Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Là một loại quả có vị ngọt, mít là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, nhiều người thường thắc mắc, không rõ bệnh tiểu đường có ăn mít được không? Nên sử dụng thế nào để an toàn, không ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có câu trả lời cụ thể.
Bạn đang xem: Bệnh tiểu đường có ăn mít được không? Hướng dẫn ăn mít đúng cách
Tiểu đường ăn vú sữa được không? Lá vú sữa có tốt cho người bệnh?
1. Bệnh tiểu đường có ăn mít được không?
Mít có chỉ số đường huyết trung bình GI = 50 – 60 và chỉ số GL = 13 – 18 ở mức trung bình. Do đó, người bệnh tiểu đường có thể ăn mít. Tuy nhiên, hầu hết lượng carbs ở mít là dạng đường tự nhiên nên người bệnh chỉ nên ăn khoảng 75 gram mít (khoảng 1⁄2 chén) để hạn chế tình trạng đường huyết tăng nhanh sau ăn.
Cụ thể:
- Mít là thực phẩm có chỉ số GI từ 50-60, GL trung bình từ 13-18 thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số GI & GL trung bình. Với các chỉ số GI và GL như trên, khi ăn mít với lượng phù hợp sẽ không khiến lượng đường trong máu tăng lên đột ngột.
- Tuy nhiên, trung bình trong mỗi quả mít thường chứa khoảng 150 – 155 calo. Trong đó, có khoảng 92% lượng calo đến từ carbs ở dạng đường fructose và glucose. Đây là những loại đường tự nhiên dễ bị hấp thụ và có thể làm đường huyết tăng lên. Do đó, người bệnh tiểu đường nên cân nhắc sử dụng mít với lượng vừa phải để kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
2. Lợi ích của mít với người bệnh tiểu đường nếu dùng đúng cách
Bệnh tiểu đường có ăn mít được không thì trước tiên cùng xem hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g mít trong bảng dưới đây
Thành phần Hàm lượng Tác dụng Năng lượng 95 kcal Chất đạm 1.72 g Protein được cơ thể phân hủy thành glucose và sử dụng làm năng lượng Chất xơ 4.1 g Kiểm soát lượng đường trong máu Canxi 24 mg Giảm tình trạng bị loãng xương ở người tiểu đường Magie 29 mg Điều hòa lượng đường trong máu Phốt pho 21 mg Cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho người tiểu đường Kali 448 mg Giảm nguy cơ bị biến chứng ở người tiểu đường Kẽm 0.13 mg Cải thiện chức năng insulin ở người bệnh tiểu đường Mangan 0.043 mg Kiểm soát lượng đường trong máu Vitamin A 5 µg Giúp tăng cường thị giác, thúc đẩy tăng trưởng tế bào và mô cơ thể Vitamin C 93.4 mg Giúp giảm lượng đường trong máu, tái tạo insulin Vitamin E 0.34 mg Cải thiện kiểm soát glucose
Nguồn: USDA
Những dưỡng chất này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quá trình ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Cụ thể:
2.1. Có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Trong 100g mít có chứa lượng lớn protein (1.72 g) và 4.1g chất xơ. Hai chất này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và ổn định lượng đường trong máu để đường huyết không tăng đột biến sau khi ăn.
2.2. Phòng ngừa bệnh tim và tiểu đường type 2
Xem thêm : Hôn nhân là gì? Hôn nhân dựa trên cơ sở nào?
Ngoài protein và chất xơ thì trong mít còn chứa một lượng dồi dào chất chống oxy hóa flavonoid. Theo một số nghiên cứu, hoạt chất này có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch và tiểu đường type 2. Vì vậy, ăn mít giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2 ở người bình thường và ngăn ngừa biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường.
2.3. Giảm nguy cơ mắc biến chứng tiểu đường
Lượng kali trong mít khá lớn (trung bình 100g mít có 448mg kali) có tác dụng cân bằng huyết áp, hạn chế tình trạng huyết áp cao ở người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, ăn mít cũng giúp cải thiện cục bộ tuần hoàn máu, rất tốt cho tim mạch, tránh nguy bị cơ đột quỵ bất ngờ.
2.4. Kiểm soát cân nặng hiệu quả
Mặc dù mít có vị ngọt nhưng đây là một loại quả không có chất béo và tinh bột, ít calo hơn các loại quả khác, lại giàu chất xơ nên giúp người bệnh tiểu đường có cảm giác no lâu, hạn chế ăn vặt để kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Ngoài ra, ăn mít còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp giảm chứng sưng tây, giảm viêm phế quản, hen suyễn, viêm nhiễm, giảm viêm loét dạ dày và hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
3. Cách sử dụng mít đúng cho người bệnh tiểu đường
Sau khi có đáp án về bệnh tiểu đường có ăn mít được không thì tiếp theo là việc nên ăn mít như thế nào cho tốt với người tiểu đường! Mít là loại quả chứa một lượng đường khá lớn. Trong 1 cốc mít (151g) chứa 23g carbohydrate. Do đó, nếu sử dụng quá nhiều sẽ không tốt cho đường huyết của người bệnh tiểu đường.
Liều lượng:
Lượng phù hợp, an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường, là khoảng ½ cốc mít (75g). Tuy nhiên, không nên ăn mít với số lượng này hàng ngày, bởi có thể dẫn tới sự tích tụ đường lâu dài và làm tăng lượng đường trong máu.
