Tiền lương tiếp viên hàng không được quy định thế nào?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video tiếp viên hàng không lương tháng bao nhiêu

Quy định về tiền lương tiếp viên hàng không

Quy định về tiền lương tiếp viên hàng không (Hình từ internet)

Tiền lương tiếp viên hàng không được quy định thế nào?

Tùy vào việc hãng hàng không là công ty nhà nước hay tư nhân mà tiền lương tiếp viên hàng không sẽ có quy định điều chỉnh khác nhau.

Tiền lương tiếp viên hàng không của VNA

Hiện nay, quy định về lương tiếp viên hàng không của VNA được quy định tại Nghị định 20/2020/NĐ-CP về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (sửa đổi tại Nghị định 87/2021/NĐ-CP).

Nghị định 20/2020/NĐ-CP quy định việc thực hiện thí điểm về quản lý lao động, xây dựng thang lương, bảng lương; tiền lương, tiền thưởng của người lao động,… tại Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP.

Chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng của công ty do công ty quyết định trên cơ sở quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Tiền lương, tiền thưởng của người lao động,… gắn với năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.

Xây dựng thang lương, bảng lương

Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, điều lệ hoạt động, công ty xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương (kể cả phụ cấp lương) để thực hiện các chế độ theo quy định của pháp luật đối với người lao động, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên, bao gồm:

– Các thang lương, bảng lương của người lao động.

– Bảng lương của Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng (sau đây gọi tắt là Ban điều hành).

– Bảng lương của Thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên chuyên trách.

Về đơn giá tiền lương khoán

Tiền lương của người lao động và Ban điều hành được khoán theo đơn giá tiền lương (sau đây gọi tắt là đơn giá khoán) như sau:

Đối với công ty mẹ – Tổng công ty Hàng không Việt Nam, đơn giá khoán theo chỉ tiêu tấn – km thực hiện có doanh thu, được xác định trên cơ sở đơn giá bình quân của giai đoạn 2018 – 2019 và có tính bù chênh lệch tiền lương của người lái máy bay là người Việt Nam mà công ty trả thấp hơn so với người lái máy bay là người nước ngoài.

Quỹ tiền lương thực hiện

– Quỹ tiền lương thực hiện được xác định trên cơ sở đơn giá khoán nhân với chỉ tiêu tính đơn giá khoán thực hiện theo Điều 7 Nghị định 20/2020/NĐ-CP, bảo đảm mức tăng tiền lương bình quân thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân và lợi nhuận thực hiện không thấp hơn lợi nhuận thực hiện bình quân của giai đoạn 2018 – 2019.

– Đối với công ty có lợi nhuận thực hiện vượt lợi nhuận bình quân của giai đoạn 2018 – 2019 thì được tính thêm vào quỹ tiền lương (hạch toán vào chi phí) theo nguyên tắc vượt 1% lợi nhuận, được tính thêm tối đa 2% quỹ tiền lương, nhưng không quá 20% phần lợi nhuận vượt và không quá 02 tháng tiền lương thực hiện.

– Trường hợp lợi nhuận thực hiện thấp hơn bình quân của giai đoạn 2018 – 2019 thì phải giảm trừ quỹ tiền lương theo một trong hai cách do công ty lựa chọn: giảm trừ tỷ lệ (%) hoặc theo mức chênh lệch giá trị lợi nhuận thực hiện thấp hơn lợi nhuận bình quân của giai đoạn 2018 – 2019. Mức giảm trừ tối đa không quá 02 tháng tiền lương và bảo đảm quỹ tiền lương thực hiện không thấp hơn quỹ tiền lương tính theo mức tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động.

– Căn cứ quỹ tiền lương thực hiện và tiền lương đã tạm ứng cho người lao động, công ty xác định quỹ tiền lương còn lại được hưởng. Trường hợp đã tạm ứng và chi vượt quá quỹ tiền lương thực hiện thì phải hoàn trả từ quỹ tiền lương của năm sau liền kề

– Căn cứ quỹ tiền lương thực hiện, công ty quyết định sử dụng toàn bộ quỹ tiền lương để trả lương trong năm hoặc trích một phần để lập quỹ dự phòng bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau, nhưng không được vượt quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

Quỹ tiền thưởng

Căn cứ lợi nhuận thực hiện sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước và các cổ đông góp vốn, trích lập các quỹ theo quy định của nhà nước về phân phối lợi nhuận, công ty được trích lập quỹ tiền thưởng, phúc lợi của người lao động và Ban điều hành tối đa không quá 3 tháng tiền lương thực hiện, nếu lợi nhuận thực hiện không thấp hơn kế hoạch; không quá 3 tháng tiền lương thực hiện nhân với tỷ lệ (%) lợi nhuận thực hiện so với lợi nhuận kế hoạch, nếu lợi nhuận thực hiện thấp hơn kế hoạch.

Căn cứ quỹ tiền thưởng, phúc lợi nêu trên, công ty quyết định phân bổ thành quỹ tiền thưởng và quỹ phúc lợi, trong đó quỹ tiền thưởng để thưởng cho người lao động và Ban điều hành; quỹ phúc lợi để đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi chung của công ty (bao gồm cả Thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiểm soát và Kiểm soát viên).

Trả lương, tiền thưởng

Tiền lương, tiền thưởng trả cho người lao động căn cứ vào công việc hoặc chức danh và kết quả thực hiện công việc.

Tiền lương, tiền thưởng trả cho Ban điều hành căn cứ chức vụ đảm nhận, gắn với lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng người; trong đó tiền lương, tiền thưởng trả cho Tổng giám đốc không vượt quá 7 lần so với tiền lương, tiền thưởng bình quân của người lao động. Đối với Tổng giám đốc được thuê làm việc theo hợp đồng lao động thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Chế độ tiền lương thu nhập và phúc lợi cho người lao động

Cuối năm 2021, Vietnam Airlines đã triển khai hệ thống thang bảng lương mới và sửa đổi chính sách phân phối thu nhập áp dụng từ 01/01/2022 nhằm khuyến khích động viên người lao động có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có năng suất lao động cao và luôn nỗ lực hoàn thành tốt, xuất sắc công việc.

Trên đây là những nội dung liên quan đến tiền lương tiếp viên hàng không của VNA.

Tiền lương tiếp viên hàng không của các hãng hàng không khác

Thực hiện theo pháp luật lao động hiện hành:

– Bộ luật Lao động 2019;

– Nghị định 145/2020/NĐ-CP;

– Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.

Theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, lương (tiền lương) được quy định là tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

**Theo thông tin tổng hợp cơ bản từ các hãng, lương tiếp viên hàng không bình quân sẽ khởi điểm từ 4,5 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương cơ bản, nếu cộng thêm các khoản phúc lợi, trợ cấp thì lương tiếp viên hàng không trung bình sẽ nằm trong khoảng 21 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, các tiếp viên sẽ có công tác phí hàng tháng tùy vào vị trí công việc, số lượng giờ bay và hãng bay.