CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ
Các chức năng của tiền tệ bao gồm làm thước đo giá trị, làm phương tiện lưu thông, phương tiện cất giữ, phương tiện thanh toán và là tiền tệ thế giới. Với mỗi chức năng, tiền tệ đều giữ vai trò quan trọng đối với sự vận hành của nền kinh tế.
1. Là thước đo giá trị
Chức năng đầu tiên thường thấy nhất của tiền tệ là được dùng để biểu thị và làm thước đo giá trị của hàng hóa. Hàng hóa sẽ được đo lường giá trị bằng tiền tệ giống như cách chúng được cân đo bằng các đơn bị đo lường khối lượng. Giá trị hàng hóa được đo lường bằng tiền tệ được gọi là giá cả. Giá cả của hàng hóa chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị tiền tệ và quan hệ cung – cầu hàng.
Bạn đang xem: Chức năng của tiền tệ – Tuyết
VD: Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được so sánh bằng giá trị của tiền tệ. Một đôi giày bảo hộ có giá trị bằng 5 xu ( tiền xu ngày xưa được làm từ nhôm ). Một cuốn sách có giá trị bằng 1 đồng ( tiền đồng được đúc từ đồng ). Mà 1 đồng cũng có giá trị bằng 10 xu. Vì thế có thể nói giá trị hàng hóa tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến “chức năng” tiêu chuẩn giá cả của nó.
2. Phương tiện lưu thông
Xem thêm : Các dấu hiệu chó muốn vệ sinh [A – Z] – Chợ Phụ Kiện Pet
Trong quá trình trao đổi hàng hóa, tiền tệ đóng vai trò như phương tiện giúp lưu thông hàng hóa. Chức năng lưu thông của tiền tệ được diễn ra theo cấu trúc hàng – tiền – hàng. Tức là hàng hóa sẽ được chuyển hóa thành tiền tệ, và tiền tệ lại được lưu thông thành hàng hóa. Ở mỗi thời kỳ nhất định, lượng tiền cần thiết để đảm bảo lưu thông hàng hóa sẽ thay đổi theo quy luật lưu thông tiền tệ của thị trường. Theo Các Mác, trong cùng thời gian và không gian, lượng tiền cần thiết cho lưu thông được tính bằng thương của tổng giá cả hàng hóa chia số vòng lưu thông của tiền tệ. Tổng giá cả hàng hóa được tính theo công thức giá trung bình của hàng hóa nhân với tổng số lượng hàng hóa được lưu thông. Mức độ tiền tệ hóa trên thị trường càng cao thì chức năng và quy luật lưu thông tiền tệ càng được thể hiện rõ.
VD: Ngày xưa Việt Nam lưu hành những đồng tiền làm bằng nhôm. Để thuận tiện người ta đã đục lỗ ở giữa đồng tiền để tiện lưu trữ và đếm. Những đồng tiền bị đục đó vẫn có giá trị lưu thông trong xã hội ngày đó.
3. Phương tiện cất giữ
Khi được rút khỏi thị trường và được lưu trữ, lúc này tiền tệ đang thực hiện chức năng làm phương tiện cất giữ. Bản chất của tiền tệ là phương tiện đại biểu cho của cải của xã hội với hình thái giá trị. Vì vậy, cất giữ tiền tệ cũng đồng nghĩa với việc cất giữ của cải. Việc cất giữ giúp tiền tệ duy trì sự thích nghi linh hoạt với nhu cầu tiền tệ của thị trường. VD: Người giàu ngày xưa hay có thói quen cất trữ vàng, bạc trong hũ, trong gương. Còn ngày nay thì người ta sẽ cất trữ tiền trong ngân hàng.
4. Phương tiện thanh toán
Xem thêm : Nói xấu người khác vi phạm quyền gì? Hành vi này bị xử phạt thế nào?
Phương tiện thanh toán là chức năng dễ thấy nhất của tiền tệ với các biểu hiện được diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Khi thực hiện chức năng thanh toán, tiền tệ không còn là môi giới của lưu thông mà trở thành một bộ phận bổ sung. Quá trình lưu thông của tiền tệ được diễn ra
*Mối quan hệ giữa các chức năng của tiền tệ
Như vậy, 5 chức năng của tiền tệ là các hình thức biểu hiện và nói lên bản chất của tiền tệ. Các chức năng đó là một khối thống nhất, không đứng riêng lẻ mà liên hệ với nhau một cách chặt chẽ. Trước hết đó thước đo giá trị và phương tiện lưu thông. Đó là 2 chức năng cơ bản bổ sung cho nhau và không thể chia cắt bởi vì khi hàng hóa biểu hiện giá trị của mình thành giá cả thì giá trị của hàng hóa đã được bán, có nghĩa là một mặt lao động của người sản xuất hàng hóa đã được xã hội thừa nhận, qua đó tiền tệ đã hoàn thành chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông. Mặc khác khi hàng hóa biên thành tiền, nghĩa là nó đã trở thành một hình thái ngang giá được xã hội thừa nhân, vậy thì đương nhiên nó là một vật có giá trị cất trữ , và với tư cách là phương tiện lưu thông và phương tiện cất trữ, thì tiền tệ hoàn toàn chấp hành được chức năng phương tiện thanh toán, tiền tệ xuất hiện với tư cách là phương tiện thanh toán thì một mặt nó không những chứng minh mối quan hệ chặt giữa các chức năng của tiền tệ và mặt khác nó còn chứng minh rằng, sự xuất hiện chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ là một kết quả tất yếu. Cuối cùng, tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng đã nêu trên , mở rộng phạm vi hoạt động trên thế giới
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp