Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
- Bản chất của chính sách mới là gì?
- Cách huỷ đơn hàng trên Shopee khi chờ xác nhận, khi đang giao
- Nên uống rượu bao nhiêu độ là tốt nhất cho cơ thể?
- Ý nghĩa và tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị hiện nay
- Dừng Zalo trên điện thoại, thoát khỏi Zalo toàn bộ trên điện thoại iPhone và Android
Người bệnh tiểu đường cần thực hiện chế độ ăn uống kiểm soát lượng đường chặt chẽ. Nước mía là một loại đồ uống ngọt, điều này khiến nhiều người thắc mắc liệu bệnh tiểu đường có uống nước mía được không. Theo dõi ngay lời giải đáp của chuyên gia dinh dưỡng Nutricare trong bài viết sau đây.
Bạn đang xem: Bệnh tiểu đường có uống nước mía được không? 7+ công dụng bất ngờ cho người bệnh
1. Mắc bệnh tiểu đường có uống nước mía được không?
Những người mắc tiểu đường vẫn có thể uống nước mía. Mặc dù đường trong nước mía là đường tự nhiên nhưng vẫn có thể làm đường huyết tăng. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế, chỉ nên uống 1 – 2 cốc mỗi tuần và phải cắt giảm lượng carb trong các bữa ăn còn lại.
- Uống nước mía đúng cách đem lại nhiều công dụng như cung cấp năng lượng, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, hỗ trợ giảm cân ở người tiểu đường béo phì, chống nhiễm trùng, ngừa sâu răng, giảm táo bón,…
- Chỉ số đường huyết (GI – Glycemic index) của đồ uống này là 50 thuộc nhóm chỉ số thấp nhưng lại có chỉ số tải lượng đường huyết cao (GL – Glycemic Load). Bên cạnh đó, đường tự nhiên Saccharose vẫn có thể phân hủy thành Glucose và Fructose, làm đường huyết tăng cao.
Thế nên, uống nước mía với liều lượng hợp lý sẽ tận dụng được nhiều lợi ích cho người tiểu đường. Đối với người bệnh tiểu đường tuýp I nên tiêu thụ lượng nước mía phù hợp và trong khoảng tư vấn của bác sĩ.
Bảng thành phần dinh dưỡng của 1 ly nước mía (240ml)
Dinh dưỡng Hàm lượng Ảnh hưởng đến người tiểu đường Chỉ số GI 50 Hàm lượng thuộc nhóm GI thấp (Theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ) làm tăng chậm đường huyết có tác dụng ổn định và ngăn ngừa đường huyết tăng đột ngột sau uống. Năng lượng 26.56 kcal Cung cấp năng lượng hoạt động. Protein 0.27 g Cung cấp năng lượng hoạt động. Cacbohydrat 27.51 g Đường tự nhiên, GI thấp nên giúp ổn định và ngăn ngừa đường huyết tăng đột ngột. Chất xơ 0 – 13 g Làm chậm quá trình tiêu hóa đường, ổn định lượng đường trong máu. Canxi 11.23 g Giúp phát triển xương và răng, giảm nguy cơ loãng xương, sâu răng,… Sắt 0.37 mg Vi khoáng vi lượng tham gia quá trình tạo hồng cầu. Kali 41.96 mg Cân bằng pH trong dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa. Natri 17.01 mg Cân bằng điện giải, duy trì huyết áp.
Có thể bạn quan tâm: Tiểu đường ăn gì thay cơm? 7+ Loại thực phẩm tốt hơn cho người bệnh
2. Lợi ích của nước mía với người tiểu đường nếu uống đúng cách
Với lượng dưỡng chất như vậy, uống nước mía đem lại nhiều lợi ích cho người tiểu đường hay thực sự bệnh tiểu đường có uống nước mía được không? Cùng tìm hiểu nhé!
Chỉ số GI của mía an toàn cho bệnh tiểu đường
Chỉ số đường huyết GI của mía là 50, thuộc nhóm chỉ số thấp, an toàn cho người tiểu đường. Khi hấp thu, đường huyết sẽ tăng và giảm từ từ, ổn định, tránh tăng đường huyết đột ngột sau uống.
Phòng chống biến chứng tim mạch
Thống kê cho thấy có đến 80% người tiểu đường có biến chứng xơ vữa động mạch. Các chất oxy hóa, các gốc tự do là nguy cơ gây tổn thương nội mạc, thúc đẩy xơ vữa động mạch. Nước mía giàu chất chống oxy hóa như Phenolic và Flavonoid làm giảm các gốc tự do, ổn định huyết áp, giúp ngăn ngừa biến chứng tim mạch ở bệnh tiểu đường.
Tốt cho người tiểu đường thừa cân, béo phì
Hiện nay, có tới 50% người mắc bệnh tiểu đường bị thừa cân, béo phì. Uống nước mía giúp hỗ trợ giảm cân do không chứa chất béo, không làm tích tụ mỡ. Vì vậy, khi tiêu thụ nước mía với liều lượng hợp lý là phương pháp giảm cân tự nhiên, an toàn cho người tiểu đường béo phì, thừa cân.
Xem thêm : Xây dựng tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân – Tạp chí Cộng sản
Các lợi ích khác của nước mía:
- Giảm táo bón ở người bệnh tiểu đường.
- Phòng chống ung thư
- Giảm các ảnh hưởng đến chức năng thận.
- Tăng cường miễn dịch, hạn chế nhiễm trùng.
- Giảm nguy cơ sâu răng, khắc phục tình trạng hơi thở có mùi.
- Hỗ trợ răng, xương và móng phát triển.
- Thúc đẩy quá trình sản xuất Collagen làm tăng độ đàn hồi, duy trì làn da căng mướt.
Có thể bạn quan tâm: Tiểu đường ăn được bánh mì không? Lưu ý người bệnh nên biết
3. Cách sử dụng nước mía đúng cách cho người bệnh tiểu đường
Nước mía có chứa một lượng đường khá lớn, vì vậy cần lưu ý đến liều lượng uống sao cho phù hợp và đem lại lợi ích tốt nhất cho người tiểu đường.
Liều lượng: Người tiểu đường chỉ nên uống 100 – 200ml mỗi lần và 1 – 2 cốc mỗi tuần.
Thời gian: Nên uống vào buổi chiều, sau khi tập thể dụng hoặc khi bị hạ đường huyết và nên giảm lượng Carb từ các thực phẩm như hoa quả, sữa, ngũ cốc,… khi muốn uống nước mía.
Lưu ý:
- Giảm bớt lượng carbs từ các thực phẩm khác: Trong 1 cốc nước mía 240ml có chứa 27.51gr carbohydrate. Theo khuyến cáo cho bệnh nhân tiểu đường, mỗi bữa ăn chính (30-45gr carb) và 2 bữa phụ 15gr carb. Như vậy 1 cốc nước mía đã gần bằng 1 bữa ăn chính. Vì thế nếu muốn uống nước mía, bạn cần cắt giảm bớt lượng carb từ ngũ cốc, hoặc hoa quả, sữa,…
- Uống ngay sau khi ép: Trong khoảng 15 phút sau khi ép nước mía sẽ dễ bị oxy hóa. Vì vậy, sau khi ép xong nên dùng ngay để nước còn giữ nguyên hương vị, dưỡng chất và đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Kiểm tra đường huyết của người bệnh tránh lượng đường huyết trong máu tăng đột biến và liều lượng uống phù hợp.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống. Đặc biệt, người tiểu đường tuýp I cần chú trọng bởi họ thiếu Insulin tuyệt đối. Khi đưa vào hàm lượng đường cao nhưng cơ thể không điều hòa được sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về thần kinh, mắt, thận và tim mạch.
- Không uống khi bị tiêu chảy, tỳ vị yếu do nước mía có tính hàn và hàm lượng đường cao sẽ làm nặng thêm các triệu chứng trên.
Có thể bạn quan tâm: [GIẢI ĐÁP] Bệnh tiểu đường có ăn được bánh mì đen không?
4. Cách nấu và pha nước mía hỗ trợ điều trị tiểu đường
Ngoài nước mía ép nguyên chất, hãy cùng tìm hiểu một số cách pha nước mía ngon, bổ dưỡng hỗ trợ điều trị tiểu đường sau đây!
Nấu cùng rễ cỏ tranh
Nước mía nấu cỏ tranh đem lại nhiều lợi ích cho người tiểu đường giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu,…
Xem thêm : Học phí trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm là bao nhiêu?
Nguyên liệu:
- Rễ cỏ tranh (100g)
- Mía (1 cây)
- Lá dứa (6 nhánh)
- Đường phèn (2 thìa canh)
- Muối (1 thìa cà phê)
Cách làm:
- Bước 1: Mía rửa sạch với nước, để ráo, cắt khúc. Rễ cỏ tranh cạo sạch vỏ, rửa với nước nhiều lần rồi để ráo. Lá dứa rửa sạch với nước.
- Bước 2: Đặt nồi lên bếp, cho 1.5 lít nước cùng mía và rễ cỏ tranh vào. Nấu lửa vừa khoảng 25 phút. Sau đó cho thêm lá dứa và nấu tiếp khoảng 5 phút. Tiếp đó chắt lấy nước rồi thêm đường và muối vào. Đun sôi lần nữa sau đó đem lọc nước qua rây, để nguội rót ra cốc và thưởng thức.
Nấu cùng râu bắp
Râu ngô có tác dụng hạ huyết áp, lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc, phòng chống sỏi thận,… Râu ngô khi nấu cùng mía tạo thành nước uống tốt cho cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa nhiều biến chứng của bệnh tiểu đường.
Xem thêm : Học phí trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm là bao nhiêu?
Nguyên liệu:
- Mía (1 cây)
- Râu ngô (100g)
- Lá dứa (10 nhánh)
- Đường phèn (1.5 kg)
- Muối
Cách làm:
- Bước 1: Mía rửa sạch với nước, để ráo, rồi cắt khúc và đập dập. Râu ngô đem ngâm nước muối khoảng 5 phút rồi rửa sạch lại. Lá dứa rửa sạch với nước.
- Bước 2: Đặt nồi lên bếp, cho râu ngô, mía vào, thêm nước sao cho vừa ngập qua nguyên liệu. Nấu lửa nhỏ khoảng 30 phút. Sau đó thêm đường và lá dứa vào. Đun sôi lại khoảng 5 phút, cuối cùng lọc lấy nước cho vào cốc và thưởng thức.
Pha thêm chanh và muối vào nước mía
Nước mía chanh muối là đồ uống giải khát, có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ thừa phù hợp cho người tiểu đường thừa cân, béo phì.
Xem thêm : Học phí trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm là bao nhiêu?
Nguyên liệu:
- Nước mía (300ml)
- Muối (1 thìa cà phê)
- Nước cốt chanh (3 thìa)
Cách làm:
- Bước 1: Pha muối với 500ml nước ấm, uống trước.
- Bước 2: Sau 10 phút, pha nước cốt chanh với nước mía và thưởng thức.
5. Bệnh tiểu đường nên và không nên uống gì?
Hãy cùng tham khảo một số đồ uống nên dùng và không nên dùng cho người tiểu đường.
Những đồ uống tốt:
- Nước lọc: bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.
- Nước Seltzer: giúp giữ ổn định lượng đường trong máu.
- Trà không đường: giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp II.
- Trà thảo mộc như trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà,… giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, nhiễm trùng,…
- Cà phê không đường, nước rau củ: giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa đường huyết tăng sau bữa ăn.
- Sữa ít béo giảm nguy cơ béo phì cũng như xơ vữa động mạch.
- Lựa chọn thay thế sữa như yến mạch, đậu nành, nước cốt dừa,… giúp tăng cường phát triển xương khớp.
- Sinh tố xanh như nước ép cần tây, nước ép rau Bina, rau cải xoăn,… giúp bổ sung chất xơ cùng nhiều dinh dưỡng khác tốt hệ tiêu hóa của người bệnh.
- Nước chanh không đường giúp giải khát, thanh nhiệt, dễ thực hiện ngay tại nhà.
- Kombucha chứa nhiều men vi sinh có khả năng cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu cho người mắc bệnh tiểu đường tuýp II.
- Những đồ uống bổ sung ngăn ngừa và cải thiện tình hình tiểu đường như Glucare Gold của Nutricare,…
Đồ uống nên tránh:
- Soda có nguy cơ làm tăng đường huyết, tăng cân, béo phì, sâu răng.
- Nước tăng lực có đường có thể làm tăng lượng đường trong máu, tăng huyết áp, gây lo lắng, mất ngủ,…
- Các loại nước ép trái cây có đường có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có được những thông tin bổ ích cho câu hỏi “Bệnh tiểu đường có uống nước mía được không?”. Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có được những tư vấn về lượng nước mía phù hợp và mang lại lợi ích tốt nhất cho người tiểu đường.
Nếu bạn còn những câu hỏi về vấn đề dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường hãy liên hệ tới số hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Glucare Gold để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.
**Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp