Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn khoai sọ?

Tiểu đường có nên ăn khoai sọ không là câu hỏi nhiều bệnh nhân thắc mắc. Nhiều người còn có thói quen ăn khoai sọ, khoai lang trừ bữa thay cơm với suy nghĩ giúp điều chỉnh đường huyết. Vậy đây có phải quan điểm chính xác? Người bệnh tiểu đường nên ăn khoai sọ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

1. Dinh dưỡng có trong khoai sọ

Khoai sọ hay còn gọi là khoai môn là một loại rau củ giàu dinh dưỡng. Là nhóm thực phẩm tương tự khoai tây, bánh mì, gạo. Đây là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào và dưỡng chất thiết yếu. Khoai sọ chứa nhiều chất xơ, vitamin, kali, mange, mangan, phospho, acid amin…

Hàm lượng lớn chất xơ trong khoai sọ giúp ngăn chặn các nguy cơ bệnh tim mạch và cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả. Bên cạnh đó, khoai sọ còn chứa hàm lượng cao vitamin E. Đây là hoạt chất cần thiết cho quá trình chống oxy hóa của cơ thể. Vì vậy khoai sọ có lợi trong việc phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư.

Ngoài ra, khoai sọ còn là một trong những thực phẩm chứa lượng tinh bột tương đối cao. Chỉ số đường huyết của khoai sọ là 58. Khi nấu chín, chỉ số này tăng lên. Vì vậy, người tiểu đường nên thận trọng khi ăn khoai sọ.

2. Tiểu đường có ăn khoai sọ được không?

Với những thành phần dinh dưỡng kể trên, khoai sọ là thực phẩm thân thiện với hệ tim mạch và tiêu hóa. Ngoài ra, khoai sọ cũng là món ăn giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao đề kháng và chống lão hóa nhờ các chất chống oxy hóa.

Tuy nhiên, bởi thành phần chứa khá nhiều tinh bột và đường nên khoai sọ không phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Ăn khoai sọ có thể dẫn đến tăng đường huyết ở nhóm đối tượng này. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Vậy tiểu đường có ăn khoai sọ được không? Câu trả lời là HẠN CHẾ. Người bị tiểu đường không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn khoai sọ ra khỏi thực đơn. Tuy nhiên, cần chú ý lượng khoai sọ nạp vào cơ thể, chỉ nên tiêu thụ với số lượng cực ít để kiểm soát tốt chỉ số đường huyết.

3. Lầm tưởng trong dinh dưỡng khi ăn khoai sọ trừ bữa

Từ kinh nghiệm dân gian hoặc truyền tai nhau, nhiều bệnh nhân tiểu đường có thói quen bỏ cơm và ăn khoai trừ bữa. Tuy nhiên, bạn cần hết sức lưu ý bởi đây là thói quen không tốt. Thói quen này không chỉ không hỗ trợ cải thiện bệnh mà còn có nguy cơ làm bệnh nặng hơn.

Thực tế, bệnh nhân tiểu đường vẫn cần cung cấp một lượng tinh bột vừa đủ để cơ thể có năng lượng hoạt động. Do đó, bạn nên căn chỉnh khẩu phần ăn của bản thân. Cần phối hợp khoai sọ với các thực phẩm chứa tinh bột khác sao cho không quá 130 gram tinh bột mỗi ngày.

Tóm lại, để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, người tiểu đường không nên loại bỏ hoàn toàn tinh bột khỏi bữa ăn. Không có tinh bột, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách chuyển hóa protein và chất béo để tạo năng lượng. Về lâu về dài, quá trình này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

4. Những lưu ý trong thói quen ăn uống của người tiểu đường

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng là biện pháp cần thiết giúp duy trì chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn. Vì vậy, người tiểu đường cần lưu ý tập những thói quen ăn uống dưới đây:

  • Tránh sử dụng thực phẩm chứa lượng đường cao: Bệnh nhân tiểu đường cần tuyệt đối tránh những thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, socola, sữa có đường, các loại trái cây nhiều đường (mít, xoài chín, sầu riêng, nho, chuối chín…). Những thực phẩm này ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số đường huyết của bệnh nhân.
  • Hạn chế món ăn giàu chất béo: Bạn cần hạn chế những món ăn quá nhiều dầu mỡ như nội tạng động vật, đồ ăn nhanh, các món chiên xào để tránh nguy cơ xuất hiện các biến chứng tiểu đường. Thay vào đó, nên sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây…
  • Uống nhiều nước: Nên uống nhiều nước lọc, tránh sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Bên cạnh đó, bạn cần tránh ăn mặn và kiểm tra đường huyết thường xuyên để điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.

Tóm lại, khoai sọ tuy có nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng bởi loại củ này nhiều đường và tinh bột. Ngoài ra, bạn cần tập thói quen sinh hoạt điều độ, thể dục thể thao đều đặn đồng thời kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đảm bảo đường huyết ổn định.

Nếu còn bất cứ thắc mắc liên quan đến Tiểu đường có nên ăn khoai sọ? Bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.