Thời điểm ăn mít phù hợp
Thời gian thích hợp để người tiểu đường là sau 1-2 giờ khi đã ăn xong bữa chính. Không nên ăn mít lúc đói để tránh bị đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời, hạn chế ăn mít vào buổi tối vì trong mít chứa hàm lượng chất xơ cao sẽ gây khó tiêu, khó chịu và làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Cách dùng đúng cho người tiểu đường:
- Ăn mít non sấy khô: Bạn có thể bổ sung 30g mít non (đã sấy khô) trong một ngày, tương đương với 1 bát cơm (khoảng 250g) giúp kéo dài cảm giác no và khiến người bệnh hạn chế ăn vặt. Hơn nữa, mít non sấy khô còn có thể sử dụng để ăn thay thế các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như: cơm, phở, mì…
- Không nên ăn mít quá chín: Bởi mít quá chín sẽ có lượng đường cao hơn mít non. Vì vậy, tránh ăn mít chín sẽ giúp người bệnh vẫn được thưởng thức loại quả thơm ngon này mà không lo ảnh hưởng tới lượng đường huyết. Nếu muốn ăn mít chín thì chỉ nên ăn 1-2 miếng/lần
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Với những người tiểu đường đang điều trị thuốc thì cần thêm ý kiến của bác sĩ trước khi ăn mít. Bởi loại quả này có thể làm ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc trong điều trị bệnh tiểu đường.
- Có thể chế biến mít xanh thành nhiều món: Để đa dạng hơn cho thực đơn hàng ngày với mít thì người bệnh tiểu đường có thể chế biến mít xanh thành các món hấp dẫn như: mít xào, mít nấu cà ri… Những món này sẽ rất lý tưởng để thay cho các món cơm, bún, miến, phở… nhằm giúp người bệnh kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nên chú ý nêm nếm thanh đạm và hạn chế tối đa lượng đường, dầu mỡ sử dụng.
Xem thêm : CHUNG KẾT DIFF 2023: MÃN NHÃN MÀN ĐUA TÀI GIỮA 'THẮP SÁNG TÌNH YÊU' VÀ 'SỨC MẠNH CỦA NGHỆ THUẬT'
Lưu ý: Mít có thể ảnh tương tác ảnh hưởng đến hấp thu của 1 số thuốc điều trị tiểu đường. Vì vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng mít.
4. Ai không nên ăn mít?
Bệnh tiểu đường có ăn mít được không thì có thể khẳng định ăn được mít nhưng sau đây là những đối tượng không nên ăn mít vì có thể gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Người bị dị ứng với mít: Nếu bị dị ứng mà người bệnh tiểu đường vẫn ăn mít có thể gây nên những phản ứng viêm và khó chịu trong cơ thể. Đặc biệt nếu đã bị dị ứng với phấn hoa bạch dương thì rất có thể bạn sẽ dị ứng với mít. Vì vậy, nên thận trọng khi sử dụng loại trái cây này.
- Người có vấn đề về đông máu: Khi sử dụng mít sẽ khiến cho tình trạng đông máu trầm trọng hơn. Do đó, một số bác sĩ thường khuyên không nên ăn mít trước hoặc sau khi người bệnh thực hiện phẫu thuật.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh tiểu đường có ăn được ổi không? Ăn như thế nào cho đúng.
- [GIẢI ĐÁP] Bệnh tiểu đường ăn thanh long được không?
5. Giải đáp thắc mắc
Sau đây là lời giải đáp cho một số thắc mắc của người bệnh tiểu đường liên quan tới việc ăn mít. Cụ thể:
5.1. Tiểu đường thai kỳ ăn mít được không?
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể sử dụng mít với một lượng phù hợp khoảng ½ chén mít (75g) mỗi ngày. Việc sử dụng mít vừa phải sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát đường huyết tốt, không làm lượng đường trong máu tăng cao. Tuy nhiên, không nên ăn mít liên tục trong nhiều ngày và ăn 1 lúc hết lượng như trên, dễ khiến đường huyết tăng đột ngột. Mẹ bầu nên sử dụng khoảng 1-2 múi mỗi 1 lần ăn.
5.2. Tiểu đường ăn hạt mít được không?
Trong quả mít, ngoài múi thì hạt với vị bùi cũng rất hấp dẫn và nhiều người thích ăn. Hạt mít có chứa tinh bột, nhưng lại có lượng chất xơ cao. Do đó, người tiểu đường có thể ăn hạt mít với 1 lượng nhỏ. Cách tốt nhất để ăn hạt mít là luộc, hấp hoặc nướng sẽ giúp người bệnh tiểu đường cải thiện hệ tiêu hóa và giảm cholesterol. Còn nếu ăn sống sẽ làm cản trở sự hấp thụ của các dưỡng chất, không tốt cho sức khỏe người bệnh.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn mít được không? Qua đó, sử dụng mít với liều lượng phù hợp và cách dùng đúng để tốt cho sức khỏe mà không làm ảnh hưởng tới đường huyết.
Nếu bạn cần tư vấn thêm về bệnh lý tiểu đường, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 18006011, truy cập vào fanpage Glucare Gold hoặc website Glucare Gold để được giải đáp chi tiết, tận tình!
**Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp