Lá đinh lăng nổi tiếng là vị thuốc quý được dùng để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Vậy nên không ít người băn khoăn người tiểu đường có uống được lá đinh lăng không và nên uống như thế nào đảm bảo sức khỏe? Cùng tìm ra lời giải đáp ngay trong bài viết bên dưới bạn nhé.
Đinh lăng là loại cây gì?
Theo y học cổ truyền, đinh lăng là một loại thảo dược quý thuộc họ Nhân sâm. Cây đinh lăng là loại cây nhỏ, thân không có gai, chiều cao trung bình khoảng 8,8 đến 1,5m. Lá đinh đăng là lá kép lông chim, thường mọc so le với nhau, lá có răng cưa nhọn và đặc biệt có mùi thơm đặc trưng khi bị vò nát.
Bạn đang xem: Người bị bệnh tiểu đường có uống được lá đinh lăng không?
Ở Việt Nam chúng ta, cây đinh lăng được trồng nhiều trong vườn nhà và phổ biến trên mọi loại đất vì cây có khả năng tái sinh vô tính cao. Cây đinh lăng thường được trồng bằng phương pháp giâm cành. Đinh lăng ưa ẩm nhưng không quá úng ngập, có thể chịu bóng.
Hiện có nhiều loài đinh lăng khác nhau, nên bạn cũng cần phân biệt rõ để chọn đúng loại cây đinh lăng dùng làm thuốc. Một số loại đinh lăng thường thấy là đinh lăng lá tròn, đinh lăng lá to, đinh lăng lá nhỏ, đinh lăng lá ráng, đinh lăng trổ và đinh lăng viền bạc. Trong số những loại này, chỉ có đinh lăng lá nhỏ (tên khoa học là Polyscias fruticosa) được dùng làm thuốc.
Công dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe
Y học cổ truyền cho biết, đinh lăng lá nhỏ có tính mát, vị ngọt hơi đắng nhẹ. Thành phần dinh dưỡng của cây đinh lăng rất phong phú gồm các loại vitamin, axit amin, alcaloid, glycosid, tinh dầu,… và đặc biệt chứa nhiều loại saponin, trong đó có cả loại mang hoạt tính tương tự như nhân sâm.
Vậy nên cây đinh lăng lá nhỏ có hiệu quả cao trong việc tăng đề kháng cho cơ thể, giúp ngủ ngon, giảm đau nhức, suy nhược, mệt mỏi và chán ăn lâu ngày. Một số công dụng khác đến từ những bộ phận của cây đinh lăng có thể kể đến như:
- Rễ và thân: Thúc đẩy tuần hoàn, cải thiện sự lưu thông khí huyết trong cơ thể.
- Lá đinh lăng: Giải độc cơ thể, chống dị ứng, chống viêm, lợi sữa, trị ho ra máu và kiết lị.
Xem thêm : 6 Cách nấu canh bí đỏ với các loại thực phẩm ngon, bổ và rẻ
Với những công dụng như trên, liệu người bị tiểu đường có uống được lá đinh lăng không? Tiếp tục đọc phần tiếp theo để có lời giải đáp bạn nhé.
Tiểu đường có uống được lá đinh lăng không?
Một nghiên cứu tại Việt Nam vào năm 2018 được thực hiện bởi Nguyễn Thị Luyến cùng cộng sự, cho thấy hợp chất 3-O-[β-d-glucopyranosyl-(1→4)-β-d-glucuronopyranosyl] oleanolic acid 28-O-β-d-glucopyranosyl ester (PFS) – một saponin chính của lá đinh lăng có tác dụng giảm đường huyết sau ăn ở chuột. Kết quả nghiên cứu đã mở ra một kỳ vọng đáng mừng trong tương lai về việc ứng dụng lá đinh lăng vào kế hoạch kiểm soát bệnh tiểu đường.
Lá đinh lăng không làm tăng đường huyết, ngược lại còn có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu khỏe mạnh. Vậy thì tiểu đường có uống được lá đinh lăng không? Câu trả lời CÓ, người bệnh hoàn toàn có thể uống được loại lá này nhưng liều lượng an toàn được khuyến nghị là từ 50 – 100g lá đinh lăng làm nước uống một ngày.
Cách nấu nước lá cây đinh lăng cho người tiểu đường
Cách nấu nước lá cây đinh lăng rất đơn giản, dễ thực hiện. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
- Chuẩn bị khoảng 200g lá đinh lăng tươi, không bị khô héo.
- Rửa sạch lá, có thể ngâm với nước muối khoảng 5 – 10 phút.
- Cho tất cả lá vào ấm nước sôi.
- Đậy kín nắp rồi đem đun trong 15 phút.
- Sau đó, vớt hết lá đinh lăng ra rồi lấy nước để uống.
- Nên uống khi nước lá đinh lăng còn ấm.
Lưu ý cho người tiểu đường khi dùng lá đinh lăng
Sau khi hiểu rõ tiểu đường có uống được lá đinh lăng không, người bệnh tiểu đường cần lưu ý một số điều sau đây để phát huy hết công dụng của lá đinh lăng với sức khỏe và hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra:
- Chỉ dùng lá định lăng với liều lượng được khuyến nghị, không dùng quá nhiều. Dùng quá nhiều đinh lăng có thể gây mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và tiêu chảy.
- Nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi dùng lá đinh lăng, người bệnh cần ngưng ngay lập tức.
- Khi dùng lá đinh lăng nấu nước uống hay làm thuốc, người bệnh hãy chọn loại cây được trồng trên 3 năm, vì dùng cây non sẽ không đem lại hiệu quả như mong đợi.
- Không chỉ dùng để nấu nước, người bệnh cũng có thể dùng lá đinh lăng để chế biến nhiều món ăn vì trong loại lá này chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt như axit amin, vitamin C, B1, B2, B6,…
Một số kiêng kỵ cần biết khi dùng lá đinh lăng
Bên cạnh những lưu ý dành cho người tiểu đường khi dùng cây đinh lăng, mọi người cũng cần biết những điều kiêng kỵ sau đây khi dùng loại cây quý này:
- Người có sức khỏe bình thường không nên dùng nước lá đinh lăng uống thay nước lọc hay trà mỗi ngày.
- Không nên cho trẻ em uống nước lá đinh lăng vì cơ thể của trẻ chưa hoàn thiện về mọi mặt, việc dùng lá đinh lăng có thể gây ra những vấn đề về tim mạch.
- Tuyệt đối không dùng lá đinh lăng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Người bị tiểu đường nên trang bị cho mình máy đo tiểu đường để kiểm tra thường xuyên tại nhà, giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh và biết được tác động của lối sống, kế hoạch điều trị đối với chỉ số đường trong máu của mình. Điều này sẽ giúp người bệnh có những thay đổi phù hợp và kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường để xử lý.
Máy đo đường huyết Medismart Sapphire Plus Giá bán tham khảo: 450.000đ Mua Ngay
Máy đo đường huyết, mỡ máu, gút BeneCheck Giá bán tham khảo: 980.000đ Mua Ngay
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi tiểu đường có uống được lá đinh lăng không cùng những lưu ý quan trọng dành cho người bệnh khi dùng loại lá này. Siêu Thị Y Tế hy vọng thông tin sẽ có ích cho bạn và gia đình. Cảm ơn bạn đã quan tâm đón đọc, chúc bạn thật nhiều niềm vui và sức khỏe!
Xem thêm:
- Người bị tiểu đường ăn hạt điều được không?
- Bài thuốc dùng lá sa kê trị bệnh tiểu đường hiệu quả cao
- Tác dụng của lá sung với bệnh tiểu đường
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp