Tin tức

Tiểu buốt là tình trạng nóng rát, đau buốt gây cảm giác khó chịu khi đi tiểu. Người bệnh khi bị tiểu buốt thường tiểu ít, nhỏ giọt trong khi tần suất đi tiểu nhiều hơn. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà khiến chị em dễ cáu gắt, khó chịu, mệt mỏi.

Tiểu buốt do bất kỳ nguyên nhân nào cũng cần được thăm khám và điều trị kịp thời nếu cần thiết bởi vì chúng sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu để lâu.

Đi tiểu buốt có phải mang thai không hay là bệnh lý là câu hỏi của nhiều người

Đi tiểu buốt có phải mang thai không hay là bệnh lý là câu hỏi của nhiều người

2. Nguyên nhân gây tiểu buốt ở phụ nữ

Tình trạng tiểu buốt có nhiều nguyên nhân khác nhau xuất phát từ viêm nhiễm, chế độ ăn uống hoặc cũng có thể là dấu hiệu mang thai.

2.1. Viêm nhiễm đường tiết niệu

Viêm nhiễm đường tiết niệu cũng là nguyên nhân thường gặp khiến phụ nữ tiểu buốt kèm theo đau vùng bụng dưới hoặc đau lưng. Tình trạng này xảy ra ở nữ nhiều hơn nam. Bởi vì đường niệu đạo của phụ nữ cấu tạo khá ngắn và kích thước bằng khoảng 1/3 so với nam. Cùng với đó, cấu tạo vị trí niệu đạo của nữ nằm gần với hậu môn sẽ tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập qua vùng kín.

Viêm đường tiết niệu là nguyên nhân khiến tiểu buốt

Viêm đường tiết niệu là nguyên nhân khiến tiểu buốt

2.2. Bệnh lý về phụ khoa

Đi tiểu buốt cũng là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa thường gặp như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu,… thường do bacterial vaginosis hoặc nấm candida gây ra. Đi kèm với tiểu buốt, viêm nhiễm vùng kín còn có triệu chứng như ngứa, đau rát khi quan hệ, có mùi bất thường,…

Vùng kín chưa được vệ sinh sạch sẽ đúng cách là yếu tố thuận lợi để tạo môi trường cho vi khuẩn, nấm phát triển và xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, khi bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh lý khác hoặc thuốc tránh thai cũng có thể làm thay đổi độ pH của vùng kín khiến vi khuẩn dễ tấn công gây viêm nhiễm.

Bệnh lý phụ khoa cũng có thể là nguyên nhân gây nên tiểu buốt

Bệnh lý phụ khoa cũng có thể là nguyên nhân gây nên tiểu buốt

2.3. Mắc các bệnh liên quan đến thận

Đối với bệnh nhân viêm thận do vi khuẩn gram âm xâm nhập sẽ gây ra tình trạng tiểu buốt kèm theo các dấu hiệu như sốt cao, tiểu ra máu. Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân bị sỏi thận cũng sẽ có dấu hiệu tiểu buốt khi hạt sỏi kích thước nhỏ được đào thải ra ngoài qua niệu quản và bàng quang làm niêm mạc bị tổn thương.

Tiểu buốt, đau lưng do bệnh lý về thận

Tiểu buốt, đau lưng do bệnh lý về thận

2.4 Chế độ ăn uống không lành mạnh

Tiểu buốt không chỉ do các bệnh lý gây ra mà đây có thể là dấu hiệu khi bạn đang ăn uống không lành mạnh. Những người có thói quen ăn các món chiên xào dầu mỡ, cay nóng hoặc thiếu rau xanh, trái cây trong khẩu phần hàng ngày thường dễ bị tiểu buốt hơn.

Ngoài ra, khi cơ thể thiếu nước sẽ không thể bài tiết hiệu quả để loại bỏ vi khuẩn khỏi bàng quang, niệu đạo. Tình trạng màu nước tiểu sậm hơn, đặc hơn và có mùi khai nồng là một trong những biểu hiện của việc cơ thể đang thiếu nước.

2.5. Thay đổi nội tiết khi mang thai

Tiểu buốt thường xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ khi nội tiết hCG trong máu tăng. Điều này khiến thận bài tiết chất lỏng nhiều hơn mức bình thường. Cùng với đó khi thai nhi phát triển sẽ gây chèn ép bàng quang làm tăng cảm giác buồn tiểu. Vì thế, khi mang thai mẹ bầu thường xuyên đi tiểu nhưng với lượng nước tiểu ít nên gây ra cảm giác rát, buốt khó chịu.

Tình trạng tiểu buốt do thay đổi nội tiết tự nhiên khi mang thai thường sẽ cải thiện dần sau 3 tháng đầu thai kỳ khi hormone trong cơ thể đã điều hòa ổn định hơn.

Thay đổi nội tiết tố cũng có thể khiến mẹ bầu bị tiểu buốt

Thay đổi nội tiết tố cũng có thể khiến mẹ bầu bị tiểu buốt

3. Làm gì để phòng tránh tình trạng tiểu buốt?

  • Tạo thói quen khám sức khỏe tổng quát 1 – 2 lần/năm.
  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày, đặc biệt những ngày trong kỳ kinh nguyệt bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh và hạn chế ma sát để tránh tổn thương.
  • Không uống các loại thuốc ngừa thai bừa bãi mà phải có tư vấn của bác sĩ.
  • Tăng cường ăn trái cây và uống đủ nước.
  • Bổ sung lợi khuẩn để giúp bảo vệ khi vi khuẩn tấn công bằng các sản phẩm như: sữa chua, sữa uống lên men, bột men vi sinh,…

4. Đi tiểu buốt có phải mang thai không hay là dấu hiệu bệnh lý?

Thông thường, tình trạng tiểu buốt kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, chậm kinh nguyệt,… thì có thể đây là dấu hiệu mang thai. Để xác định chính xác bạn nên sử dụng que thử thai hoặc xét nghiệm máu về chỉ số hCG. Trường hợp nếu không phải mang thai thì bệnh nhân nên kiểm tra thêm các xét nghiệm khác liên quan đến tiết niệu hoặc phụ khoa để xác định nguyên nhân tiểu buốt và có phương pháp điều trị phù hợp.

5. Đi tiểu buốt có nguy hiểm cho các mẹ bầu hay không?

Ngoài thắc mắc “Đi tiểu buốt có phải mang thai không?” thì mức độ nguy hiểm của tình trạng này cũng rất được quan tâm. Nếu đi tiểu buốt xuất phát từ việc thay đổi nội tiết tố và thai phụ không mắc các bệnh viêm nhiễm hoặc bệnh lý phụ khoa thì thường không ảnh hưởng đến sức khỏe thai. Tuy nhiên sẽ khiến mẹ bầu cảm giác khó chịu do đau rát khi đi vệ sinh và thường các triệu chứng này kéo dài suốt từ 1 – 3 tháng nên có thể khiến các thai phụ dễ bị căng thẳng.

Tiểu buốt do thay đổi nội tiết có thể cải thiện sau tháng thứ 3 của thai kỳ

Tiểu buốt do thay đổi nội tiết có thể cải thiện sau tháng thứ 3 của thai kỳ

Đối với các trường hợp đi tiểu buốt do viêm nhiễm hoặc bệnh lý phụ khoa thì cần đến các cơ sở y khoa để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Việc viêm nhiễm nếu không đảm bảo điều trị đúng cách sẽ khiến tình trạng nghiệm trọng hơn và gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc đi tiểu buốt có phải mang thai không. Nếu có nhu cầu chẩn đoán chính xác mang thai hay đang mắc các chứng bệnh khác, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín và Hệ thống Y tế MEDLATEC là một địa chỉ chị em không nên bỏ qua. Quý khách đừng ngần ngại liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất.