Tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì? 15+ loại quả nên và không nên ăn

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Trái cây cung cấp lượng lớn Vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với nhu cầu dinh dưỡng cao của phụ nữ mang thai. Nhưng mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì để tránh làm tăng đường huyết? Cùng tìm hiểu 15 loại quả mà mẹ bầu tiểu đường nên và không nên ăn ngay trong bài viết dưới đây.

1. Các chỉ số đánh giá và lựa chọn loại quả tốt cho người tiểu đường thai kỳ

Ăn trái cây giúp bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe của mẹ bầu tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi lựa chọn loại quả để bổ sung vào thực đơn. Bởi người tiểu đường thai kỳ cần kiểm soát lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể nghiêm ngặt để tránh làm tăng đường huyết quá mức. Vì vậy, những loại quả được chọn nên đáp ứng các tiêu chí:

  • Chỉ số đường huyết GI thuộc nhóm thấp: Chỉ số này phản ánh tốc độ tăng nồng độ đường trong máu. Vì vậy, bạn nên chọn loại quả có GI < 55 cho người tiểu đường thai kỳ để giúp duy trì ổn định đường huyết sau ăn.
  • Hàm lượng Carbs không quá 15 – 30g cho bữa ăn nhẹ. Trong trái cây, thành phần Carbohydrate thường bao gồm: tinh bột, đường, chất xơ. Bạn nên ưu tiên loại quả có tỷ lệ thành phần chất xơ cao hơn.
  • Hàm lượng chất xơ cao (ít nhất 3g): Lượng chất xơ sau khi ăn sẽ ít bị tiêu hóa, điều này có tác dụng làm chậm hấp thu Glucose, giảm Cholesterol dư thừa, tạo cảm giác no lâu hỗ trợ duy trì cân nặng cho mẹ bầu tiểu đường.
  • Nhóm Vitamin và khoáng chất: Hoa quả giàu Vitamin A, C, E,… cùng Kali, Magie, Mangan. Những thành phần này giúp tăng sức đề kháng cho mẹ và hỗ trợ sự phát triển bình thường của thai nhi.
Trái cây cung cấp nhiều dinh dưỡng cho người tiểu đường
Trái cây cung cấp nhiều dinh dưỡng cho người tiểu đường thai kỳ nhưng cần biết cách lựa chọn loại quả phù hợp

Có thể bạn quan tâm:

16 +loại trái cây tốt cho bệnh tiểu đường & 6 loại trái cây kiêng ăn cần tránh

2. Người tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì?

Vậy tiểu đường thai kỳ ăn quả gì, thì từ những tiêu chí trên, một số loại quả phù hợp mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn người tiểu đường thai kỳ được liệt kê trong phần dưới đây:

2.1. Kiwi – cải thiện nồng độ đường huyết

Kiwi có chỉ số đường huyết là 50 (thuộc nhóm GI thấp) nên người tiểu đường thai kỳ có thể bổ sung trong thực đơn của mình. Bên cạnh đó trong 100g kiwi còn mang đến nhiều dưỡng chất tốt như:

  • Lượng đường (8.99g) và Calo thấp (61Kcal): Giúp kiểm soát cân nặng và đường huyết, hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu đường thai kỳ hiệu quả.
  • Chất xơ (3g): Giúp hỗ trợ cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, giảm táo bón, hỗ trợ duy trì ổn định đường huyết.
  • Vitamin C (92.7mg): Hỗ trợ tăng đề kháng cho mẹ bầu tiểu đường. Ngoài ra Vitamin C còn hỗ trợ tăng hấp thu Sắt, ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ.
  • Folate (25mcg): Đây là thành phần cần thiết giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, duy trì sự phát triển bình thường của thai nhi.

Liều lượng: Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có thể bổ sung khoảng 2 quả kiwi một ngày. Nên ăn vào các bữa ăn phụ trong ngày.

Kiwi
Kiwi mang đến nhiều lợi ích cho người tiểu đường thai kỳ

2.2. Bưởi – ổn định huyết áp

Bưởi là trái cây phổ biến và rất tốt cho người tiểu đường thai kỳ. Chỉ số đường huyết của quả bưởi thấp GI = 25. Điều này thể hiện nồng độ đường huyết sau khi ăn bưởi được giữ ổn định, không tăng vọt quá cao. Một số lợi ích khác khi người tiểu đường thai kỳ ăn quả bưởi (100g):

  • Carbohydrate thấp (9.62g): Đây là mức Carbs thấp, an toàn đối với người tiểu đường thai kỳ.
  • Chất xơ (1g): Khi ăn cả múi bưởi sẽ cung cấp nhiều chất xơ hơn nước ép. Lượng chất xơ này sẽ hỗ trợ giảm táo bón, tăng cường tiêu hóa ở bà bầu.
  • Vitamin C (61mg), Beta-caroten: Đây còn là hoạt chất chống oxy hóa tốt, giúp bảo vệ tế bào, tăng cường đề kháng cho mẹ bầu tiểu đường.
  • Kali (216mg): Hỗ trợ chức năng dây thần kinh, cơ khỏe mạnh và duy trì huyết áp bình ổn định ở mẹ bầu tiểu đường.

Liều lượng: Theo khuyến nghị, người tiểu đường thai kỳ có thể ăn 2 – 3 múi bưởi trong 1 bữa ăn nhẹ.

Bưởi
Bưởi là trái cây tốt cho cả bé và mẹ bầu đang mắc tiểu đường

2.3. Táo – cải thiện độ nhạy Insulin cho mẹ tiểu đường thai kỳ

Táo có chỉ số GI thuộc nhóm thấp, đây là chỉ số đánh giá mức độ tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Với GI = 35, táo được xếp vào nhóm an toàn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ. Không chỉ vậy phần lớn lượng đường trong trái táo là Fructose. Loại đường này khi hấp thu sẽ làm đường huyết tăng chậm hơn so với Glucose hay Sucrose.

Ngoài ra, trái táo còn cung cấp nhiều lợi ích cho người tiểu đường thai kỳ:

  • Chất oxy hóa như Phlorizin, Quercetin, Acid chlorogenic,… Đây là những chất có trong táo và được nghiên cứu cho thấy có khả năng giảm nguy cơ mắc đái tháo đường, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính.
  • Polyphenol: Hỗ trợ kích thích tuyến tụy sản xuất Insulin, giúp giảm lượng đường trong máu.
  • Pectin: Một lợi khuẩn giúp hỗ trợ đường tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Trung bình trong 1 trái táo có chứa chất xơ (4g), Vitamin C (8.73mg), Vitamin A, Kali,…: Giúp mẹ bầu tiểu đường tăng cường sức khỏe đề kháng, giảm táo bón, hỗ trợ giảm lượng Cholesterol xấu trong cơ thể.

Liều lượng: Khuyến cáo người tiểu đường có thể ăn ½ trái táo cho mỗi bữa ăn phụ.

Táo
Táo là trái cây phù hợp để bổ sung cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ

2.4. Đào – ổn định đường huyết, hỗ trợ tiêu hóa cho mẹ bầu tiểu đường

Nói đến tiểu đường thai kỳ ăn hoa quả gì không thể bỏ qua một loại trái cây giúp mẹ bầu tiểu đường giải khát, giảm thèm ngọt hiệu quả đó là quả đào. Chỉ số đường huyết của trái đào là 35, thuộc nhóm chỉ số GI thấp thân thiện với người bệnh. Hàm lượng thành phần dinh dưỡng trong quả đào rất phong phú:

  • Chất xơ (1.5g), Carbohydrate thấp (9.54g): Giúp duy trì ổn định đường huyết sau ăn, hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón ở người tiểu đường thai kỳ.
  • Vitamin C (10mg): Thành phần hỗ trợ hình thành mạch máu, sụn, thúc đẩy quá trình chữa bệnh của cơ thể.
  • Kali (285mg): Đây là một chất giúp cân bằng nồng độ nước và điện giải trong cơ thể. Điều này hỗ trợ hoạt động của hệ tim mạch, tiêu hóa ổn định.
  • Folate (4mcg): Hỗ trợ giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Liều lượng: 1 trái đào nhỏ cho một bữa ăn nhẹ là phù hợp với người tiểu đường thai kỳ.

Đào
Đào mang đến nhiều lợi ích cho người tiểu đường thai kỳ

2.5. Quả bơ – giảm nguy cơ mắc biến chứng ở mẹ bầu tiểu đường

Quả bơ có chỉ số đường huyết là 15 nên đây là loại trái cây thích hợp cho phụ nữ có thai mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra quả bơ còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt như:

  • Chất xơ (6.7g), Carbohydrate thấp (8.53g): Nhờ đó trái bơ ít làm tăng lượng đường trong máu của người tiểu đường thai kỳ.
  • Giàu chất béo (81.1g): Trong đó phần lớn là chất béo không bão hòa, lượng chất này có tác dụng làm giảm lượng Cholesterol xấu, giảm nguy cơ mắc biến chứng tim mạch, đột quỵ ở mẹ bầu tiểu đường. Ngoài ra có nghiên cứu đã chỉ ra lượng chất béo này hỗ trợ tăng độ nhạy Insulin giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
  • Choline (18.8mg): Thành phần quan trọng trong quá trình phát triển trí não của thai nhi.
  • Canxi (24mg), Magie (2mg), Phospho (24mg), Vitamin E (2.32mg), Vitamin K (7mcg),… Đây là những chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch, duy trì sức khỏe tốt và giảm các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường.

Liều lượng: Mẹ bầu tiểu đường có thể ăn khoảng ⅕ trái bơ một ngày.

Lưu ý: Bơ cung cấp lượng Calo cao (717Kcal), do đó mẹ bầu tiểu đường không nên ăn quá nhiều để tránh tăng cân không lành mạnh khi mang thai.

Trái bơ
Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có thể ăn một lượng trái bơ phù hợp

Có thể bạn quan tâm:

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có cần nhịn ăn không? Những lưu ý quan trọng

2.6. Dâu tây – món ăn phụ ngon miệng cho mẹ bầu tiểu đường

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có thể ăn được dâu tây vì chỉ số đường huyết của dâu tây thuộc nhóm thấp (GI = 32), hàm lượng Carbohydrate thấp (7.68g). Do đó ăn dâu tây ít làm đường huyết tăng quá cao, an toàn cho người tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, trong 100g dâu tây còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như:

  • Lượng Calo thấp (32Kcal), chất xơ cao (2g): Giúp mẹ tiểu đường duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.
  • Magie (13mg): Theo nghiên cứu, Magie trong dâu tây có khả năng cải thiện tình trạng kháng Insulin, hỗ trợ kiểm soát tiểu đường.
  • Vitamin C (58.8mg): Là chất chống oxy hóa có liên quan đến việc giảm nguy cơ tăng đường máu đột biến, giảm một số biến chứng bệnh tiểu đường thai kỳ.

Liều lượng: Tiểu đường thai kỳ có thể ăn ½ cốc dâu tây mà không lo về nguy cơ tăng đường huyết.

Dâu tây
Dâu tây là trái cây thơm ngon hấp dẫn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ

2.7. Cam – an toàn cho mẹ bầu tiểu đường

Cam được cho là một trong những loại trái cây tốt và an toàn mà người tiểu đường thai kỳ nên ăn. Chỉ số đường huyết của trái cam là 35 và hàm lượng Carbohydrate trong 100g quả là 11.8g. Vậy nên khi mẹ bầu tiểu đường ăn cam đường huyết sẽ không tăng quá cao và duy trì ở mức ổn định.

Ngoài ra một số lợi ích mà người tiểu đường thai kỳ nhận được khi ăn cam:

  • Chất xơ (2.4g): Đây là thành phần giúp làm chậm sự gia tăng đường huyết sau ăn, giúp hỗ trợ điều hòa nồng độ Glucose trong máu người bệnh hiệu quả.
  • Vitamin C (53.2mg): Giúp hỗ trợ bảo vệ tế bào khỏi stress oxy hóa ở người tiểu đường thai kỳ.
  • Folate (30mcg): Một số nghiên cứu cho thấy hoạt chất này có tác dụng cải thiện tình trạng kháng Insulin, kiểm soát đường huyết và giảm triệu chứng của biến chứng về mắt của bệnh tiểu đường.
  • Chất chống oxy hóa Flavonoid, Anthocyanin: Đối với người tiểu đường thai kỳ, hoạt chất này giúp hỗ trợ chống viêm, giảm kháng Insulin, giảm nguy cơ biến chứng về bệnh tim.

Liều lượng: 1 quả cam một ngày là liều lượng phù hợp cho người tiểu đường thai kỳ.

Cam cung cấp hàm lượng Vitamin C cao
Cam cung cấp hàm lượng Vitamin C cao cho người tiểu đường thai kỳ

2.8. Lê – ít đường, giàu chất xơ

Lê là loại trái cây thanh mát, giàu chất dinh dưỡng phù hợp cho mẹ bầu tiểu đường. Quả lê có chỉ số đường huyết là 30, giúp đường huyết không tăng quá cao sau khi ăn. Một số lợi ích của quả lê cho người tiểu đường thai kỳ:

  • Carbohydrate (15.2g): Mang đến vị ngọt nhẹ giúp mẹ bầu giảm thèm ngọt mà đường huyết không tăng quá cao.
  • Chất chống oxy hóa Lutein, Zeaxanthin,.. là các hoạt chất có tác dụng cải thiện thị lực, giảm các nguy cơ biến chứng về mắt ở người tiểu đường.
  • Anthocyanin: Hỗ trợ ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường.
  • Kali (116mg): Giúp cải thiện hoạt động của cơ tim, tốt cho sức khỏe tim mạch.
  • Chất xơ (3.1g): Là thành phần hỗ trợ duy trì đường huyết ổn định, thúc đẩy nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón.

Liều lượng: Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ có thể ăn khoảng 1 quả lê nhỏ một ngày.

Trái lê
Trái lê giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa người tiểu đường thai kỳ

Có thể bạn quan tâm:

Tiểu đường thai kỳ nên uống nước gì? 10+ đồ uống tốt cho bà bầu tiểu đường

2.9. Nho – trái cây dành cho tiểu đường thai kỳ

Tuy nho có vị ngọt, hàm lượng Carbohydrate 17.2g/ 100g nhưng chỉ số đường huyết của nho thuộc nhóm thấp (GI = 45). Vì vậy khi mẹ bầu tiểu đường thai kỳ ăn lượng nho phù hợp thì nồng độ đường vẫn được kiểm soát ổn định. Ngoài ra trái nho còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời như:

  • Chất oxy hóa như Flavonoid, Stilbene, Phenolic,.. được nghiên cứu có tác dụng bảo vệ các hệ cơ quan trong cơ thể người tiểu đường thai kỳ khỏi các gốc tự do và độc tố.
  • Hoạt chất Resveratrol có khả năng giúp hạ huyết áp ở người tiểu đường thai kỳ cao huyết áp.
  • Vitamin C (4mg), Vitamin E (0.19mg), Carotenoid (60mcg),… có khả năng giúp giảm Cholesterol xấu, giảm tình trạng viêm nhiễm liên quan đến bệnh tim.
  • Sắt (0.29mg): Thúc đẩy sản sinh tế bào máu, tăng vận chuyển oxy đi đến các tế bào, giảm nguy cơ thiếu máu ở mẹ bầu tiểu đường.

Liều lượng: Người tiểu đường thai kỳ có thể ăn không quá 10 trái nho/ ngày.

Quả nho
Một lượng vừa đủ trái nho giúp mẹ bầu tiểu đường thai kỳ giảm thèm ngọt hiệu quả

Có thể bạn quan tâm:

Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân, an toàn cho mẹ?

2.10. Việt quất – tốt cho mẹ bầu mắc tiểu đường

Việt quất là một loại quả mọng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà không làm tăng đường máu của người tiểu đường thai kỳ quá cao. Bởi chỉ số đường huyết của trái việt quất thuộc nhóm thấp (GI = 25). Bên cạnh đó, mẹ bầu tiểu đường còn nhận được một số lợi ích khác như:

  • Chất xơ (2.4g): Hỗ trợ người tiểu đường thai kỳ kiểm soát và điều hòa nồng độ đường huyết ổn định.
  • Anthocyanin, Polyphenol,… chất chống oxy hóa có khả năng làm cải thiện độ nhạy Insulin, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Vitamin C (9.7mg): Thúc đẩy, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi stress oxy hóa.

Liều lượng: Khẩu phần ¾ cốc việt quất/ bữa ăn phụ là phù hợp cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ.

Việt quất
Thay đổi đa dạng thực đơn bữa ăn nhẹ cho mẹ bầu tiểu đường với trái việt quất

Xem thêm:

  • Quả na với bệnh tiểu đường: Có ăn được không? Nên ăn thế nào cho đúng?
  • Bệnh tiểu đường có nên ăn bưởi không? Lưu ý cần biết

3. Loại trái cây mà người tiểu đường thai kỳ nên hạn chế

Trái cây có chứa nhiều dưỡng chất tốt, thiết yếu cho nhu cầu dinh dưỡng cao của thai phụ. Nhưng tuy nhiên đối với mẹ bầu tiểu đường thai kỳ, một số loại trái cây có hàm lượng đường và chỉ số GI cao lại không tốt cho tình trạng bệnh. Bởi những loại quả này có nguy cơ làm tăng đường huyết của mẹ bầu tiểu đường sau khi ăn. Vì vậy, bạn nên hạn chế bổ sung một số loại trái cây sau:

Trái cây Chỉ số đường huyết GI Hàm lượng đường / 100g quả Mít 50 – 60 32g Sầu riêng 70 7.52 – 16.9g Vải 57 15g Dưa hấu 75 6g Chuối chín 60 12g

Sầu riêng
Sầu riêng có chỉ số đường huyết thuộc nhóm cao, mẹ bầu tiểu đường nên hạn chế

4. Hướng dẫn mẹ bầu tiểu đường ăn trái cây đúng cách

Để đảm bảo nồng độ đường huyết ổn định, mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên chú ý một số điểm sau:

  • Ăn trực tiếp, không nên uống nước ép: Bởi lượng chất xơ trong nước ép giảm đáng kể so với ăn trực tiếp. Điều này có thể làm tăng tốc độ hấp thu Glucose và làm tăng đường huyết nhanh chóng.
  • Nên ăn trái cây tươi, không nên ăn hoa quả sấy: Đối với hoa quả sấy khô, lượng nước mất đi khiến nồng độ đường tăng cao không tốt cho mẹ bầu tiểu đường.
  • Ăn trái cây vào bữa phụ: Nên ăn trái cây cách bữa chính khoảng 2 – 3 tiếng, điều này giúp tránh hấp thu quá nhiều Glucose cùng một lúc khiến đường huyết tăng cao. Không chỉ vậy, khi chia nhỏ thời điểm ăn cũng sẽ giúp mẹ bầu no lâu hơn hỗ trợ duy trì cân nặng lành mạnh.
  • Ăn với lượng phù hợp: Tuy chỉ số GI của nhiều loại quả nằm trong khoảng an toàn nhưng nếu ăn với lượng quá nhiều cũng có khả năng làm đường huyết tăng cao.

Trên đây là những thông tin chi tiết trả lời cho câu hỏi “Tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì?” Hy vọng mẹ bầu tiểu đường có thể bổ sung đúng và đủ lượng quả mà không làm ảnh hưởng nhiều đến đường huyết. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ để có thể xác định được khẩu phần ăn phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể ghé thăm trang web của sản phẩm sữa Glucare Gold để tham khảo một trong những sản phẩm tốt nhất cho việc bổ trợ sức khỏe trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Nutricare luôn sẵn sàng giúp đỡ, giải đáp và tư vấn các vấn đề liên quan tới chăm sóc sức khỏe cho bạn và những người thân yêu.

sữa Glucare Gold

Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.