.
2.3.3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng
Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện từ tháng liền kề sau tháng người lao động chết. Trường hợp khi bố chết mà mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của con tính từ tháng con được sinh ra.
3. Hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ tử tuất của cựu chiến binh?
3.1. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất
Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất cựu chiến binh bao gồm những giấy tờ sau:
- Bản khai của đại diện thân nhân (kèm biên bản ủy quyền) hoặc người tổ chức mai táng;
- Giấy chứng tử;
- Hồ sơ của người có công với cách mạng;
- Quyết định trợ cấp và giải quyết mai táng phí.
3.2. Thủ tục hưởng chế độ tử tuất
Bước 1: Thân nhân hoặc người tổ chức mai táng cho cựu chiến binh có trách nhiệm lập bản khai tình hình thân nhân gửi Ủy ban nhân dân cấp xã kèm bản sao giấy chứng tử.
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được bản khai và các giấy tờ kèm theo, có trách nhiệm chứng nhận tình hình thân nhân (bao gồm cả trường hợp thân nhân hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng) và gửi các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
Bước 3: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm lập danh sách những trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước 4: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng tuất và ra quyết định trợ cấp.
Trường hợp thương binh chết do vết thương tái phát được xác nhận liệt sĩ thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp tiền tuất, chi trả khoản tiền chênh lệch đối với thân nhân đủ điều kiện.
4. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;
- Quyết định 636/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về hồ sơ, quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
- Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp